Sáng kiến kinh Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở Trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt

Mục tiêu giáo dục của bậc THCS là “…Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có trình độ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học PTTH, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống”. Vấn đề đặt ra là trường THCS có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển trở thành con người hữu ích cho xã hội và trước tiên là phát triển về mặt nhân cách. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề của lực lượng giáo dục nói chung và của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) nói riêng trong trường THCS.

Vậy làm thế nào để giáo dục các em? Câu hỏi đặt ra cần rất nhiều câu trả lời nhưng theo cá nhân tôi muốn giáo dục các em trước hết phải hiểu các em, phải phân loại được đối tượng HS trong lớp chủ nhiệm. Và thực tế hiện nay trong một lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh nhưng ở phạm vi đề tài này tôi sẽ đi sâu vào đối tượng học sinh đặc biệt (HSĐB) – một bộ phận không nhỏ trong các trường THCS nói chung và trường THCS Thượng Thanh nói riêng. Thuật ngữ HSĐB ở đây không phải chỉ hiểu bó hẹp các em là học sinh cá biệt (HSCB), mà bao gồm các em có những năng khiếu, sở trường đặc biệt, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt và có những nét tính cách tâm lý đặc biệt hơn so với những bạn cùng lớp, cùng trường.

Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm có lòng yêu nghề, yêu trẻ nên tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp đỡ các em HSĐB có thể phát huy tốt nhất những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu nên tôi đã chọn đề tài này.

doc 58 trang duylinh 11/10/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở Trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở Trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt

Sáng kiến kinh Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở Trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I. Cơ sở lí luận 3
II. Cơ sở thực tiễn 5
III. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 7
IV. Phương pháp nghiên cứu 7
V. Phạm vi nghiên cứu 8
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8
I. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm 8
II. Những hiểu biết chung về học sinh đặc biệt 10
III. Lí luận chung về nguyên tắc và phương pháp giáo dục 14
IV. Biện pháp giáo dục học sinh đặc biệt 39
V. Kết quả kiểm nghiệm đề tài 52
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
I. Kết luận 55
II. Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
 1 một lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh nhưng ở phạm vi đề tài này tôi sẽ đi 
sâu vào đối tượng học sinh đặc biệt (HSĐB) – một bộ phận không nhỏ trong các 
trường THCS nói chung và trường THCS Thượng Thanh nói riêng. Thuật ngữ 
HSĐB ở đây không phải chỉ hiểu bó hẹp các em là học sinh cá biệt (HSCB), mà 
bao gồm các em có những năng khiếu, sở trường đặc biệt, có hoàn cảnh gia đình 
đặc biệt và có những nét tính cách tâm lý đặc biệt hơn so với những bạn cùng 
lớp, cùng trường.
 Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm có lòng yêu nghề, yêu trẻ nên tôi 
luôn trăn trở làm thế nào để giúp đỡ các em HSĐB có thể phát huy tốt nhất 
những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu nên tôi đã chọn đề tài này.
I. Cơ sở lí luận
 Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là phát huy vai trò của 
GVCN, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, bên cạnh đó là sự giáo dục 
toàn diện cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục 
và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: 
“Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo 
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân 
cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm 
công dân” ( Điều 23 – Luật giáo dục). Về mặt thực tiễn, hội nhập kinh tế bên 
cạnh mặt tích cực, nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan 
tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước 
ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm 
xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nền kinh tế thị 
trường phát triển có nhiều mặt tốt làm cho con người sống năng động hơn, thực 
tế hơn và tất nhiên cũng mang lại một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn. Chúng ta 
đã được tiếp cận với thế giới văn minh nhiều hơn, chất lượng cuộc sống về mọi 
mặt được nâng lên rõ rệt, nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường đã len lỏi 
vào ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt mặt tiêu cực của cơ chế thị 
 3 Thế mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức 
vụ GVCN lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này, chưa đúng 
với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm 
chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời. Ngoài ra có những GVCN lớp 
quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã 
được giao.
 Hoặc trong thực tế cũng có những thầy cô chủ nhiệm chưa qua tâm đúng 
mức đến đối tượng HSĐB. GVCN thường chỉ chú ý đến đối tượng học sinh 
ngoan hoặc hoặc sinh chưa ngoan. Đối với học sinh chưa ngoan nhiều GVCN 
không có những phương pháp giáo dục phù hợp nên không đạt đến hiệu quả 
giáo dục thường tỏ ra bất lực, buông xuôi, mặc kệ hoặc trao trả về cho gia đình 
giáo dục. Đối tượng và sản phẩm của giáo dục chính là con người. Vì vậy muốn 
tạo ra những con người có ích cho xã hội thì ngoài tinh thần trách nhiệm, lòng 
yêu nghề, yêu trẻ người giáo viên cần có phương pháp giáo dục đúng đắn phù 
hợp vời điều kiện tình hình hiện nay.
II. Cơ sở thực tiễn
 1. Thuận lợi:
 - Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan đoàn thể ở Thượng Thanh rất quan 
tâm và tạo điều kiện đối với việc giáo dục học sinh ở trường THCS.
 - Ban Giám hiệu nhà trường rất chú trọng đến việc phân công GVCN lớp 
và quan tâm tới việc giáo dục học sinh đặc biệt.
 - Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh luôn luôn phối hợp tốt với nhà trường 
và GVCN trong việc giáo dục học sinh.
 - Nhiều phụ huynh quan tâm và rèn cho con từ việc học cho đến nề nếp kỉ 
luật.
 - Đội ngũ GVCN ở trường Thượng Thanh đa số đều là những giáo viên trẻ, 
nhiệt tình, tâm huyết với công tác chủ nhiệm.
 5 Qua đây, tôi cũng mong muốn chính bản thân mình cũng thực sự tiến bộ và 
trở thành một người GVCN tốt đồng thời cũng mong muốn đóng góp một phần 
công sức nhỏ bé để bạn bè đồng nghiệp tham khảo góp ý cho tôi.
III. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của tôi là những HSĐB trong lớp chủ nhiệm tại trường 
THCS Thượng Thanh. Đó là đối tượng mà tôi sẽ đi sâu tìm hiểu một cách cụ thể 
chi tiết và đưa ra những giải pháp giúp đỡ, giáo dục các em có hiệu quả.
 Đối tượng trực tiếp là lớp tôi đã chủ nhiệm. Do sự phân công của nhà trường, 
năm học 2010 – 2011, tôi đã chủ nhiệm lớp 7B ( một lớp có rất nhiều đối tượng 
HS đặc biệt) cho hết năm học 2012 - 2013. Cho nên trong phạm vi của đề tài 
này tôi sẽ khảo sát dựa trên kết quả giáo dục đạo đức của lớp đã chủ nhiệm tại 
trường THCS Thượng Thanh.
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhiệm vụ đặt ra là phải hiểu được vai trò của GVCN đồng thời nâng cao 
vai trò của GVCN thông qua việc giáo dục HSĐB. Muốn làm được như vậy cần 
đi tìm hiểu đối tượng HSĐB là ai? Phân loại đối tượng HSĐB như thế nào? Tìm 
hiểu nguyên nhân và các giải pháp giáo dục HSĐB. Để các em hòa nhập vào tập 
thể lớp, được phát triển một cách toàn diện, cùng góp phần đưa tập thể lớp đi 
lên.
IV. Phương pháp nghiên cứu
 1. Phương pháp lý luận: 
 - Đọc, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh
 - Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp 
trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các bài tham luận 
trên Internet.
 2. Phương pháp quan sát:
 - Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
 3. Phương pháp điều tra:
 7 Trước học sinh, GVCN lớp là linh hồn của lớp. Bằng các biện pháp tổ 
chức, quản lý, bằng uy tín đạo đức và bằng quan hệ tình cảm, GVCN lớp dìu dắt 
các em trưởng thành theo từng năm tháng.
 Học sinh kính yêu thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp như cha mẹ của mình, thân 
ái, đoàn kết với bạn bè trong lớp như anh em ruột thịt của mình. Lớp học sẽ trở 
thành một tập thể vững mạnh.Trong rất nhiều giáo viên giảng dạy trong lớp, 
GVCN bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc và lòng kính trọng nhất của 
học sinh trong suốt cuộc đời.
 Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của 
GVCN càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
 3. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh 
trong lớp
 Vai trò tổ chức của GVCN thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của 
lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân và cho các tổ, nhóm và đồng thời 
tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp theo mục tiêu giáo dục đã được xây 
dựng.
 Các hoạt động của lớp được tổ chức theo năm mặt giáo dục toàn diện, 
GVCN phải quán xuyến tất các hoạt động của lớp một cách chặt chẽ. Chất 
lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong lớp phụ thuộc rất nhiều 
vào khả năng tổ chức giáo dục của GVCN.
 4. Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn đắc lực của chi đội Thiếu niên và chi đoàn 
Thanh niên trong công tác tổ chức và sinh hoạt tập thể
 GVCN lớp là Đoàn viên hay Đảng viên những người đã nắm vững điều lệ, 
tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể, với những 
sáng kiến kinh nghiệm công tác của mình, làm tham mưu cho các đoàn thể 
trong việc lập kế hoạch công tác, thành lập ban lãnh đạo chi đội, chi đoàn, tổ 
chức các mặt hoạt động, sinh hoạt các đoàn thể và phối hợp với công tác của lớp 
sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
 9 Đối tượng HSĐB có ở các cấp học nhưng ở lứa tuổi học sinh THCS các 
em dễ bị tác động ảnh hưởng nhất vì giai đoạn này các em phải trải qua quá 
trình dậy thì với nhều biểu hiện tâm lý khó nắm bắt.
 2. Phân loại học sinh đặc biệt:
 Để phân loại học sinh đặc biệt phải nghiên cứu môi trường xuất thân, hoàn 
cảnh sống về vật chất, tinh thần, các phương tiện thông tin văn hóa gia đình 
thường sử dụng. Đồng thời nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh như: 
khả năng nhận thức, năng khiếu, sở thích, sức khỏe ( tốc độ phát triển cơ thể, 
loại hình thần kinh, thị giác, thính giác, bệnh lí) kết quả học tập rèn luyện của 
các năm trước. 
 Qua theo dõi đã phát hiện những năm gần đây học sinh đặc biệt đang có xu 
hướng tăng theo xu thế phát triển của xã hội, theo cơ chế thị trường. Học sinh 
đặc biệt biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên ở đây tạm chia làm 
bốn nhóm.
 2.1. Nhóm thứ nhất: Học sinh có năng khiếu sở trường đặc biệt. 
 Các em ở nhóm này thường có biểu hiện vượt trội về một năng khiếu nào 
đó như hát, múa, vẽ, võKhi đúng sở trường của các em các em tham gia rất 
hăng hái, nhiệt tình, đạt hiệu quả tốt. Những em này có năng khiếu sẵn có cộng 
thêm sự đam mê nên các em rất tự tin ở mình. Tuy nhiên đôi khi do quá ham mê 
mà các em sao nhãng việc học hoặc hoàn toàn không tập trung vào việc học gây 
khó khăn cho các thầy cô giáo
 2.2. Nhóm thứ hai: Học sinh thông minh xuất chúng trong học tập. 
 Đó là những em ngay từ khi sinh ra đã sở hữu một trí tuệ đặc biệt thông 
minh, tiếp thu rất nhanh hoặc vượt trội hơn nhiều so với các bạn cùng lớp. 
Những em này thường chỉ tập trung vào việc học mà không quan tâm tới bất kì 
việc gì khác, không giao lưu bạn bè, thường sống khép kín
 2.3. Nhóm thứ ba: Học sinh có hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt. 
 Thông thường những em học sinh này hay mặc cảm, tự ti hoặc bất cần, 
ngỗ ngược vì thiếu sự quan tâm của gia đình: bố mẹ bỏ nhau, bố mẹ đều mất 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nang_cao_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_o_tr.doc