Sáng kiến kinh nghiệm Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học Vĩnh Mỹ B1
Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các môn học và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do năng lực, sự tận tình, biện pháp của riêng mỗi giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Là giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm dù còn ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu và trước đây bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác Đội TNTP đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức toàn diện cho HS nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” để chia sẻ cũng như nhận những kinh ngiệm từ quý lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học Vĩnh Mỹ B1
Đề tài: ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các môn học và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do năng lực, sự tận tình, biện pháp của riêng mỗi giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Là giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm dù còn ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu và trước đây bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác Đội TNTP đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức toàn diện cho HS nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” để chia sẻ cũng như nhận những kinh ngiệm từ quý lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. 2. Cơ sở lý luận Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh chưa ngoan và giúp đỡ học sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặt biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả. Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. - Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp với 4 nội dung cơ bản sau đây: - Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp. - Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra. - Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh - Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 2A1 nói riêng và học sinh toàn khối 2 của Trường Tiểu học Vĩnh Mỹ B1 nói chung trong năm học 2017 - 2018. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ năm học 2016- 2017. Sau đó được chỉnh sửa, bổ sung và được hoàn thiện vào cuối năm học 2017-2018. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng - Ở trường tôi, lớp 2 dạy hai buổi/ ngày. Và có 1 buổi để bồi dưỡng thêm cho các em. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải khéo léo sắp xếp thời gian và chuẩn bị trước các nội dung bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu thì mới có thể dạy đảm bảo theo yêu cầu của lớp phân hóa. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm chú ý đến việc học, việc rèn luyện của con em, khả năng, mức độ tiếp thu, tự quản của các em cũng khác nhau nên cũng tạo nên những trở ngại nhất định trong quá trình học tập của các em cũng như trong công tác chủ nhiệm. - Năm học 2017 - 2018 nhà trường phân công tôi chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2A1. Sau khi nhận lớp tôi đã phân loại từng đối tượng của học sinh trong lớp. Tổng số học sinh đầu năm là 25/16 nữ. 2. Các giải pháp Như chúng ta đã biết điều quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là phải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả. 3 - Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. Giải pháp 2: Thực hiện việc khảo sát các đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp: - Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. - Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: * Học sinh có những năng lực đặc biệt: 2 em. * Học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: 5 em * Học sinh khuyết tật: 1 em (cận thị) - Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo.Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được - Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn các em với trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. Giải pháp 3: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi về công tác quản lý, tổ chức, kiểm tra. Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi là việc rất quan trọng người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích. - Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè.... - Sau đó hằng ngày, hàng tuần, hội đồng tự quản lớp bao gồm: 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 3 tổ trưởng, 3 tổ phó sẽ tiến hành công việc của mình như sau: * Đầu giờ (15 phút đầu giờ): Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra những việc sau: soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng dậy học, có ý thức xem bài trước, đi học đúng giờ, không mang dép lê....rồi tổ trưởng chấm điểm thi đua theo qui đinh như sau: (vi phạm 1 nội dung trừ: 2 điểm) * Trong giờ học: Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài, thì cộng điểm thưởng như sau: Phát biểu xây dựng bài cộng 1đ/1lần. nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/ 1lần. 5 KIẾN THỨC NĂNG LỰC PHẨM CHẤT T.số học Nữ HOÀN HOÀN CHƯA TỐT ĐẠT CẦN TỐT ĐẠT CẦN THÀNH THÀNH HOÀN CỐ CỐ sinh TỐT THÀNH GẮNG GẮNG (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 25 16 48 52 / 100 / / 100 / / Trong các năm học qua lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 100%, học sinh lên lớp thẳng đạt 100%, không có học dưới chuẩn; tỉ lệ học sinh đạt chuẩn cao. Không có học sinh bị trách phạt trước toàn trường; học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông. - 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi học phụ đạo trái buổi. * Kết quả các phong trào: Có 2 học sinh đạt giải Ba kì thi viết chữ đẹp cấp huyện. - Là lớp luôn dẫn đầu của khối 2 về các phong trào: Quyên góp, ủng hộ, phong trào kế hoạch nhỏ. III. KẾT LUẬN: Công tác chủ nhiệm lớp quả thật nặng nề và phức tạp. Người giáo viên phải vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài phân minh. Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó. Muốn đạt được điều đó, giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em. Các em dễ tin, dễ nghe theo lời dạy bảo của thầy cô. - Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề ra những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, tôi nghĩ rằng bất cứ giáo viên nào cũng sẽ sớm trở thành những người bạn của trẻ. - Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt) Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, ban phụ huynh của trường, của lớp, vận động cha mẹ có những hành động thiết thực hỗ trợ học tập sẽ giúp cho hoạt động của lớp có hiệu quả hơn. - Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách của mình thì người giáo viên cần phải thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức. 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_de_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_truo.doc