Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm ở trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa
“Tôi tin rằng, giáo viên là bộ phận quan trọng nhất kiến tạo cuộc sống và có trách nhiệm cao cả nhất của toàn xã hội bởi vì nỗ lực của họ ảnh hưởng đến vận mệnh của cả nhân loại” (Khuyết danh). Ngoài công việc giảng dạy, thì giáo viên còn đảm nhận một nhiệm vụ trọng trách hết sức cao cả đó là việc quản lý, tổ chức và hình thành nhân cách cho HS thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của HS dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Cho nên công tác chủ nhiệm lớp thường vẫn được coi là vừa “khó”, lại vừa “khổ”. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp không đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn (GVBM), ban quản lý học sinh (BQLHS) trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em là hết sức cần thiết.
Nhất là trong tình hình hiện nay Đất nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, nền khoa học công nghệ phát triển, đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh (HS) là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài.
Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. “Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh lớp 10 chưa ý thức được mục đích của việc học cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên vấn đề tu dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả thầy cô giáo, đặc biệt là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Trong công tác chủ nhiệm lớp vẫn còn đâu đó có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho HS tự do hư đốn, hoặc một số GVCN lớp có tính tình nóng nảy, thô bạo hoặc còn tồn tại chuyện HS có những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với thầy (cô) giáo chủ nhiệm của mình. Đặc biệt, với môi trường GDTX, đối tượng HS hạn chế về năng lực, phẩm chất đạo đức, phần lớn thiếu sự quan tâm của gia đình, luôn đối diện với định kiến xã hội “HS bổ túc ấy mà” thì GVCN luôn là linh hồn, là người tạo cho HS niềm tin và hy vọng vào tương lai phía trước.
Vì thế để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho đối tượng học sinh GDTX ở lớp chủ nhiệm là hết sức cần thiết, quan trọng – quan trọng hơn cả việc truyền đạt kiến thức chuyên môn, cho nên tôi quyết định chọn đề tài “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRUNG TÂM GDNN-GDTX HOẰNG HÓA” với mục tiêu nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý, giáo dục đạo đức với lý tưởng cách mạng đúng đắn, giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm ở trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRUNG TÂM GDNN – GDTX HOẰNG HÓA Người thực hiện: Vũ Thị Tùng Chức vụ: Tổ Phó tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN – GDTX Hoằng Hóa SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ, NĂM 2021 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GVCN: Giáo viên chủ nhiệm HS: học sinh TN: Thanh niên GVBM: giáo viên bộ môn BGĐ: ban giám đốc BQLHS: ban quản lý học sinh SKKN: sáng kiến kinh nghiệm PHHS: phụ huynh học sinh GDNN – GDTX: giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên GDTX: giáo dục thường xuyên. tưởng cách mạng đúng đắn, giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra một số giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp, trong giáo dục học sinh đã được áp dụng tại Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu đối tượng là học sinh ở lớp 10. Vì điều kiện và thời gian có giới hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế ở HS lớp 10C5 của Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa. Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động. Lớp 10C5 tổng số 46 học sinh, trong đó 31 nam, 15 nữ, phần lớn là các học sinh mới tuyển từ lớp chín ở các trường THCS trong huyện (cả những em được dự thi vào 10 có cả những em không được thi vào 10), hầu hết các em đều thuộc diện yếu kém cả mặt học tập lẫn ý thức đạo đức. Ngoài ra lớp còn có những học sinh lưu ban từ những năm học trước, nên các em thuộc nhiều dạng đối tượng khác nhau, có nhiều học sinh cá biệt và đa phần các em có học lực trung bình, yếu và kém, cho nên để xây dựng được một tập thể đoàn kết, ngoan, chăm học, cũng rất khó khăn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: Các hoạt động học tập và sinh thể hoạt tập của HS. - Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh, bạn bè và hàng xóm của HS. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. - Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong nhà trường. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm luôn được quan tâm chỉ đạo đúng mực, nó được thể hiện trong luật giáo dục; trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT gửi về các trung tâm GDNN - GDTX . Cũng đã có rất nhiều đề tài (từ luận văn, luận án, tới sáng kiến kinh nghiệm, nhiều hội thảo) đã nghiên cứu vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn tại nhà trường và áp dụng những hiểu biết của cá nhân cũng như tổng kết kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi nhận thấy việc để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm tại Trung tâm GDNN - GDTX là vấn đề cần quan tâm. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. Lớp 10C5 tổng số 49 học sinh, trong đó 34 nam, 15 nữ, phần lớn là các học sinh thi trượt vào lớp 10 THPT trong huyện , hầu hết các em đều thuộc diện yếu kém cả mặt học tập lẫn ý thức đạo đức. Ngoài ra lớp còn có những học sinh lưu ban từ những năm học trước, nên các em thuộc nhiều dạng đối tượng khác nhau, có nhiều học sinh cá biệt và đa phần các em có học lực trung bình, yếu và kém, cho nên để xây dựng được một tập thể đoàn kết, 2 các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các tiết sinh hoạt chủ nhiệm cũng như các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn. 2.3.1. Lập sổ chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường. Trong đó, phải thật chú ý đến việc ghi chép hết sức chi tiết, đầy đủ các phần các mục theo yêu cầu. Song cần đặc biệt lưu ý: Theo dõi về mọi mặt HS theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em. Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh. Lập danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ chính xác). Danh sách thầy cô bộ môn (những thay đổi nếu có). Ngoài kế hoạch chủ nhiệm của từng tháng (nếu được giáo viên cho lớp trang trí thêm bảng kế hoạch tuần ngay trong lớp học để học sinh biết mà thực hiện). Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời khóa biểu cho học sinh và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến quí phụ huynh về ngày, giờ, môn học của các em để phụ huynh biết mà hỗ trợ với nhà trường quản lý giờ giấc của các em. Cập nhật thường xuyên thời khóa biểu thay đổi theo yêu cầu chung của Nhà trường cho học sinh ghi ngay trên gốc bảng riêng. Cần theo dõi HS vi phạm. Ghi rõ: Họ và tên học sinh vi phạm. (Bảng đề nghị xử lý kỹ luật HS hàng tuần của nhà trường) Căn cứ vào mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý, theo quy định của nhà trường. Giáo viên cũng cần lưu ý lỗi HS vi phạm, số lần vi phạm, biện pháp xử lý, hiệu quả sau mỗi lần xử lý. Cam kết giữa HS - Phụ huynh HS - Giáo viên chủ nhiệm. (Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh). 2.3.2. Công tác tổ chức - Nhận lớp theo sự phân công của BG Đ và cho HS tiến hành làm bản khai lý lịch trích ngang của các em. (mẫu tham khảo). 2.3.3. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm Tiết sinh hoạt lớp đầu năm học mới là rất quan trọng, làm thế nào để xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục. Cho nên, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên cần vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết sinh hoạt này như sau: 2.3.4. Lực chọn ban cán sự lớp * Cơ cấu của Ban cán sự lớp: Các em có tinh thần trách nhiệm cao về mọi mặt, nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy của trường của lớp, có năng lực tổ chức các hoạt động phong trào cho lớp. * Cơ sở lựa chọn: - Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS. - Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ. 2.3.5. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn 4 2.3.7. Sắp xếp chỗ ngồi lập sơ đồ tổ chức lớp học và chia tổ, phân công nhiệm vụ tổ trưởng tổ phó Khi sắp chỗ ngồi cho các em giáo viên cần lưu ý như phân bố học sinh nam-nữ, học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu được rãi đều ở các vị trí, sau đó GVCN điều chỉnh dần dần sao cho phù hợp với sự tiến bộ học tập của các em. Tránh không xếp những học sinh cá biệt ngồi cạnh nhau. - Lập sơ đồ lớp (phụ lục 7) + Dựa vào học lực của HS: HS yếu kém, chậm tiến ngồi trước; HS khá giỏi ngồi sau. + Xem tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp ngồi trước, cao ngồi sau; HS mắt yếu, cận thì ngồi gần bảng. + Ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau. - Chia học sinh theo tổ: Tổ 1: Gồm có 12 HS. Trong đó số nam: 9, Số hs nữ là 4. Tổ trưởng: Nguyễn Yến Nhi. Tổ phó: Cao van Thành Tổ 2: Gồm có 11 HS. Trong đó số HS nam là 9, Số HS nữ là 3. Trưởng: Nguyễn Anh Quân. Tổ phó: Lê Thị Trang Tổ 3: Gồm có 11 HS. Trong đó số HS nam là 8, Số HS nữ là 4. Tổ trưởng: Nguyễn Thị Phương. Tổ phó: Đặng Ngọc Lân Tổ 4: Gồm có 12 HS. Trong đó số HS nam là 8, Số HS nữ là 4. Tổ trưởng: Đỗ Thị Thủy. Tổ phó: Nguyễn Chung Đức - Nhiệm vụ tổ trưởng và tổ phó + Tổ trưởng động viên nhắc nhở các bạn trong tổ học tập, thực hiện tốt nội qui và qui chế của lớp như: trực nhật, đồng phục, đi học đúng giờ, không bỏ giờ, bỏ tiết.và chịu trách nhiệm của các thành viên trong tổ mình với lớp, với GVCN. + Tổ phó hỗ trợ tổ trưởng trong việc quản lý các thành viên trong tổ, tổ chức thi đua học tập giữa các thành viên trong tổ, cũng như trong lớp học. Giải quyết các vần đề liên quan với tổ mình khi không có tổ trưởng. - Các thành viên trong tổ cố gắng phấn đấu học tập tốt và hỗ trợ tổ trưởng, tố phó để tổ đạt được thành tích tốt về mọi mặt. 2.3.9. Tổ chức cho học sinh học tập nội quy của học sinh, nội quy của nhà trường 2.3.10. Phát thảo nội dung thi đua của lớp dựa trên cơ sở nội dung thi đua của nhà trường. 2.3.11. Công bố các hình thức khen thưởng của lớp, của trường (phụ lục) Căn cứ vào quy định và quyết định khen thưởng của nhà trường đầu năm. 2.3.12. Công bố các khoản thu đầu năm do trường quy định Đồng thời công bố chế độ miễn, giảm và những thủ tục miễn, giảm cho học sinh. Thời gian hết hạn giải quyết chế độ miễn, giảm và các khoản thu nộp theo quy định của nhà trường đầu năm. 6 + Thư kí ghi vào biên bản, kể cả các ý kiến đóng góp của phụ huynh. 2.3.14. Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể cũng như các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của HS. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp cho nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như số đề, cờ bạc, nghiện hút chơi game, đá gà cũng xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của HS. Nhà trường không tách khỏi xã hội, không tách xa thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố kinh tế thị trường tác động đến nhà trường. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo lực... len lỏi vào các tầng lớp nhân dân ảnh hưởng sâu đậm đối với các em. GVCN biết kết hợp và phát huy nhằm giáo dục về tình hình và nhiệm vụ của đất nước, chủ quyền biển đảo, tình hình thời sự, chính trị trong nước và thế giới (có định hướng chính trị rõ ràng), giáo dục về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do, dân chủ và trách nhiệm công dân. - Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh GVCN phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại hoặc gặp trực tiếp). Khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn điều gì ở người GVCN, thì lúc đó chúng ta sẽ hiểu được sự mong muốn của họ. Vì thế GVCN phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với ban đại diện phụ huynh của lớp đặc biệt là phụ huynh của các em có học lực yếu, kém cũng như những HS cá biệt, để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân phẩm, đạo đức con người mà trong đó có con em chúng ta. GVCN có thể đến nhà các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình một cách chính xác nhất, đừng chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiến của HS. - Phối hợp với giáo viên bộ môn GVCN còn phải phụ trách các bộ môn vì thế việc phối hợp với GVBM là hết sức quan trọng và cần thiết, do đó GVCN phải chủ động phối hợp với các GVBM, để nắm thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nề nếp, tác phong làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, khi đó giáo dục không đảm bảo được tính chất toàn diện. Đồng thời thông qua giáo viên bộ môn cũng giúp GVCN biết và hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy giúp cho các em ý thức được việc học là hết sức cần thiết. - Phối hợp cùng Đoàn TN 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_trong_co.docx