Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp

Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay, vấn đề các bạn trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, nhà trường phải đau đầu vì các vi phạm, các trò quậy phá, thậm chí là các vi phạm pháp luật của các bạn trẻ.
Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các bạn trẻ không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, đặc biệt là việc tự các em giải quyết vấn đề. Đôi khi gặp các tình huống khó khăn hay thất bại trong cuộc sống, nhất là thất bại trong tình yêu, các bạn trẻ thường nghĩ đên cái chết hoặc sự trả thù. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm mà có rất nhiều bạn trẻ thiếu kỹ năng sống đã lựa chọn dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, thương tâm. Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng. Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, thiết nghĩ rằng cần phải tạo ra một môi trường để các em rèn luyện mình, rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản để có thể hỗ trợ tốt cho bản thân trong cuộc sống. Qua đó góp phần giáo dục cho các em trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội.

Những năm gần đây toàn ngành giáo dục, xã hội đang rất quan tâm tới vấn đề dạy kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh. Các nhà trường đã tiến hành triển khai công tác này. Tuy nhiên về cách tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh làm sao để có hiệu quả thì còn nhiều ý kiến bàn luận xoay quanh vấn đề này. Trường THCS Cổ Bi là một trong những trường rất quan tâm tới công tác dạy kỹ năng sống cho học sinh và rất quan tâm tới các cách tổ chức triển khai có hiệu quả công tác này.

Trong đề tài khoa học này tôi mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến về việc Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

doc 23 trang duylinh 15/10/2024 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp
 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.
 ............................
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài
 “Vì lợi ích 10 năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người.”
 Câu nói trên của Bác Hồ đã thấm nhuần vào Đường lối của Đảng và Chủ 
trương của Nhà nước ta. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã nêu ra việc phát 
triển - giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận 
thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Đối với người 
giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề 
nếp, cách sống, cách làm người và ý thức làm chủ tương lai của đất nước. 
Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, 
muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí tốt các tình 
huống mới giành được thắng lợi. Giáo viên chủ nhiệm là người lãnh đạo, tổ 
chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử 
thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp và tính 
tự giác của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực 
hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong 
lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ 
đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học 
sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, quản lý học sinh 
trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với 
các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THCS là tổng 
phụ trách Đội, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- 
học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
 Trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo 
viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa 
đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và 
 1 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.
 ............................
triển khai công tác này. Tuy nhiên về cách tổ chức dạy kỹ năng sống cho học 
sinh làm sao để có hiệu quả thì còn nhiều ý kiến bàn luận xoay quanh vấn đề 
này. Trường THCS Cổ Bi là một trong những trường rất quan tâm tới công tác 
dạy kỹ năng sống cho học sinh và rất quan tâm tới các cách tổ chức triển khai có 
hiệu quả công tác này.
Trong đề tài khoa học này tôi mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến về việc Giáo viên 
chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.
II. Mục đích và yêu cầu của đề tài
 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi từ 12 – 15, đặc biệt 
với học sinh lớp 9 học sinh cuối cấp THCS, trong đề tài khoa học vấn đề được 
đề cập đến là chọn nhóm kĩ năng nào để giáo dục cho học sinh và lồng ghép 
như thế nào vào các giờ sinh hoạt để trang bị cho các em những hiểu biết tối 
thiểu, những kĩ năng cơ bản khi hết cấp học THCS.
III. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
 Đề tài này được áp dụng với học sinh lớp 9A năm học 2017 – 2018 của 
trường THCS tôi đang công tác. Kết quả thực hiện đề tài này sẽ được rút kinh 
nghiệm bổ sung trong những năm học sau để hoàn thiện hơn.
 3 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.
 ............................
Nhóm kĩ năng giao tiếp; nhóm kĩ năng phát triển nhận thức; nhóm kĩ năng đối 
phó với cảm xúc và làm chủ bản thân.
c. Theo tổ chức Y tế thế giới ( WHO 2003)
 Kĩ năng sống là các kĩ năng mang tính tâm lý xã hội, là các khả năng để 
thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có hiệu quả nhu cầu 
và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
 Năng lực tâm lý xã hội đề cập đến khả năng một người thể hiện những 
hành vi đúng đắn hay những hành vi phù hợp khi tương tác với những người 
khác trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau và trên cơ sở một nền văn hóa 
nhất định. Năng lực tâm lý xã hội đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì sức 
khỏe thể chất, tâm lý và giúp cá nhân sống vui vẻ với những người khác. 
 Theo quan niệm này kĩ năng sống được chia thành 3 nhóm: Nhóm các kĩ 
năng nhận thức; nhóm các kĩ năng xã hội; nhóm các kĩ năng cảm xúc.
 Các kĩ năng cần chú ý giáo dục cho học sinh THCS hiện nay là những kĩ 
năng mang tính tâm lý xã hội là các khả năng để thích ứng và hành vi tích cực 
cho phép cá thể giải quyết có hiệu quả NHU CẦU và THÁCH THỨC trong 
cuộc sống hàng ngày khác với các kĩ năng chuyên môn.
2. Vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học?
 Kĩ năng sống như những nhịp cầu giúp biến kiến thức thành những hành 
động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kĩ năng sống là 
những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường 
thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính 
họ. 
 Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn 
ngừa các vấn đề sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu 
kĩ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh trung học có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã 
hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội. Kĩ năng sống góp phần thúc 
 5 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.
 ............................
tế, xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là lứa tuổi dậy thì, khi các em bước vào giai 
đoạn khủng hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời. Từ những phân tích trên 
cho thấy, tuổi trẻ hiện nay phải tự đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội 
phức tạp trong cuộc sống. Ngoài kiến thức, mỗi học sinh đều cần trang bị cho 
mình những kĩ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự 
phát triển của xã hội. 
 Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học trong điều kiện hiện nay là 
thật sự cần thiết. 
 Để sống hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, 
không thể không giáo dục kĩ năng sống cho thích ứng với mọi biến động của 
hoàn cảnh. Việc giáo dục kĩ năng sống nhằm giáo dục sống khỏe mạnh là hết 
sức quan trọng giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép 
trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức 
trong cuộc sống.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng vấn đề
 Thực trạng xã hội những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội 
có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án nghiêm trọng mà đối 
tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. 
Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống 
rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm..., thậm chí là tự sát khi gặp 
vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả 
năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi 
bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống. Nguyên 
nhân của những hiện tượng trên chính là do giới trẻ thiếu hụt kĩ năng sống.
 Trong trường, qua nhận xét của các thầy cô giáo bộ môn, các thầy cô giáo 
chủ nhiệm và qua thực tế kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh cho thấy rằng 
 7 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.
 ............................
III. Những giải pháp khoa học đã tiến hành
1. Giải pháp 1: Xác định yêu cầu một bài giáo dục kĩ năng sống
 Một bài giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần đảm bảo những yêu cầu gì?
• Nhẹ nhàng, hấp dẫn, sinh động.
• HS được tự do, thoái mái trong các hoạt động (tránh gò ép, khuôn 
cứng)
• Tránh việc cung cấp quá nhiều kiến thức hoặc bắt học sinh nghe 
giảng nhiều (vì KNS không thể hình thành qua việc nghe giảng và đọc tài liệu)
• Phải tăng cường tổ chức các hoạt có tính chất tương tác (thảo luận 
nhóm, đóng vai, trò chơi) (vì chỉ có thông qua các hoạt động tương tác HS 
mới có dịp thể hiện các ý tưởng cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề của 
mình).
• Phải cho HS được trải nghiệm qua các tình huống thực tế (trừ một 
số trường hợp)=> vì chỉ khi các em tự làm việc đó mới hình thành được kĩ 
năng. 
• Khai thác được càng nhiều kinh nghiệm sống của HS càng tốt.
 9 Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.
 ............................
b. Lựa chọn kĩ năng giáo dục: Trên cơ sở phân loại trên tôi mạnh dạn liệt kê và 
lựa chọn 10 kĩ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS. Đó là các kĩ năng: 
 - Kĩ năng tự phục vụ bản thân.
 - Kĩ năng xác lập mục tiêu.
 - Kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả.
 - Kĩ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc.
 - Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân.
 - Kĩ năng giao tiếp và ứng xử.
 - Kĩ năng hợp tác và chia sẻ.
 - Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông.
 - Kĩ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống.
 - Kĩ năng đánh giá người khác.
3. Giải pháp 3: Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức và các phương pháp 
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.
3.1. Nội dung và các hình thức tổ chức.
- Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc dạy lồng ghép kĩ năng sống 
cho học sinh thông qua các giờ sinh hoạt lớp và nghiêm túc triển khai kế hoạch 
trong năm. Cụ thể :
* Về kế hoạch:
 Tháng Nội dung Hình thức tổ chức
08/2017 Kĩ năng tự phục vụ bản thân Chơi trò chơi
09/2017 Kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả. Mời cựu học sinh giỏi của trường 
 về giao lưu
10/2017 Kĩ năng xác lập mục tiêu. Viết giấy ước mơ
11/2017 Kĩ năng giao tiếp và ứng xử. Tổ chức sinh nhật lớp
12/2017 Kĩ năng đánh giá người khác. Thi nhóm
01/2018 Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông Thi hùng biện
02/2018 Kĩ năng đối diện và ứng phó khó khăn Tham quan học tập ngoại khóa.
 trong cuộc sống
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_giao_duc_ki_nang_s.doc