Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm giáo dục kỹ năng sống thông qua môn tập đọc cho học sinh Lớp 1
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương chỉ đạo các trường thực hiện dạy và học lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh vào các môn học. Đây cũng là một trong 5 tiêu chí quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Trên tinh thần đó tôi nhận thấy rằng chính ngay dưới mái trường, các em học sinh mới được học nhiều điều hay, lẽ phải và được giáo dục toàn diện về mọi mặt: “Đức-Trí-Thể-Mỹ”. Đặc biệt hơn là đối với các em học sinh lớp 1, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt là cơ sở để giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Tuy nhiên, hạn chế của giáo dục hiện nay trong các trường tiểu học là chủ yếu chú trọng đến việc dạy chữ, chưa thật sự quan tâm đến dạy người. Các bậc phụ huynh chỉ chú trọng coi học lực các bộ môn là thước đo sự tiến bộ của con em mình, chưa thật sự quan tâm, phối hợp cùng với nhà trường để giáo dục con cái. Việc triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường vẫn chỉ còn là hình thức, lí thuyết chứ chưa có một kế hoạch kiểm tra, đánh giá, theo dõi thường xuyên để đôn đốc, thúc nhắc việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống đem lại hiệu quả. Thực tế hiện nay trong các trường tiểu học, khái niệm kỹ năng sống vẫn còn vô cùng xa lạ đối với các em học sinh. Nhiều giáo viên còn quan niệm rằng các em học chữ chưa thông thì làm gì có thời gian để giáo dục kỹ năng sống. Nhưng đó hoàn toàn là quan niệm sai lầm, chính vì các em thiếu kỹ năng sống, dẫn đến thiếu ý thức học tập, thiếu kỹ năng nhận thức, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự học, tự phục vụ… vì thiếu tinh thần, thái độ học tập nên kết quả học tập chưa cao. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã thực hiện phối hợp việc giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Vì giáo viên còn đặt nặng vào vấn đề soạn giảng và giáo dục kỹ năng sống theo tài liệu, mà những nội dung, kỹ năng yêu cầu giáo dục trong tài liệu lại quá dài nên phần lớn giáo viên vẫn còn lúng túng, áp dụng còn rập khuôn, máy móc.
Theo tôi, việc giáo dục và dạy kỹ năng sống cho học sinh ở các vùng miền khác nhau, tùy vào từng bộ môn khác nhau. Vì vậy, để giúp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho các học sinh thì chúng ta cần thực hiện dạy và học theo phương pháp dạy học tiến hành chọn lọc, giữ lại một số nội dung, kỹ năng sống cơ bản, cốt lõi để giúp học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện có như vậy thì việc dạy học kỹ năng sống mới mang lại hiệu quả cao.Trãi qua các giải pháp mà tôi đã thực hiện mang lại hiệu quả cao đó là “Giải pháp mà tôi đưa ra trong đề tài là tập trung rèn luyện giúp học sinh thành thục một số kỹ năng sống cơ bản, cốt lõi trong quá trình dạy học Đạo đức lớp 1” năm nay tôi muốn đưa ra giải pháp mới cho môn học khác là “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn tập đọc”.
Nghiên cứu được tiến hành thực nghiệm trên tập thể học sinh lớp 1B - Trường Tiểu học Ngân Sơn. Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm áp dụng các giải pháp thay thế trong môn Tập đọc bắt đầu từ tuần 25 của kỳ II đến cuối tuần 35 (các bài dạy thực nghiệm từ tiết 1 đến tiết 54). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình nhận thức, hành vi, thái độ học tập và thể hiện các kỹ năng của học sinh: Giá trị trung bình của đánh giá trước tác động là 7,14; Giá trị trung bình của đánh giá sau tác động là 8,36. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa hai giá trị đánh giá trước và sau tác động của lớp thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1B thông qua rèn luyện một số kỹ năng cơ bản, cốt lõi trong dạy học môn Tập đọc đã đem lại hiệu quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm giáo dục kỹ năng sống thông qua môn tập đọc cho học sinh Lớp 1
Đề tài tham gia thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện của cô Phan Thị Châu - Lớp 1. KINH NGHIỆM LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIÊM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 I. TÓM TẮT TỔNG QUÁT Khái niệm “Kỹ năng sống” là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Kỹ năng sống thực sự được hiểu với nội hàm đa dạng sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNICEF, Viện chiến lược và chương trình giáo dục tổ chức ngày 23 - 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó, người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống. Kỹ năng sống đối với lứa tuổi học sinh lớp 1 đơn giản là những điều cần thiết mà các em cần phải biết, là khả năng ứng xử phù hợp với mọi người, biết ứng phó tích cực trước một số tình huống trong cuộc sống mà các em thường gặp. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương chỉ đạo các trường thực hiện dạy và học lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh vào các môn học. Đây cũng là một trong 5 tiêu chí quan trọng trong thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Trên tinh thần đó tôi nhận thấy rằng chính ngay dưới mái trường, các em học sinh mới được học nhiều điều hay, lẽ phải và được giáo dục toàn diện về mọi mặt: “Đức-Trí-Thể- Mỹ”. Đặc biệt hơn là đối với các em học sinh lớp 1, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt là cơ sở để giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, hạn chế của giáo dục hiện nay trong các trường tiểu học là chủ yếu chú trọng đến việc dạy chữ, chưa thật sự quan tâm đến dạy người. Các bậc phụ huynh chỉ chú trọng coi học lực các bộ môn là thước đo sự tiến bộ của con em bài dạy thực nghiệm từ tiết 1 đến tiết 54). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình nhận thức, hành vi, thái độ học tập và thể hiện các kỹ năng của học sinh: Giá trị trung bình của đánh giá trước tác động là 7,14; Giá trị trung bình của đánh giá sau tác động là 8,36. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa hai giá trị đánh giá trước và sau tác động của lớp thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1B thông qua rèn luyện một số kỹ năng cơ bản, cốt lõi trong dạy học môn Tập đọc đã đem lại hiệu quả. II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Tập đọc là môn học bước đầu giáo dục lồng ghép cho học sinh kỹ năng sống, cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định. Chương trình môn học tập đọc bao gồm một hệ thống “Nhà trường, gia đình, thiên nhiên đất nước” các chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với mọi người, với công việc, với cộng đồng, xã hội Bản thân nội dung môn học chứa đựng nhiều nội dung có liên quan đến kỹ năng sống như: kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng giao tiếp, ứng xử... Đây cũng là một số kỹ năng cơ bản, cốt lõi để giúp việc giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh mang lại hiệu quả cao. Quá trình dạy học tiết tập đọc là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng. Thông qua các hoạt động đó, sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh được tăng cường và học sinh có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Các phương pháp dạy học môn tập đọc cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp dạy học tích cực và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đó, Học sinh được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi lớp 1. 1. Hiện trạng của vấn đề nghiên cứu Thực trạng giáo dục tập đọc và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, về sự hiểu biết và vận dụng giảng dạy lồng ghép, tích hợp chương trình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết. Theo chương trình giáo dục kỹ năng sống của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF, 1996), kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định, kỹ năng đạt mục tiêu.Trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường có rất nhiều kỹ năng mà học sinh luôn có nhu cầu được thể hiện như: kỹ năng tổ chức, kỹ năng tự khám phá, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm hay giải quyết vấn đề Nhưng trong giới hạn và phạm vi của đề tài nghiên cứu, vì để phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1 nên tôi chỉ đề xuất 5 nhóm kỹ năng cơ bản, cốt lỗi trong việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho Học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Ngân Sơn như sau: a. Hình thành nhóm kỹ năng tự nhận thức: Đối với các em học sinh lớp 1, việc hình thành cho các em kỹ năng tự nhận thức của bản thân là vô cùng quan trọng. Thông qua từng hoạt động và nội dung học tập, giáo viên cần giúp cho các em biết xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để giúp các em bước đầu có được niềm tin vào chính mình, biết tự xây dựng kế hoạch học tập, làm việc phù hợp với khả năng của mình, biết khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu trong học tập và trong mọi hoạt động. Và đây sẽ là cơ sở để giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng tư duy tích cực và tư duy sáng tạo trong học tập. b. Hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Để hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt cho Học sinh thì trong quá trình dạy học, giáo viên cần giúp các em biết rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng nhận xét, giúp các em có khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo nhiều hình thức. Mạnh dạn đứng trước tập thể lớp để trình bày quan điểm của mình đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Nếu các em có được khả năng giao tiếp mình. Vậy, nếu giúp các em thực hiện tốt kỹ năng này sẽ giúp các em luôn có ý thức tự rèn luyện kỹ năng nghe, đọc nói và viết, tham gia tốt các hoạt động học tập và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, yêu cầu trong học tập, sinh hoạt. Góp phần nâng cao hiệu quả học tập, làm việc của bản thân, của nhóm. Ví dụ: Như khi dạy bài: “Mưu chú Sẻ”, giáo viên chú trọng rèn cho học sinh các kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thoát khỏi tay kẽ thù qua trò chơi sắm vai, hoặc rèn kỹ năng ửng xử linh hoạt qua hoạt động tự liên hệ bản thân. Giáo viên cần giúp học sinh xác định được những việc cần làm để tự giải thoát khỏi khi mình gặp nguy hiểm, tự liên hệ bản thân mình đã thực hiện kỹ năng đó bao giờ chưa, nếu chưa thì phải làm gì? Hoặc như khi dạy bài “Người bạn tốt” thông qua trò chơi đóng vai, giáo viên giúp học sinh thể hiện sự mạnh dạn, tự tin, thể hiện kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân... Nói về vấn đề giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh hiện nay đang là điểm nóng của toàn ngành giáo dục, đang được xã hội quan tâm hàng đầu về tính hiệu quả của công tác trong kế hoạch giáo dục sắp tới của nước nhà. Trong những năm học qua, có rất nhiều đề tài nghiên cứu viết về vấn đề này và tôi đã tham khảo một số đề tài như: - Đề tài: Thực trạng giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh THCS. MS: V2009-22 CN. Mai Thị Kim Oanh - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Đề tài này có đưa ra 5 nhóm kỹ năng cần phải giáo dục cho học sinh phổ thông mà Viện khoa học giáo dục Việt Namđã thống nhất. Tuy nhiên, đề tài cũng viết rằng: “Để việc giáo dục Kỹ năng sống thật sự có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm mỗi cấp học, với thực tế mỗi địa phương, thậm chí đối với từng trường thì mỗi trường nên tập trung vào một số kỹ năng cốt lõi”. - Đề tài: Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh lớp 1, 2, 3 trong dạy học chủ đề “Con người và sức khỏe” của môn Tự nhiên và xã hội của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng. còn nhiều mặc cảm, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia và thể hiện mình trong các hoạt động học tập hằng ngày của lớp. Bảng1: Thống kê số lượng và đặc điểm, giới tính của học sinh lớp thực nghiệm. Nhóm nghiên Giới tính TSHọc sinh chưa đạt Tổng số Học sinh cứu Nam Nữ tính đến thời điểm GKII Lớp 1B 15 9 6 3 2. Thiết kế Vì những đặc điểm riêng của trường và đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1B các em còn nhỏ, nếu chia 2 nhóm trong cùng một lớp để nghiên cứu sẽ rất khó thực hiện nên tôi quyết định lựa chọn thiết kế nghiên cứu của đề tài là thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất. Bảng 2: Mô tả thiết kế nghiên cứu của đề tài. Kiểm tra trước tác động Giải pháp Kiểm tra sau tác động O1 X O2 Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu. Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ Tập trung rèn luyện Nhóm thực O1 một số Kỹ năng O2 nghiệm (N=15) sống cơ bản Đây là thiết kế có nhiều nguy cơ, tuy nhiên: Vì bản thân tôi nhiều năm liền giảng dạy và chủ nhiệm khối 1, vừa làm khối trưởng chuyên môn nên tôi luôn có kinh nghiệm trong việc đánh giá về sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn 1/4/2016 B4. Thu thập dữ liệu, viết báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng . B5. Hoàn thành đề cương. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trước tác động là kết quả đánh giá mức độ hoàn thành bài tập và thể hiện kỹ năng qua các hoạt động học tập môn học Tập đọc theo thời điểm từ tuần 25 đến hết HKII. Thông qua kết quả đánh giá, xếp loại định tính theo đặc điểm của môn học. Kết quả đánh giá, xếp loại Học sinh sau tác động là kết quả đánh giá mức độ hoàn thành bài tập và kỹ năng thể hiện các hoạt động qua học tập thông qua kết quả quan sát, đánh giá, xếp loại định tính theo đặc điểm của môn học từ lúc bắt đầu tác động (Giữa HKII đến cuối tháng 3/2016). IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu Bảng 4: Đánh giá kết quả trước và sau tác động của lớp thực nghiệm. Mức độ (N=15) Hoàn thành Chưa Hoàn thành SL % SL % Trước tác động 12 80 3 20 Sau tác động 15 100 Dựa vào dữ liệu thống kê kết quả đánh giá Học sinh của lớp thực nghiệm (phụ lục II). Để tính được giá trị trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (SD), Giá trị P của T- test và độ chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD), tôi quy ước theo thang điểm (ở phần phụ lục 3) và tiến hành tính được kết quả như sau: Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động. Trước tác động Sau tác động
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_lam_cong_tac_chu_nhiem_gia.docx