Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở Tiểu học

Hưởng ứng phong trào vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GDĐT đã phát động. Mỗi giáo viên không chỉ không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi mới cách tổ chức, quản lý lớp học, nhất là bậc tiểu học để các em đến trường với tâm trạng thoải mái, vui tươi, tạo không khí lớp học đầm ấm, nhẹ nhàng để tất cả học sinh không phải “sợ” đến trường mà các em luôn cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Xuất phát từ thực tế cũng như những gì tôi đã làm, tôi luôn tâm niệm làm sao để dạy dỗ, giáo dục các em trở thành người hữu ích cho xã hội, xứng đáng với hình ảnh đẹp mà xã hội cũng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Để thực hiện điều này, tôi quyết tâm làm tốt công tác chủ nhiệm. Vì vậy, trong năm học 2015 - 2016, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở Tiểu học” để nghiên cứu.

docx 11 trang duylinh 04/11/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở Tiểu học
 MỤC LỤC
 Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
6. Nội dung đề tài ................................................................................................. 3
B. NỘI DUNG .................................................................................................................. 4
I. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4
II.Thực trạng của vấn đề ...................................................................................... 4
III. Biện pháp thực hiện ....................................................................................... 5
 IV. Kết quả đạt được ............................................................................................. 8
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 10
I. Kết luận .............................................................................................................. 10
II. Kiến nghị ........................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 11
 - Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp đàm thoại. 
- Phương pháp quan sát. 
- Phương pháp sinh hoạt tổ, nhóm. 
6. Nội dung đề tài
“Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học”.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt 
động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của 
mình. 
Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” 
vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của 
một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn 
sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên 
hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ 
nhiệm. 
Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác 
định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người thực hiện tốt những nhiệm vụ của 
một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối quan điểm lý luận giáo dục, đồng thời người giáo 
viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao 
hơn. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. 
II. Thực trạng của vấn đề
Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GDĐT mà còn phải làm 
tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên Tiểu học không chỉ có trình độ 
chuyên môn mà còn phải biết tổ chức quản lý học sinh các hoạt động giáo dục, đó là việc rất 
nặng nề và cũng rất khó khăn đối với giáo viên. 
Học sinh lớp 5 là lứa tuổi đang bước vào tuổi dậy thì nên ngoài những thay đổi về thể chất, các 
em cũng thay đổi về tâm lý tình cảm, dễ bị tác động xấu bởi những vấn nạn của xã hội nếu các 
em không được giáo dục tốt. ý kiến của số đông học sinh. Tiếp theo đó cùng cả lớp thảo luận về nội quy của nhà trường và 
một số điều do lớp đặt ra để các bạn cán sự lớp dễ theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. Tất 
cả các em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em thấy 
khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến hành phát động thi đua 
giữa các tổ. 
Lớp tôi chia làm 3 tổ (mỗi tổ 9 em), tôi phát cho lớp trưởng và mỗi tổ trưởng một quyển vở để 
làm sổ ghi chép những công việc của tổ khi cần thiết. Nhiệm vụ của tổ trưởng được tôi nêu rất cụ 
thể: 
+ Lớp trưởng: Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các tổ, báo cáo với giáo 
viên chủ nhiệm khi có sự cố và là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình 
hàng ngày của lớp. 
+ Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ về 
việc thực hiện nề nếp, nội quy, học tập 
+ Tổ phó: Cùng với tổ trưởng điều hành công việc chung nhưng phụ trách về việc thực hiện nội 
quy là chính. 
+ Nhiệm vụ chung của tổ trưởng, tổ phó là truy bài 15 phút đầu giờ kiểm tra tổ viên việc học ở 
nhà, việc thực hiện nội quy. Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em cán sự lớp dễ theo dõi 
đảm bảo tính công bằng, dĩ nhiên những quy định này cũng được các em đồng ý thông quy trong 
cuộc họp lớp đầu năm 
Ví dụ: Học sinh đến lớp phải học bài cũ, phải đeo khăn quàng đỏ, đi dép quai hậu, mặc đồng 
phục quy định nếu không thì phải có lý do chính đáng. Không chấp nhận lý do bài khó không 
thể làm được, nếu vì quá khó phải suy nghĩ, phải nhớ được một số dữ kiện chính của bài đó, nếu 
làm sai thì 15 phút đầu giờ có thể nhờ một số bạn khá giỏi trong lớp giảng cho hiểu, nếu vẫn 
không hiểu có thể nhờ cô giảng lại. 
2. Biện pháp cụ thể
a. Đối với người giáo viên chủ nhiệm: 
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo 
cho hiệu trưởng và Ban Giám hiệu theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có vấn đề gì cần giải quyết 
trong phạm vi quyền hạn của mình phải giải quyết công bằng, khách quan quá trình rèn luyện tu 
dưỡng cho từng học sinh. một cách thẳng thắn. Tôi sẵn sàng viết những lời khen hay những lời động viên vào một cuốn vở 
của em nếu trong tuần đó học sinh có nhiều tiến bộ để em làm quà tặng bố mẹ. Điều này học sinh 
tiểu học rất thích. Nếu trong tuần có học sinh bị phê bình nhiều trong giờ sinh hoạt, tôi thường 
gặp riêng em để nghe em nói vì sao em chưa cố gắng, sau đó tôi tìm cách nói lại cho lớp để em 
không buồn và tìm cách giúp em cố gắng bằng bạn. 
Trong lớp tôi, học sinh thường được các thầy cô khác đánh giá là mạnh dạn phát biểu. Tôi còn 
nhớ khi mới nhận lớp, các em rất rụt rè khi phát biểu ý kiến trong giờ học. Trong từng giờ học, 
tôi thường tổ chức trò chơi để thu hút sự chú ý tham gia và không gây nhàm chán cho các em. 
Tôi thường động viên và cộng điểm thi đua cho tổ nếu tổ nào hăng hái phát biểu. Chưa bào giờ 
tôi trách phạt học sinh vì đã phát biểu chưa đúng, thậm chí nếu có bạn nào cười vì những câu 
phát biểu lạc đề thì tôi thẳng thắn nhắc nhở học sinh đó không nêu như vậy. Dần dần không khí 
lớp tôi khác hẳn, sôi nổi hẳn lên và chính điều này cũng là động lực giúp tôi có nhiều hứng thú 
trong giảng dạy. 
Với học sinh chậm tiến bộ, tôi không yêu cầu cao về kiến thức mà mỗi ngày tôi ra bài tập vừa 
sức để các em có thể làm. Những học sinh này tôi luôn ra những câu hỏi dễ để các em trả lời 
trong các giờ học và chính các bạn trong lớp cũng thường động viên những bạn này bằng những 
trành vỗ tay tán thưởng. Vì thế không khí học tập của lớp tôi luôn sôi nổi. Tôi dành nhiều thời 
gian cho những học sinh yếu hơn và điều này cũng được tôi giải thích rất rõ với cả lớp để các 
bạn hiểu và biết chia sẻ giúp đỡ nhau khi tôi không có mặt kịp thời. 
Cuối mỗi tháng, tôi lại dành thời gian để thầy, trò cùng nhau tổng kết thi đua sau đó bình chọn 
những bạn xuất sắc trong tháng. Về vie5c này tôi để học sinh tự xếp loại theo sự bình chọn của 
tổ. Sau đó tôi xem lại và nếu thấy hợp lý, tôi sẽ công bố xếp loại trước tập thể lớp. Với những 
học sinh cá biệt tôi thường cho các em cơ hội để sửa chữa nhưng những cơ hội ấy cũng được 
thông qua ý kiến của tập thể. Nếu học sinh có tiến bộ, tôi khen kịp thời để động viên. Đối với 
những học sinh còn chưa tiến bộ, tổ cùng nhau bàn bạc, tìm nguyên nhân, đưa ra cách giúp bạn 
tháo gỡ những vướng mắc mà bạn chưa vượt qua được trong tháng đó. 
Lớp tôi có phát động phong trào nuôi heo đất, nên sau mỗi lần mổ heo, việc thu chi của lớp đều 
được lớp trưởng công khai trước lớp sao cho minh bạch.
Tôi luôn lắng nghe những ý kiến từ giáo viên bộ môn để kịp thời giải quyết công việc ở lớp. 
c. Đối với phụ huynh: + Cấp trường: 2 học sinh đạt “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cấp trường, 5 học sinh đạt giải thi 
Toán qua mạng cấp trường, 3 học sinh đạt giải thi tiếng Anh qua mạng.
+ Cấp huyện: 1 học sinh đạt “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cấp huyện, 1 học sinh đạt giải nhất thi 
Toán qua mạng cấp huyện, 2 học sinh đạt giải thi tiếng Anh qua mạng. 
+ Cấp tỉnh: 1 học sinh giải nhì thi giải Toán qua mạng, 1 học sinh giải khuyến khích thi tiếng 
Anh qua mạng.
+ Cấp Quốc gia: 1 huy chương Đồng thi giải Toán qua mạng, 1 học sinh đạt danh hiệu “Cháu 
ngoan Bác Hồ”, 1 học sinh được vinh danh thiếu nhi tiểu biểu trong Đại hội thi đua Yêu nước 
toàn quốc.
- Danh hiệu thi đua lớp:
+ Xếp loại lớp học: Lớp “Xuất sắc”. Đạt chuẩn “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”.
Nhìn chung các em có sự tiến bộ rõ rệt, thể hiện qua quá trình học tập của các môn học theo 
chuẩn kiến thức kĩ năng và các hoạt động giáo dục khác. Tham gia đầu đủ các phong trào trong 
nhà trường.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
I. Kết luận 
Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra kinh nghiệm như sau: 
- Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng 
của từng trường, từng lớp, từng học sinh 
- Hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh. 
- Đầu năm phải có một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc 
nhất trí để cùng nhau thực hiện. 
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động và sáng tạo. Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt 
chẽ với cán bộ lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 
- Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến 
của học sinh. 
- Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được duy trì 
xuyên suốt năm học. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_lam_cong_tac_chu_nhiem_o_t.docx