Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học

Nghị quyết Trung ương II khóa 8 Đảng ta tiếp tục khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Điều đó chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng nhân tố con người, đó là cơ sở, là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách toàn diện học sinh theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đang đứng trước những thử thách lớn. Muốn có một nền giáo dục tiên tiến phải có một cơ sở vững chắc, đó là đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi người, nền giáo dục mang tính toàn diện, nhân văn, hiện đại; cơ sở chính là hệ thống giáo dục tiểu học, là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự hình thành và phát triển của bậc học này về đức, trí, thể, mĩ là điều kiện để phát triển ở các bậc học tiếp theo. Khác với các bậc học khác, bậc tiểu học thông thường mỗi giáo viên đứng lớp là một giáo viên chủ nhiệm. Cho nên giáo viên chủ nhiệm (GVCN) ở bậc tiểu học có vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên tiểu học là “Người thầy tổng thể”, mẫu mực, là người thay mặt hiệu trưởng làm công tác quản lí tập thể học sinh lớp mình, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng giáo dục về chất lượng giáo dục toàn diện và rèn luyện học sinh theo mục tiêu chung của mỗi nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là những người có kinh nghiệm và uy tín, có khả năng giảng dạy và giáo dục học sinh, có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt và học tập của học sinh. Vì vậy các nhà trường hiện nay đang tự phấn đấu vươn lên giảm những tác động tiêu cực từ bên ngoài vào nhà trường, trong đó có các tệ nạn xã hội. Mỗi nhà trường cần phải xây dựng để thật sự là nơi giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, trong đó việc xây dựng và quản lí một đội ngũ giáo viên phụ trách lớp có năng lực tổ chức, có nghiệp vụ sư phạm và say mê với công việc là việc làm cần thiết cho các nhà quản lí trường học, bởi họ chính là nhân tố chủ đạo của nhà trường. Thực tế cho thấy rằng ở trong nhà trường, lớp nào giáo viên phụ trách lớp có năng lực, có trình độ, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tự giác, không ngại khó, hay tìm tòi nghiên cứu thì sẽ làm tốt công tác chủ nhiệm lớp và sẽ có chất lượng giáo dục tốt. Vậy để giúp người GVCN làm tốt nhiệm vụ của mình thì đòi hỏi người cán bộ quản lí phải quan tâm, xây dựng được đội ngũ giáo viên có năng lực, có phẩm chất tốt, nhiệt tình với công việc, đặt mình vào vị trí của giáo viên chủ nhiệm lớp thì mới thấu hiểu được nhiệm vụ của họ, để có sự quan tâm thỏa đáng, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, động viên kịp thời, như vậy mới chỉ đạo đúng đắn góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả.

Xuất phát từ thực tiễn công tác, là người làm công tác quản lí nhiều năm nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học” với hy vọng góp phần vào việc nâng cao công tác chủ nhiệm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường tiểu học hiện nay.

doc 16 trang duylinh 31/10/2024 400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học
 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài
 Nghị quyết Trung ương II khóa 8 Đảng ta tiếp tục khẳng định “Giáo dục 
đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Điều đó chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta hết sức 
coi trọng nhân tố con người, đó là cơ sở, là nền tảng để xây dựng và phát triển 
đất nước. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là 
hình thành và phát triển nhân cách toàn diện học sinh theo mục tiêu phát triển 
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đang đứng trước những thử 
thách lớn. Muốn có một nền giáo dục tiên tiến phải có một cơ sở vững chắc, đó 
là đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng một nền 
giáo dục cho tất cả mọi người, nền giáo dục mang tính toàn diện, nhân văn, hiện 
đại; cơ sở chính là hệ thống giáo dục tiểu học, là nền tảng trong hệ thống giáo 
dục quốc dân. Sự hình thành và phát triển của bậc học này về đức, trí, thể, mĩ là 
điều kiện để phát triển ở các bậc học tiếp theo. Khác với các bậc học khác, bậc 
tiểu học thông thường mỗi giáo viên đứng lớp là một giáo viên chủ nhiệm. Cho 
nên giáo viên chủ nhiệm (GVCN) ở bậc tiểu học có vị trí hết sức quan trọng 
trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để làm tốt điều này đòi 
hỏi giáo viên tiểu học là “Người thầy tổng thể”, mẫu mực, là người thay mặt 
hiệu trưởng làm công tác quản lí tập thể học sinh lớp mình, là người chịu trách 
nhiệm trước hội đồng giáo dục về chất lượng giáo dục toàn diện và rèn luyện 
học sinh theo mục tiêu chung của mỗi nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là 
những người có kinh nghiệm và uy tín, có khả năng giảng dạy và giáo dục học 
sinh, có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt và học tập của học sinh. 
Vì vậy các nhà trường hiện nay đang tự phấn đấu vươn lên giảm những tác động 
tiêu cực từ bên ngoài vào nhà trường, trong đó có các tệ nạn xã hội. Mỗi nhà 
trường cần phải xây dựng để thật sự là nơi giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, trong 
đó việc xây dựng và quản lí một đội ngũ giáo viên phụ trách lớp có năng lực tổ 
chức, có nghiệp vụ sư phạm và say mê với công việc là việc làm cần thiết cho 
các nhà quản lí trường học, bởi họ chính là nhân tố chủ đạo của nhà trường. 
Thực tế cho thấy rằng ở trong nhà trường, lớp nào giáo viên phụ trách lớp có 
năng lực, có trình độ, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tự giác, không ngại 
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Biên – Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
 1 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học
 Phương pháp điều tra;
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Lịch sử phát triển của nhân loại ở bất kì thời đại nào, thì con người luôn 
là động lực của sự phát triển nhanh và bền vững mà nhân tố quyết định chính là 
những người tài giỏi, tâm huyết và có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm với 
nhiệm vụ được giao. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ trước đến nay vai 
trò của người đứng đầu cơ quan quản lí giáo dục là người chịu trách nhiệm 
chính. Cụ thể theo điều lệ trường học người Hiệu trưởng có vai trò lãnh đạo, đại 
diện cho nhà trường về mặt pháp lí, có trách nhiệm, có thẩm quyền cao nhất về 
hành chính, về tổ chức và quản lí toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường, chịu 
trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên. Vì vậy mọi hoạt động của nhà 
trường tùy thuộc vào đội ngũ giáo viên, trong đó vai trò của giáo viên chủ 
nhiệm lớp luôn được xem là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến 
sự thành công của quá trình dạy học, rèn luyện và giáo dục học sinh.
 2. Thực trạng
 2.1. Thuận lợi - khó khăn
 Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân năm học 2014-2015; 2015-2016 (học 
kì I) với tổng số lớp luôn ổn định là 11 lớp, tổng số học sinh gần 290 em. Gần 
100% là học sinh dân tộc kinh, không có học sinh dân tộc tại chỗ. Đội ngũ giáo 
viên đầy đủ theo quy định. Giáo viên chủ nhiệm lớp đa số có tinh thần trách 
nhiệm, nhiệt tình, quan tâm đến công tác giáo dục học sinh, xây dựng được mối 
quan hệ với cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể vì là người có hộ khẩu 
thường trú ở tại địa phương; thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục của lớp. 
Đa số phụ huynh đã có nhận thức về giáo dục và quan tâm chăm lo đến con em.
 Bên cạnh đó vẫn còn khó khăn ảnh hưởng đến tình hình chung của nhà 
trường cũng như công tác chủ nhiệm lớp: Cơ sở vật chất trường lớp xuống cấp 
nghiêm trọng, bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc; bố mẹ li hôn; 
gia đình nghèo không chăm lo cho con em, đời sống của học sinh còn thiếu thốn 
về vật chất lẫn tinh thần
 2.2. Thành công - hạn chế
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Biên – Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
 3 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học
trường và giữa các trường trong cụm. Sự nhìn nhận về chất lượng giáo dục của 
phụ huynh đối với nhà trường, đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. Đòi hỏi giáo 
viên chủ nhiệm lớp phải có sự đổi mới, phải biết phối hợp với các lực lượng 
giáo dục tác động để làm tốt công tác chủ nhiệm. Mặt khác đời sống của một số 
phụ huynh quá nghèo, hoàn cảnh éo le nên ảnh hưởng đến việc chăm lo giáo 
dục con cái, gây không ít khó khăn cho công tác chủ nhiệm. Cơ sở vật chất của 
nhà trường xuống cấp ảnh hưởng đến công tác dạy học.
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
 Trong những năm qua, toàn ngành, toàn xã hội đã và đang hưởng ứng 
tích cực phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
thì công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm đổi mới. Kinh nghiệm cho thấy 
rằng trường nào chưa quan tâm hoặc xem nhẹ công tác này thì kết quả dạy học 
sẽ không cao, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động giáo dục của đơn 
vị. Thực tế trong hai năm qua trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân có những thực 
trạng như đã nêu ở trên, đi sâu phân tích kĩ vấn đề mà thực trạng đặt ra, cụ thể 
trường đóng trên địa bàn dân cư là người kinh, một số bộ phận nhân dân kinh tế 
ổn định, có điều kiện quan tâm đến đời sống và việc học hành của con cái. Họ 
nhận thức đúng đắn, luôn có trách nhiệm và ý thức được vai trò của gia đình 
trong việc giáo dục con em mình, không ỷ lại cho nhà trường. Giáo viên được 
phân công làm công tác chủ nhiệm lớp đa số là giáo viên có bề dày kinh nghiệm 
trong công tác chủ nhiệm, nắm rõ lí lịch, hoàn cảnh gia đình học sinh của mình; 
Có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, 
mỗi giáo viên chủ nhiệm có cách thực hiện linh hoạt trong việc phối hợp với các 
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác chủ nhiệm 
như duy trì sĩ số, huy động sự chung tay góp sức để hỗ trợ cho học sinh có hoàn 
cảnh khó khăn, động viên các em có đủ điều kiện để đến trường với tinh thần “ 
Lá rách ít đùm lá rách nhiều”; chung tay tu sửa lớp học khang trang sạch đẹp từ 
nguồn đóng góp xã hội hóa của lớp và giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo 
đưới sự định hướng của nhà trường. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm là chiếc cầu 
nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội góp phần vào công tác giáo dục thế hệ 
trẻ ngày càng tiến bộ, tạo được uy tín của nhà trường, của cá nhân với phụ 
huynh học sinh. Với những vấn đề nêu trên người giáo viên chủ nhiệm cần phải 
kiên kì, chịu khó, nhiều khi phải chịu tác động những yếu tố tích cực và tiêu cực 
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Biên – Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
 5 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học
2015 về công tác duy trì sĩ số tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện đạt 
hiệu quả ).
 * Phối hợp với giáo viên dạy chung lớp và giáo viên dạy chuyên biệt
 Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên dạy cùng lớp và 
giáo viên dạy chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm để xây dựng và thống 
nhất kế hoạch giáo dục học sinh của lớp. Thường xuyên liên lạc và trao đổi với 
nhau để nắm bắt tình hình học tập hàng ngày của lớp, của từng học sinh, học 
sinh nghỉ học có lí do, không có lí dođể theo dõi và có biện pháp giáo dục 
học sinh kịp thời. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy chung lớp cùng 
với giáo viên dạy chuyên biệt hợp thành một tập thể sư phạm nhỏ đóng vai trò 
chủ đạo trong quá trình giáo dục học sinh. Hiệu quả giáo dục trong lớp chủ 
nhiệm phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạt động cũng như phẩm chất của 
bản thân tập thể sư phạm này. Tập thể sư phạm thu nhỏ này (GVCN) thực hiện 
việc điều tra cơ bản và phân loại học sinh, nắm rõ lí lịch học sinh để biết hoàn 
cảnh gia đình, thăm dò nguyện vọng, sở thích, thái độ và phát hiện những khó 
khăn trong học tập và sinh hoạt của học sinh để phân tích, đánh giá cùng trao 
đổi với giáo viên năm học trước để nắm thêm thông tin. Đây là cơ sở nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của lớp cũng như từng cá nhân học sinh. 
Các giáo viên trong tập thể chủ nhiệm này căn cứ vào những thông tin ngược do 
bản thân thu nhận được, nhất là do giáo viên chủ nhiệm cung cấp sẽ cải tiến nội 
dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, tập thể sư phạm trong phạm vi 
một lớp mà giáo viên chủ nhiệm lớp là hạt nhân, nếu đạt được sự thống nhất ý 
chí, hành động, nhận định và đánh giá, luôn luôn gương mẫu, đưa ra yêu cầu 
hợp lí và đồng thời tôn trọng, yêu mến học sinh, phát huy tinh thần tự lực, ý 
thức làm chủ của học sinh thì chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây 
dựng một tập thể lớp vững mạnh.
 * Phối hợp với tổ chức Đoàn TN, Đội TN.
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm là một anh chị phụ trách, chính vì vậy giáo viên 
chủ nhiệm là người phối hợp với Bí thư chi đoàn, tổng phụ trách Đội trong việc 
tổ chức các hoạt động theo chủ đề phù hợp với các tháng trong năm thông qua 
các ngày lễ kỉ niệm như: 21/11; 22/12; 3/2; 26/3; ... mà lãnh đạo nhà trường là 
người cố vấn, định hướng. Cụ thể trong đợt 20/11 chỉ đạo tổ chức hội thi văn 
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Biên – Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_chu.doc