Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 5 Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo dục tiểu học là nền tảng , là viên gạch đầu tiên hình thành kiến thức ban đầu của mỗi con người nói riêng, mỗi dân tộc nói chung. Bởi vì giáo dục tiểu học là cơ sở, là nền móng, là tiền đề làm nên tri trức, phẩm chất của một con người.

Người giáo viên tiểu học cần xác định rõ vị trí, trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với nhà trường, đối với học sinh, gia đình học sinh, sự phát triển nhân cách, sự hình thành đạo đức của trẻ.

Trong nhà trường, GVCN là người vừa phải thực hiện toàn bộ kế hoạch dạy học các môn, lại vừa đảm nhiệm công tác giáo dục tập thể lớp. GVCN luôn luôn có mặt ở lớp, luôn luôn tiếp xúc với học sinh suốt cả tuần…. Vì thế có điều kiện thuận lợi để tiến hành công tác giáo dục học sinh, là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm giáo dục chủ yếu nhất trong nhà trường, toàn bộ chất lượng giáo dục của lớp, bộ mặt đạo đức, nhân cách của học sinh trong lớp là phụ thuộc vào GVCN.

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chúng ta cần nâng cao vai trò,vị trí công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.

Là một người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nên tôi chọn đề tài :“ Một số biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 5B trường Tiểu học Lý Thường Kiệt” để nghiên cứu.

docx 17 trang duylinh 11/10/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 5 Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 5 Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 5 Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt
 Giáo dục tiểu học là nền tảng , là viên gạch đầu tiên hình thành kiến thức 
ban đầu của mỗi con người nói riêng, mỗi dân tộc nói chung. Bởi vì giáo dục 
tiểu học là cơ sở, là nền móng, là tiền đề làm nên tri trức, phẩm chất của một 
con người.
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục tiểu học là nền tảng , là viên gạch đầu tiên hình thành kiến 
thức ban đầu của mỗi con người nói riêng, mỗi dân tộc nói chung. Bởi vì giáo 
dục tiểu học là cơ sở, là nền móng, là tiền đề làm nên tri trức, phẩm chất của 
một con người.
 Người giáo viên tiểu học cần xác định rõ vị trí, trách nhiệm của mình đối 
với xã hội, đối với nhà trường, đối với học sinh, gia đình học sinh, sự phát triển 
nhân cách, sự hình thành đạo đức của trẻ.
 Trong nhà trường, GVCN là người vừa phải thực hiện toàn bộ kế hoạch 
dạy học các môn, lại vừa đảm nhiệm công tác giáo dục tập thể lớp. GVCN luôn 
luôn có mặt ở lớp, luôn luôn tiếp xúc với học sinh suốt cả tuần. Vì thế có điều 
kiện thuận lợi để tiến hành công tác giáo dục học sinh, là người thay mặt nhà 
trường chịu trách nhiệm giáo dục chủ yếu nhất trong nhà trường, toàn bộ chất 
lượng giáo dục của lớp, bộ mặt đạo đức, nhân cách của học sinh trong lớp là 
phụ thuộc vào GVCN. Phương pháp điều tra và xử lý số liệu
 Phương pháp phỏng vấn
 Phương pháp nêu gương, khen thưởng
 Phương pháp trải nghiệm thực tế.
 Phương pháp nghiên cứu và đọc tài liệu.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lý luận:
 Giáo viên chủ nhiệm có vai trò, trách nhiệm lớn trong việc giáo dục, rèn 
luyện học sinh, hình thành ở học sinh những nhân cách mới, từ đó giúp các em 
lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng sống cho bản thân. Giúp các em biết cách 
khắc phục khó khăn để hoàn thiện “Đức, trí, thể, mỹ”, trang bị cho mình những 
kiến thức, những kĩ năng sống cần thiết để tiếp tục phát triển. Ở tiểu học, lứa 
tuổi các em chưa nhận thức được sâu sắc mọi vấn đề. Để làm tốt công tác chủ 
nhiệm lớp, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư nhiều thời gian, công sức.
 Gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự 
phát triển tri thức, đạo đức và kỹ năng sống của học sinh. Nhà trường được xem 
là trung tâm, môi trường giáo dục toàn diện, còn gia đình là môi trường giáo 
dục đầu tiên, ảnh hưởng đến các em.
 Giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường 
và xã hội nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm nói riêng và công tác dạy và học 
trong nhà trường nói chung.
 II.2. Thực trạng:
 *Đặc điểm tình hình lớp:
 Trong năm học 2015-2016, được sự phân công của lãnh đạo trường Lý 
Thường Kiệt. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B. Tổng số học sinh của lớp 
31; Nữ 15; Dân tộc: 3; Nữ DT: 02; Hộ nghèo 01; Hộ cận nghèo: 03. Học sinh 
khuyết tật :01. Các em được học 8 buổi/tuần,có 7 em được ăn trưa, được hỗ trợ 
đồ dùng học tập theo dự án SEQAP. Số hộ làm nông 28 em, chiếm 90,3%; hộ 
buôn bán 3 em, chiếm 9,7%. Số học sinh ở tại xã EaMnang chiếm 29 em, 2 em quan tâm đến việc học hành của con cái. Một số phụ huynh có hoàn cảnh khó 
khăn, phải đi làm ăn ở xa, gửi con nhờ người thân nuôi hộ nên không có thời 
gian quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con mình. Một số ít em còn ham 
chơi hơn ham học nên ảnh hưởng đến việc học tập. Kỹ năng tiếp thu bài của 
các em không đồng đều, trong đó có 1 em ở lại nhiều năm do gặp khó khăn 
trong học tập.
 Từ những thực trạng, khó khăn nêu trên, ngay từ các tháng đầu của năm 
học, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ở lớp 5B do mình phụ trách. Theo những 
nội dung cụ thể như: Học sinh lễ phép vâng lời thầy cô; học sinh tích cực tham 
gia các hoạt động; học sinh biết quan tâm giúp đỡ người khác, .
 Quá trình khảo sát cho kết quả cụ thể như sau:
 Đạt Chưa đạt Ghi 
 Nội dung khảo sát
 Số lượng % Số lượng % chú
Ngoan ngoãn. 29 93,5% 2 6,5 %
Biết vâng lời người lớn. 29 93,5 % 2 6,5%
Quan tâm, giúp đỡ người khác. 29 93,5% 2 6,5%
Tinh thần đoàn kết, xây dựng 
 28 90,3% 3 9,7%
tập thể.
Nề nếp tự giác, tự quản. 28 90,3% 3 9,7%
Chuẩn bị đồ dùng, sách vở trước 
 29 93,5% 2 6,5%
khi đến lớp.
Tích cực tham gia các hoạt động 
(lao động- văn hóa- văn thể – 28 90,3% 3 9,7%
mỹ).
 Qua kết quả khảo sát cho thấy ,tỉ lệ học sinh lớp 5B xếp loại đạt ở các nội 
dung vẫn ở mức tương đối, còn tồn tại một số học sinh chưa thật sự tự giác, tích 
cực tham gia các hoạt động và chưa thường xuyên quan tâm, giúp đỡ bạn, một 
số em chỉ tham gia cho có chứ chưa nhiệt tình. Sách tham khảo về công tác chủ nhiệm nhiều và phong phú về chủng 
loại.
 -Phần đông phụ huynh rất quan tâm đến con cái.
 * Mặt yếu: 
 Một số gia đình phụ huynh vì hoàn cảnh gia đình đi làm ăn xa, còn mải 
làm, chưa quan tâm đúng mức tới con cái, còn phó mặc cho nhà trường, thầy cô.
 – Học sinh chủ yếu là con gia đình lao động nên kinh tế gia đình còn gặp 
nhiều khó khăn, việc trang bị đồ dùng học tập chưa được đầy đủ, triệt để.
 d) Các nguyên nhân và các yếu tố tác động:
 * Nguyên nhân:
 – Đa số các phụ huynh đều làm nông, suốt ngày làm lụng vất vả ngoài 
đồng, ngoài rẫy, ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình.Công nghệ thông 
tin phát triển, có quá nhiều thông tin tác động tới trẻ. Trẻ chưa phân biệt được 
nên xem gì, đọc gì và làm như thế nào để hoàn thiện lối sống, nhân cách của 
mình. Phim ảnh, thông tin từ nhiều phương tiện tác động đến sự nhận thức của 
trẻ về mọi phương diện: Lối sống, đạo đức, thói quen, cách học tập
 * Các yếu tố tác động 
 – Nhiều năm gần đây có nhiều quán Internet mọc lên, thu hút sự tò mò, 
hiếu kì của các em. Các em dễ đam mê và những trò chơi vô bổ hơn là học tập.
 – Các yếu tố về gia đình, xã hội có tác động lớn đối với trẻ.
 II.3 Giải pháp, biện pháp:
 3.1) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 – Hình thành và phát triển nhân cách một cách đúng đắn để tương lai là 
một công dân tốt.
 – Giúp các em phát triển tốt về năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống. Phát 
triển năng khiếu sở trường vốn có thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà 
trường.
 3.2)Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp :
 3.2.1 Nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ năm học: con hay ít con, sự quan tâm giáo dục và phương pháp giáo dục con cái của bố 
mẹ, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, điều 
kiện sinh hoạt, vật chất kinh tế đầy đủ hay túng thiếu tất cả những điều kiện 
trên đều có khả năng ảnh hưởng đến con trẻ. Bởi vậy, việc tìm hiểu nắm vững 
hoàn cảnh sống nói chung của từng học sinh là hết sức quan trọng. Nó giúp 
GVCN biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những 
thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh. Đồng thời biết được 
phương pháp giáo dục của gia đình tốt hay không tốt. Để có thể tham mưu tư 
vấn và phối hợp với gia đình, lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp.
 3.2.3 Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh:
 Biết được thể lực, chiều cao, cân nặng  sức khoẻ của học sinh tạo cho 
giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp, vừa sức các em. Nắm vững những đặc 
điểm này GVCN giúp những em khoẻ phát huy mặt mạnh (đảm nhận những 
công việc nặng nhọc, giúp đỡ bạn yếu đau, bệnh tật) đồng thời hướng sự quan 
tâm, thông cảm, giúp đỡ của cả lớp đối với những bạn có thể trạng không bình 
thường, ưu tiên bạn kém mắt, kém tai, ngồi ở vị trí thuận lợi nhất để học có kết 
quả. Thông cảm, gần gũi, cởi mở với những em có biểu hiện lầm lì, ít 
nói,Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh giúp GVCN lựa chọn, 
sử dụng phương pháp giáo dục tốt.
 3.2.4 Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học 
sinh:
 Người giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi xem các học sinh của mình đã 
quan tâm đến bạn bè hay chưa và ở mỗi em có năng khiếu và sở thích gì ? Môn 
học nào ? Hoạt động nào ? Văn nghệ hay thể thao, nhằm điều chỉnh, hướng 
các em phát triển tốt nhất về đạo đức cũng như năng khiếu, sở trường. Thái độ, 
cách ứng xử của học sinh đối với gia đình, hàng xóm, thầy cô giáo đã phù hợp 
chưa?. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh, giáo dục.
 3.2.5 Xây dựng tập thể tự quản: – Nhiệm vụ của Lớp phó phụ trách học tập: Tổ chức điều khiển các hoạt 
động tự quản học tập của lớp, tổ chức học tập theo chủ đề, tổ chức thi đua tìm 
hiểu giải đáp các thắc mắc trong học tập, đề xuất với GVCN về kế hoạch nội 
dung học tập, phụ trách, điều khiển các tổ trưởng: các nhóm tự học, có kế hoạch 
giúp đỡ các bạn yếu kém theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần, 
hàng tháng, học kỳ và báo với GVCN trao đổi với ban cán sự lớp để có nhận 
định đánh giá hoạt động chung của lớp.
 – Nhiệm vụ của tổ trưởng: theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, 
nắm được tình hình cụ thể về học tập tình hình của từng tổ viên, tổng hợp kết 
quả hàng tuần, nhắc nhở động viên các tổ viên của tổ và báo cáo kết quả với ban 
cán sự lớp.
 – Nhiệm vụ của tổ phó: nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng và lớp phó liên quan, 
tổ chức phân công theo dõi các tổ viên thực hiện nhận xét, báo cáo cho tổ 
trưởng và lớp phó liên quan.
 – Nhiệm vụ Đội sao đỏ (cờ đỏ): theo dõi kiểm tra đánh giá, giữ gìn trật 
tự, kỷ luật, thực hiện nội qui của lớp và tổ, báo cáo kết quả hàng tuần, hàng 
tháng cho lớp trưởng và báo cáo trước lớp.
 * GVCN cần có kế hoạch bồi dưỡng các em về nhận thức, ý thức được vị 
trí vai trò nhiệm vụ của từng em trong tập thể, thông qua các hoạt động thực 
tiễn nhằm phát huy năng lực tự quản, tính sáng tạo của các em.
 – Tổ chức cho học sinh phân tích, đánh giá, hoạt động, giúp các em khắc 
phục khó khăn, động viên kịp thời những cố gắng của từng em, xây dựng và 
phát triển uy tín của cá nhân đối với tập thể, tuyệt đối không được tạo ra sự đối 
lập giữa các em với các thành viên trong tập thể. Đội ngũ cán bộ lớp càng có 
năng lực tổ chức quản lý và gương mẫu mọi mặt với tập thể lớp bao nhiêu thì 
hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm càng có hiệu quả bấy nhiêu. Bởi vậy, 
việc lựa chọn bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản điều hành tốt mọi 
hoạt động của tập thể là hết sức quan trọng để xây dựng lớp tự quản.
 * Chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_cong_tac.docx