Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 5 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc

Mục tiêu giáo dục hiện nay cũng như bất cứ giai đoạn phát triển nào của xã hội là giáo dục học sinh toàn diện về các mặt: văn, thể, mỹ là kĩ năng cơ bản của con người Việt Nam. Đó là tạo ra những con người hữu ích cho xã hội, những con người và thế hệ có tư cách đạo đức, có kiến thức kỹ năng, những con người có sức khỏe, tinh thần học tập cầu tiến, tính năng động sáng tạo trong công việc, có ý thức tổ chức kỉ luật, có ý thức tập thể cộng đồng, có ý chí kiên quyết và bảo vệ tổ quốc, có ý thức bảo vệ môi trường, có nếp sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói chung mong mỏi lớn nhất của Ngành là đào tạo ra những thế hệ có đầy đủ trí tuệ, thể chất sức khoẻ và nghị lực vượt khó. Người trực tiếp đào tạo những người như thế không ai khác chính là giáo viên. Người giáo viên giỏi là người phải hết sức quan tâm đến việc giúp học sinhtiếp thu kiến thức, hình thành nhân cách và đạo đức cho học sinh, là giúp học sinh khám phá nguồn kiến thức về tự nhiên, ứng xử với người thân, bạn bè và trông cộng đồng, …Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến.

Công tác giáo dục học sinh cá biệt là công tác không thể thiếu của người giáo viên đứng lớp. Học sinh cá biệt, những đối tượng này chỉ chiếm số ít của lớp học nhưng đây cũng là vấn đề khó khăn trong công tác chủ nhiệm, nếu không khéo léo sẽ làm ảnh hưởng đến học sinh khác. Từ đó để làm tốt công tác giáo dục học sinh cá biệt thì đòi hỏi người giáo viên không những giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về công tác chủ nhiệm, giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách học sinh, được các em tin yêu và cha mẹ tín nhiệm, có sức cảm hóa , có bản lĩnh và biết xử lý các tinh huống đa dạng, đối xử công bằng trong nhận xét đánh giá học sinh. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệmcó vai tròquan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc học tâp cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.

Lâu nay các thầy cô giáo vẫn trăn trở rất nhiều về tình hinh học sinh cá biệt ở lớp ngày càng tăng.Làm thế nào để giúp học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học tập.Qua quá trình giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, bằng vốn kinh nghiệm của mình tôi mạnh dạn đưa ra: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 5A2 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc.

docx 11 trang duylinh 11/10/2024 430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 5 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 5 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 5 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc
 SKKN THI GVCN GIỎI CẤP HUYỆN
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 5A2 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CÁI TẮC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mục tiêu giáo dục hiện nay cũng như bất cứ giai đoạn phát triển nào của xã hội 
là giáo dục học sinh toàn diện về các mặt: văn, thể, mỹ là kĩ năng cơ bản của 
con người Việt Nam. Đó là tạo ra những con người hữu ích cho xã hội, những 
con người và thế hệ có tư cách đạo đức, có kiến thức kỹ năng, những con người 
có sức khỏe, tinh thần học tập cầu tiến, tính năng động sáng tạo trong công việc, 
có ý thức tổ chức kỉ luật, có ý thức tập thể cộng đồng, có ý chí kiên quyết và 
bảo vệ tổ quốc, có ý thức bảo vệ môi trường, có nếp sống lành mạnh, đáp ứng 
nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói chung mong mỏi lớn 
nhất của Ngành là đào tạo ra những thế hệ có đầy đủ trí tuệ, thể chất sức khoẻ 
và nghị lực vượt khó. Người trực tiếp đào tạo những người như thế không ai 
khác chính là giáo viên. Người giáo viên giỏi là người phải hết sức quan tâm 
đến việc giúp học sinhtiếp thu kiến thức, hình thành nhân cách và đạo đức cho 
học sinh, là giúp học sinh khám phá nguồn kiến thức về tự nhiên, ứng xử với 
người thân, bạn bè và trông cộng đồng, Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong 
nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục 
học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những 
học sinh cá biệt, chậm tiến.
Công tác giáo dục học sinh cá biệt là công tác không thể thiếu của người giáo 
viên đứng lớp. Học sinh cá biệt, những đối tượng này chỉ chiếm số ít của lớp 
học nhưng đây cũng là vấn đề khó khăn trong công tác chủ nhiệm, nếu không 
khéo léo sẽ làm ảnh hưởng đến học sinh khác. Từ đó để làm tốt công tác giáo 
dục học sinh cá biệt thì đòi hỏi người giáo viên không những giỏi về chuyên 
môn mà còn giỏi về công tác chủ nhiệm, giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt 
tình, biết tôn trọng nhân cách học sinh, được các em tin yêu và cha mẹ tín 
nhiệm, có sức cảm hóa , có bản lĩnh và biết xử lý các tinh huống đa dạng, đối xử 
công bằng trong nhận xét đánh giá học sinh. Như vậy nhiệm vụ của người giáo 
viên chủ nhiệmcó vai tròquan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc học tâp cũng như 
rèn luyện nhân cách của học sinh.
Lâu nay các thầy cô giáo vẫn trăn trở rất nhiều về tình hinh học sinh cá biệt ở 
lớp ngày càng tăng.Làm thế nào để giúp học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học 
tập.Qua quá trình giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, bằng vốn kinh 
nghiệm của mình tôi mạnh dạn đưa ra: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá 
biệt lớp 5A2 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc. - Do đặc thù tâm lí lứa tuổi tiểu học các em chưa có ý thức tự học cao, chưa tự 
mình có phương pháp học tập tích cực nhằm hướng tới kết quả tốt trong học tập.
- Các em còn la cà dọc đường, xem tivi, còn ghé vào quán để chơi game.Cũng 
là do một phần cha mẹ là công nhân không quản lí được giờ giấc đến trường, 
chưa có biện pháp, thời gian hướng dẫn các em học tập và sinh hoạt của các em. 
Đó là hậu quả của việc gia đình quan tâm chưa đúng mức - góp phần thêm cho 
việc học tập không đạt hiệu hiệu quả. 
- Một vài phụ huynh ngại đi họp do con học chưa tốt, vì thế mà việc trao đổitình 
hình học tập cảu học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh còn gặp khó 
khăn.
 - Một số học sinh trong lớp có hoàn cảnh khó khăn như bố mẹ li hôn (Nhi, 
Thiên, Tú),  nên ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề chủ nhiệm..
 Ở tất cả học sinh cá biệt trên đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và 
năng lực học tập của học sinh. Nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn, giáo dục 
các em thì dễ dẫn đến, các em từ những hành vi nhỏ đến việc làm không có ý 
thức khác và sau này có nguy cơ không tốt cho xã hội.
III.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Từ thực tế lớp học có 4 học sính cá biệt như vậy, bản thân tôi cũng đã từng sử 
dụng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh cá biệt như:nhắc nhở, 
khiển trách, Nhưng tôi thấy không đem lại kết quả, các biện pháp cứng rắn 
dường như phản tác dụng.Tôi đổi chiến lược, mỗi khi các em không thuộc bài, 
không làm bài, bỏ học, ..tôi đều bình tĩnh để tìm ra hướng giải quyết, tôi đã nhẹ 
nhàng hơn với học sinh, tăng cường phương pháp kỉ luật tích cực. Khi học sinh 
vi phạm tôi động viên, khuyến khích, dùng tình cảm bạn bè, lấy nghĩa cô trò, 
tinh cảm gia đình, lắng nghe học sinh nhiều hơn. Không khí lớp học từ nặng nề 
trở nên thoải mái, học sinh biết vâng lời và tự giác nhận lỗi. Có kết quả khả 
quan nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để làm tốt công tác giáo dục học 
sinh cá biệt ở lớp 5A2 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc.
 1.Tìm hiểu thông tin cá nhân học sinh:
 Ngay từ đầu năm học, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì người giáo viên 
chủ nhiệm phải tìm hiểu tâm sinh lý, nhu cầu, nguyện vọng, ước mong, khả 
năng, trình độ của từng em. Nắm vững hoàn cảnh sống, những tác động của gia 
đình, mối quan hệ xã hội, Nên ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra những 
thông tin cá nhân của học sinh qua nhiều hinh thức để có cơ sở lập kế hoạch chủ 
nhiêm.Cụ thể cách làm như sau: +Sống giản dị lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi, cởi mở, có tác phong 
chuẩn mực.
 +Ham hiểu biết cái mới, luôn nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp và rèn 
luyện sự hoàn thiện nhân cách.
 4. Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương, 
Ban giám hiệu nhà trường.
Để giáo dục được học sinh cá biệt, mỗi giáo viên cần phải biết phối hợp kịp 
thời, linh hoạt giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa giáo viên và học 
sinh.Trong đó, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò như là chiếc cầu nối, là mắc xích 
của sự phối hợp được thể hiện qua các mối quan hệ.
 Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ nhiệm 
nắm rõ hơn về thời gian biểu của các em cũng như các thói quen, sở thích và 
tính cách của từng học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo 
viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn dể giúp học sinh của mình chuyên cần 
hơn trong học tập. Khi có học sinh bỏ học thìgiáo viên chủ nhiệm cần phải 
thông báo ngay cho Ban giám hiệu nhà trường, đồng thời sắp xếp thời gian gặp 
trực tiếp phụ huynh để trao đổi các thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối 
hợp tốt nhất đưa học sinh trở lại trường. Qua đó thể hiện sự quan tâm sâu sát 
của nhà trường, đồng thời tạo sự tin tưởng của phụ huynh học sinh đối với nhà 
trường khi con em mình được học tập ở tại trường. Học sinh sẽ trở nên chuyên 
cần, tích cực học tập hơn nếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường có hiệu 
quả.
 5. Giáo viên chủ nhiệm biết chấp nhận và yêu thương, tạo niềm tin đối với 
học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phải yêu thương học sinh, xem các em như người thân của 
mình, cố gắng để giúp học sinh vượt qua những biến cố, những vấn đề đã xãy ra 
trong quá trình sống và nó đã trở thành vết thương tâm, khó phai mờ trong tâm 
hồn các em.
 Đối xử công bằng đối với các em, không thiên vị, không xử lý các sai phạm của 
học sinh theo cảm tính.
 Khuyến khích khen chê học sinh đúng mục đích, đúng việc, đúng lúc, tế nhị mà 
hiệu quả.
 Giáo viên chủ nhiệm phải tự đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu được hành 
vi và thái độ của các em. Giúp đỡ các emtrong thực hành, lối sống, bằng sự 
quan tâm, chăm sóc ân cần, động viên của người giáo viên. học tập sẽ giúp các em này tiến bộ. Giáo viên lập thời gian biểu học tập riêng 
cho em để phù hợp với hoàn cảnh của em.Ngoài ra để giúp đỡ cho gia đinh 
giảm bớt đi phần nào khó khăn, giáo viên sẽ nhận đỡ đầu cho em, mua cho em 
một số dụng cụ học tập, đề nghị với Ban giám hiệu hỗ trợ thêm. Chính sự gần 
gũi, chân thành , nhẹ nhàng của giáo viên sẽ giúp cho em vui vẻ, bớt mặc cảm 
và sẽ thay đổi cố gắng hơn trong học tập.
 Những học sinh cá biệt học lực yếu do mất căn bản từ lớp dưới, hay nói dối 
bệnh để nghỉ học. Thì giáo viên cần phải vừa ôn kiến thức cũ, vừa giảng bài 
mới, giảng lại những phần bài tập học sinh chưa hiểu, nên khơi lại trí nhớ các 
em. Sau mỗi bài học nên hỏi học sinh đã hiểu bài chưa, học sinh nào còn lúng 
túng thì giáo viên giảng lại rồi gọi em đó lên thực hành làm bài tập để cho em 
tiếp thu bài được tốt hơn. Giáo viên sẽ ôn luyện, phụ đạo cho các em này các 
tiết trái buổi, giờ ra chơi giúp các em nắm được kiến thức cơ bản của chương 
trình học tập.Thay đổi phương pháp dạy học tạo sự hứng thú học tập. Thường 
xuyên trò chuyện, phân tích cho em thấy lợi ích của việc học.
 -Đối với học sinh cá biệt do bạn bè rủ rê, lôi kéo sa đà, lao vào những cuộc 
chơi vô bổ, ảo giác của games online và việc học của em ngày càng giảm 
xúc.Để có tiền chơi games, em nói dối, lấy trộm tiền của cha mẹ và người thân 
gây phiền hà cho gia đình và nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với 
gia đình để có những biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ em. Giáo viên cùng 
gia đình phải quan tâm, theo dõi để biết được các em tiếp xúc, quan hệ đối 
tượng nào, sẽ gặp trực tiếp đối tượng đó khuyên nhủ không nên rủ bạn đi chơi 
vì bạn còn thời gian để học nếu không hiệu quả gia đình cần làm công tác tham 
mưu với chính quyền địa phương can thiệp, giúp đỡ để các em tránh được đối 
tượng xấu rủ rê các em nghỉ học đi chơi. Đối với học sinh này giáo viên có vai 
trò rất quan trọng-trực tiếp gắn bó, gần gũi, quan tâm đặc biệt đến các em. Sau 
mỗi giờ học, giáo viên phải giành thời gian để củng cố những kiến thức hỏng 
cho em, vừa cứng rắn nhưng thấy rõ tác hại của việc nghiện games và từ đó sẽ 
từng bước làm thay đổi nhận thức của em, kéo em trở về.
 -Đối với học sinh cá biệt học yếu do ham chơi, không học bài. Giáo viên phải 
có biện pháp như kiểm tra thường xuyên, hằng ngày. Truy bài, kiểm tra việc 
làm bài tập của các em vào đầu giờ của mỗi tiết học. Bên cạnh đó giáo viên 
động viên các em bằng cách sau giờ học, chuyển tiết nên để học sinh lên hướng 
dẫn trò chơi cho cả lớp, khi hướng dẫn xong giáo viên nên tuyên dương , cho cả 
lớp vỗ tay. Dần dần các em học cá biệt sẽ có những chuyển biến tích cực, tự 
thấy rằng mỗi ngày đến trường là một niềm vui, không cảm thấy bị căng thẳng, 
áp lực trong học tập mà sẽ có ý thức, tự giác trong học tập trở lại.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.docx