Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ Lớp 1 hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác
Trong nhà trường, người giáo viên chủ nhiệm chính là cầu nối quan trọng giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường. Bởi vậy, người giáo viên chủ nhiệm có một vai trò vô cùng to lớn trong công tác quản lý cũng như giảng dạy học sinh. Hiểu được điều đó, mà tôi khi được phân công làm công tác chủ nhiệm luôn cố gắng hết sức làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Năm học 2022-2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1B, qua công tác tuyển sinh và tìm hiểu thì lớp 1B của tôi có một học sinh khuyết tật hòa nhập Lưu Đức Hùng. Em Hùng thuộc đối tượng học sinh khuyết tật trí tuệ loại nhẹ và có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nắm được hoàn cảnh cũng như khả năng của Hùng mà bản thân tôi, với vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, luôn cố gắng tìm ra những biện pháp phù hợp nhất để thúc đẩy sự tiến bộ của Hùng khi tham gia học hòa nhập cùng các bạn. Trong biện pháp này, tôi đề cập và nhấn mạnh về vấn đề làm thế nào để giáo dục học sinh khuyết tất trí tuệ lớp 1 hình thành và phát triển về năng lực giao tiếp và hợp tác. Vì tôi nghĩ muốn học sinh khuyết tật trí tuệ có thể lĩnh hội được kiến thức cơ bản một cách hiểu quả thì trước tiên phải trang bị cho các em một số năng lực cần thiết và cơ bản của học sinh để em đó có bước đệm vững chắc, hỗ trợ cho việc hình thành và lĩnh hội kiến thức. Từ thực tế việc giảng dạy học sinh lớp 1 có học sinh bị khuyết tật trí tuệ và từ nhận thức hiểu biết về trẻ khuyết tật nên tôi đã mạnh dạn và lựa chọn đi sâu vào nghiên cứu và đưa ra biện pháp: “Một số biện pháp giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 1 hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác”.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ Lớp 1 hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ Lớp 1 hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác
1 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 1. Lí do chọn biện pháp............................................................. Trang 2 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................. Trang 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. Trang 3 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.............................................. Trang 3 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................... Trang 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trang 4 1. Cơ sở lí luận Trang 4 2. Cơ sở thực tiễn... Trang 6 3. Các biện pháp. Trang 6 III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Trang 12 1. Kết quả Trang 12 2. Ứng dụng Trang 14 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Trang 14 1. Kết luận.. Trang 14 2. Kiến nghị Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 17 3 và phát triển được các năng lực giao tiếp và hợp tác. Để em có thể hòa nhập được với các bạn cùng trang lứa. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với các biện pháp về nội dung phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học thì đã có rất nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, đối tượng mà tôi nghiên cứu không phải là một học sinh bình thường mà là một học sinh khuyết tật trí tuệ theo học đúng độ tuổi. Việc rèn luyện và phát triển kỹ năng cho học sinh lớp 1 bình thường đã khó thì với học sinh khuyết tật trí tuệ còn khó khăn hơn nhiều. Mọi yêu cầu đối với học sinh khuyết tật trí tuệ hoàn toàn khác. Để làm được điều đó, tôi đã phải tìm hiểu rất nhiều về trẻ khuyết tật trí tuệ (nguyên nhân, biểu hiện, cách khắc phục...) từ đó đưa ra bài học cho bản thân. Cùng với việc dạy học hàng ngày, tôi cố gắng trang bị cho em học sinh khuyết tật trí tuệ đó hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác cần thiết giúp em đó có nền tảng tốt hơn, hỗ trợ em đó trong việc lĩnh hội kiến thức cơ bản dễ dàng hơn. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: em Lưu Đức Hùng học sinh lớp 1B Trường Tiểu học Minh Khai Phạm vi nghiên cứu là: hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác cho học sinh khuyết tật 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu của biện pháp đề ra tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìn tòi áp dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu) - Phương pháp điều tra - Phương pháp phân tích tổng hợp 5 Tôi nắm được tình hình của học sinh: Đánh giá ban đầu về học sinh Lưu Đức Hùng từ những ngày đầu theo học: Học sinh nói được câu ngắn; hạn chế giao tiếp cùng bạn bè, thầy cô; không hợp tác trong giờ học cùng cô giáo; vứt sách vở, đồ dùng bừa bãi; không biết thể hiện nhu cầu của bản thân; hay chạy nhảy, nói tự do trong lớp; hay ngủ trong giờ học; Hình ảnh bạn Hùng trong giờ học và bạn đưa đi vệ sinh. 7 - Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân. - Tiếp nhận được những văn bản của đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản. - Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ với hình ảnh, của chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng. - Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được đối tượng khi giao tiếp. 3.2 Biện pháp 2: Thông qua quá trình dạy học. Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh khuyết tật trí tuệ hòa nhập là một trong những việc chính, quan trọng. Hàng ngày các em đến lớp học tập, trải nghiệm, sinh hoạt cùng nhau. Chính vì sự hoạt động thường xuyên này, nên giáo viên càng cần thiết quan tâm hỗ trợ, theo dõi và hướng dẫn các hành vi, hoạt động của em học sinh khuyết tật trí tuệ hòa nhập trong suốt quá trình dạy học. Để quá trình rèn luyện cho em Hùng được hiệu quả hơn, tôi đã quan tâm trước những việc sau để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục Hùng: - Tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực: Giáo viên luôn là người quan tâm gần gũi Hùng. Kiên trì lắng nghe và rèn Hùng vào các hoạt động có mục đích trước của mình. Lựa chọn những bạn thân thiết, gần gũi với Hùng và có năng lực giao tiếp tốt, hoạt ngôn ngồi bên cạnh để giúp đỡ Hùng trong mọi hoàn cảnh. Thường xuyên nói chuyện với Hùng để tạo sự tin tưởng, gần gũi, cởi mở giúp Hùng đến gần mình hơn, thuận lợi cho việc hỗ trợ rèn luyện và phát triển một số năng lực, phẩm chất cho Hùng mỗi ngày khi cần thiết. - Chọn vị trí ngồi thuận lợi cho Hùng để tiện cho việc quan sát, giúp đỡ Hùng kịp thời. a) Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác 9 ngoài thực hiện nhu cầu cá nhân. Qua vài lần hướng dẫn và nhắc nhở giờ đây mỗi khi Hùng muốn đi đâu Hùng đều lên xin phép tôi và phải được tôi đồng ý Hùng mới được đi. Trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh trên lớp, tôi cũng luôn dặn dò và nhắc nhở học sinh khi các con nói chuyện, giao tiếp với bất kỳ ai cũng phải nói đầy đủ câu; có thưa gửi, lễ phép với người lớn tuổi. Đặc biệt khi các con chơi với bạn Hùng, trò chuyện với bạn các con cũng phải nói đầy đủ để bạn học tập theo. Trong việc giáo dục học sinh chào hỏi thầy cô, và khách đến trường tôi đã mời một số em học sinh lên bảng làm mẫu, chào mẫu cho học sinh học tập theo. Lúc này, tôi lại hướng mắt đến Hùng, theo dõi Hùng xem Hùng có chú ý và lắng nghe các bạn không, sau đó tôi yêu cầu Hùng nói lời chào khi gặp các thầy cô trong trường. Một hai ngày đầu, khi tôi đón học sinh tới trường ở dưới cổng trường, trong khi các học sinh bình thường biết chào hỏi đầy đủ, Hùng chỉ khoanh tay, cúi đầu. Tôi liền dừng lại và yêu cầu Hùng nói lời chào cô đầy đủ, lúc này Hùng chỉ cúi đầu và nói được “Chào” hay cúi đầu và nói “Chào cô”. Tôi vẫn kiên trì đứng đó hướng dẫn Hùng và yêu cầu Hùng nói đầy đủ, tôi phải nói mẫu và bảo Hùng nhắc lại theo và cuối cùng Hùng đã nói được lời chào cô đầy đủ. Tuy nhiên, Hùng chỉ thực hiện hành vi “Chào” đối với người thân, người quen; với những người lạ, ít giao tiếp thì Hùng hay xuất hiện những hành vi không chào. Tuy nhiên, việc thực hiện rèn luyện cho Hùng lâu dài thì sau này khi lớn lên thì Hùng sẽ phần nào khắc phục được hạn chế này, phát triển hơn về quan hệ xã hội. Tôi hiểu rằng với một học sinh khuyết tật trí tuệ hòa nhập như Hùng việc hình thành và rèn luyện năng lực hay những việc nhỏ nhất phải dần dần, lặp đi lặp lại thì sớm muộn sẽ có được kết quả. * Hình thành và phát triển năng lực hợp tác 11 Các bạn trong lớp hỗ trợ Hùng trong việc ăn uống tại trường 3.3 Biện pháp 3: Thông qua phối kết hợp với gia đình học sinh khuyết tật trí tuệ hòa nhập. - GV cần chia sẻ thẳng thắn với gia đình học sinh khuyết tật trí tuệ hòa nhập về tình hình học sinh ở lớp, giúp cho cha mẹ có cái nhìn, nhận thức đúng đắn về khả năng và tình trạng của con đang gặp phải. - GV phối hợp với gia đình học sinh khuyết tật trí tuệ hòa nhập để cùng kết hợp, thống nhất phương pháp can thiệp ở gia đình cũng như ở trường để tăng hiệu quả giáo dục. + Không cho học sinh xem tivi, điện thoại trong một thời gian dài. + Thường xuyên dành thời gian trò chuyện với con. + Thường xuyên đưa con đi tham gia các hoạt động giao lưu, tham gia các hoạt động đông người để tăng tương tác xã hội. 13 học sinh nói chung và học sinh khuyết tật trí tuệ nói riêng có nhiều cơ hội được trải nghiệm, hình thành được một số năng lực, phẩm chất tích cực. III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 1. Kết quả Sau thời gian ngắn là 4 tháng đồng hành cùng Hùng, tôi thấy em có sự tiến bộ hơn so với đầu năm. Từ ngày đầu em không chịu ngồi yên một chỗ, thường xuyên đi lại, nói tự do một mình, hay nghịch và ngủ trong giờ, gọi em không có phản ứng và hỏi em thì em không trả lờithì sau thời gian rèn luyện cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của các thầy cô giáo, các bạn trong lớp và sự cố gắng của bản thân em thì em đã có sự tiến bộ một cách tích cực, hình thành được năng lực giao tiếp và hợp tác ở mức đơn giản nhưng với Hùng– một học sinh khuyết tật trí tuệ hòa nhập thì đó là một sự cố gắng và tiến độ vô cùng. Giờ đây, Hùng đã có phản ứng lại với yêu cầu tham gia giao tiếp của người khác (đặc biệt thấy rõ là đối với những người quen thuộc, thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với em). Bắt đầu hợp tác thực hiện một số yêu cầu đơn giản trong lớp học: lấy được một số đồ dùng học tập quen thuộc khi tham gia vào hoạt động học tập cụ thể (ví dụ như lấy vở tập viết và bút chì trong khi luyện viết...). Biết trả lời ngắn khi cô giáo hỏi giao tiếp hàng ngày, ví dụ như: có, không, xong rồi,... và hướng ánh mắt nhìn vào người đối diện, có thể kể được với bà về điều cô giáo nhắc trên lớp. Biết xin phép khi ra ngoài đi vệ sinh, đi uống nước khi có nhu cầu, biết thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mức độ đơn giản. Tham gia chơi một số trò chơi đơn giản cùng các bạn khác trong giờ ra chơi, giờ sinh hoạt tập thể...
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_khu.pdf
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ Lớp 1 hình thành và phát.pptx