Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc” của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thế
Với mong muốn nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, tác giả đư ẩ và áp dụng giải pháp “Một số biện pháp nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc” của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thế- Bắc Giang” với các mục đích như sau:
Thứ nhất, Khắc phục những hạn chế của các giải pháp cũ đã thực hiện, nhất là việc chưa đưa ra các tiêu chí cụ thể để xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. Giải pháp sáng kiến đưa ra sẽ góp phần làm sâu sắc và cụ thể hơn các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc theo đúng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, lớp học hạnh phúc theo kế hoạch của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/4/2019 và kế hoạch số 75/KH-SGDĐT, ngày 05/9/2023 của Sở GDĐT Bắc Giang.
Thứ hai, với việc áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, tôi đã góp phần xây dựng được môi trường học đường kỷ luật nghiêm minh, nhưng trần đầy niềm vui, hạnh phúc từ sự tự giác và ý thức tích cực của mỗi người với giá trị cốt lõi của trường học hạnh phúc:
“Yêu thương – An Toàn – Tôn trọng”.
Thứ ba, giải pháp cũng đưa ra một số gợi ý cho giáo viên trong việc xây dựng các mối quan hệ tổng hòa giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh, học sinh với phụ huynh, giáo viên với phụ huynh. Theo tôi, xây dựng và duy trì các mối quan hệ này trên tinh thần yêu thương, tôn trọng và tin tưởng là điều thực sự rất cần thiết để xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.
Cuối cùng, trong các giải pháp của đề tài, tôi đã xây dựng được các hoạt động và chủ đề sinh hoạt lớp mà giáo viên có thể áp dụng để làm cho giờ sinh hoạt không còn nhàm chán, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt được đầy đủ hơn những nguyện vọng của học sinh để có cách giải quyết thỏa đáng. Thông qua việc thực hiện các chủ đề sinh hoạt lớp cũng giúp cho học sinh rèn luyện sự tự tin khi trình bày vấn đề trước đám đông. Từ đó, các em có thêm tinh thần tập thể, sự đoàn kết gắn bó, biết cách hợp tác trong công việc góp phần xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần tương thân tương ái.
Thứ nhất, Khắc phục những hạn chế của các giải pháp cũ đã thực hiện, nhất là việc chưa đưa ra các tiêu chí cụ thể để xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. Giải pháp sáng kiến đưa ra sẽ góp phần làm sâu sắc và cụ thể hơn các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc theo đúng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, lớp học hạnh phúc theo kế hoạch của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/4/2019 và kế hoạch số 75/KH-SGDĐT, ngày 05/9/2023 của Sở GDĐT Bắc Giang.
Thứ hai, với việc áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, tôi đã góp phần xây dựng được môi trường học đường kỷ luật nghiêm minh, nhưng trần đầy niềm vui, hạnh phúc từ sự tự giác và ý thức tích cực của mỗi người với giá trị cốt lõi của trường học hạnh phúc:
“Yêu thương – An Toàn – Tôn trọng”.
Thứ ba, giải pháp cũng đưa ra một số gợi ý cho giáo viên trong việc xây dựng các mối quan hệ tổng hòa giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh, học sinh với phụ huynh, giáo viên với phụ huynh. Theo tôi, xây dựng và duy trì các mối quan hệ này trên tinh thần yêu thương, tôn trọng và tin tưởng là điều thực sự rất cần thiết để xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.
Cuối cùng, trong các giải pháp của đề tài, tôi đã xây dựng được các hoạt động và chủ đề sinh hoạt lớp mà giáo viên có thể áp dụng để làm cho giờ sinh hoạt không còn nhàm chán, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt được đầy đủ hơn những nguyện vọng của học sinh để có cách giải quyết thỏa đáng. Thông qua việc thực hiện các chủ đề sinh hoạt lớp cũng giúp cho học sinh rèn luyện sự tự tin khi trình bày vấn đề trước đám đông. Từ đó, các em có thêm tinh thần tập thể, sự đoàn kết gắn bó, biết cách hợp tác trong công việc góp phần xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần tương thân tương ái.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc” của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc” của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thế
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG TRƯỜNG THPT YÊN THẾ ****** THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN “Một số biện pháp nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc” của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thế- Bắc Giang”. Họ và tên : Phạm Thị Hằng Chức vụ : Giáo viên. Tổ : Sử - Địa Yên Thế, tháng 3 năm 2024 MỤC LỤC 1. Tên sáng kiến 2 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đàu hoặc áp dụng thử 2 3. Các thông tin cần bảo mật 2 4. Mô tả các giải pháp cũ cần làm 2 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến 6 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến 6 7. Nội dung 7 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến. 7 7.1.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp 7 hướng tới xây dựng “Lớp học hạnh phúc” 7.1.2. Giải pháp 2: Áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực 10 7.1.3. Giải pháp 3: Xây dựng các mối quan hệ giữa giáo 14 viên- học sinh – phụ huynh tin tưởng, thân thiện, vui vẻ 7.1.4. Biện pháp 4: Xây dựng các hoạt động tập thể, sinh 23 hoạt theo chủ đề 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến 27 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến 28 Phụ lục 1 31 Phụ lục 2 34 Phụ lục 3 37 Phụ lục 4 38 Phụ lục 5 41 3 - Giải pháp cũ: Trong những năm học qua, trường THPT Yên Thế, đặc biệt đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tập trung xây dựng phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hướng tới xây dựng môi trường “Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc” bằng một số giải pháp cụ thể sau: + Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh: Tổ chức các hoạt động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các hoạt động trong Tháng Thanh niên và kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, các hoạt động tình nguyện “Mùa hè xanh” hay “Mùa xuân cho em”, các hoạt động hỗ trợ kì thi Tốt nghiệp THPTQG – “Anh, chị tôi đi thi”. + Tạo không gian lớp học thân thiện, tích cực: ngay từ đầu năm học, các lớp đã trang bị Tivi, điều hòa, cây xanh..để phục vụ cho việc học tập tốt hơn, mang lại nhiều niềm vui hơn cho các em mỗi ngày đến trường. + Tổ chức xây dựng nội quy trường học, lớp học: Thông qua nội quy của nhà trường vào đầu năm học; Giáo viên chủ nhiệm các lớp xây dựng và thông qua nội quy lớp học để học sinh thực hiện. + Tổ chức thăm hỏi, động viên đối với các bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; biểu dương, khen thưởng các em học sinh ngoan, có thành tích trong học tập, rèn luyện. - Hạn chế của giải pháp cũ: + Về phía học sinh: vẫn còn tình trạng học sinh không thấy vui khi đến lớp, hoặc ít khi thấy vui khi đến lớp; sợ thày cô, không gần gũi, thân thiện, chia sẻ cởi mở với thày cô; tính tự giác, tự ý thức chấp hành nội quy, quy định của nhà trường của một số học sinh chưa cao. Nhiều học sinh nhút nhát e dè khi tham gia hoạt động của trường lớp, ngại chia sẻ với giáo viên, hành động tự phát dẫn đến các em mắc khuyết điểm. Qua kết quả khảo sát cảm xúc của học sinh ở các lớp 10a3 (36 hs), 10a7 (45 hs), 11a1 (27 hs), 11a6 (45 hs), 12a3 (40 hs) (mục III.21 trong Phiếu Điều tra thông tin học sinh đầu năm học 2023-2024) cho thấy: còn nhiều học sinh chỉ coi lớp học là nơi mà các em đến để tiếp thu kiến thức, thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Khá nhiều em chưa thật sự yêu thích, gắn bó với trường, lớp của mình. Có 19,69% học sinh không bao giờ cảm thấy vui, 55,44% học sinh thỉnh thoảng thấy vui khi vui khi đến trường. Nhiều học sinh còn sợ thầy cô, không dám gần gũi, cởi mở chia sẻ với thầy cô giáo. Có 55,96% học sinh không bao giờ cảm thấy gần gũi, thân thiện với thầy cô giáo. Nhiều học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin trước đám đông, học sinh chưa thật sự tích cực hoạt động, chưa chủ động, sáng tạo trong học tập, còn thiếu khả năng cộng tác. 56,48% học sinh không cảm thấy tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể hoặc đứng trước đám đông: 5 + Trong lớp học, có sự đa dạng lớn về nhu cầu, khả năng của học sinh. Điều này tạo ra thách thức trong việc đáp ứng các nhu cầu và mong muốn khác nhau của từng học sinh. Một số học sinh có hành vi khó kiểm soát hoặc tiêu cực, tạo ra thách thức trong việc duy trì một môi trường học tích cực. + Một số phụ huynh không hỗ trợ đủ lớn trong việc xây dựng một lớp học hạnh phúc, tạo ra thách thức trong việc hợp tác giữa nhà trường và gia đình. + Áp lực từ xã hội và các yếu tố bên ngoài tạo ra thách thức trong việc duy trì một môi trường học hạnh phúc, đặc biệt là trong một số trường hợp nơi áp lực học vấn và cuộc sống gia đình là rất lớn Qua kết quả khảo sát và phân tích nguyên nhân của thực trạng xây dựng “Lớp học hạnh phúc” ở trường THPT Yên Thế cho thấy: để xây dựng được môi trường lớp học hạnh phúc là cả một nghệ thuật, yêu cầu sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan, trong đó, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc giáo viên chủ nhiệm đưa ra và thực hiện các biện pháp xây dựng “Lớp học hạnh phúc” là thực sự cần thiết. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Sinh thời Hồ Chí Minh khẳng định “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trong nghị quyết trung ương II khóa VIII cũng nêu: “Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Con người” được coi là mục tiêu, là động lực quan trọng trong sự phát triển của toàn xã hội. Trong giáo dục – đào tạo, hai hoạt động dạy học và giáo dục đạo đức phải diễn ra song song, bổ trợ lẫn nhau để phát triển toàn diện cho học sinh. Như vậy, việc xây dựng một lớp học không chỉ đòi hỏi sự chú trọng về kiến thức mà còn là việc tạo ra một môi trường tích cực, nơi mà học sinh cảm thấy hạnh phúc và được khuyến khích để phát triển toàn diện. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Để tạo ra môi trường học tập tích cực cho học sinh, từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào được toàn ngành hưởng ứng và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Đó là sự nỗ lực của Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, hạnh phúc là một khái niệm khó định nghĩa, nó tùy vào cảm nhận của mỗi người. Nhưng nói đến trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì ai cũng nghĩ đến những nụ cười, những ánh mắt ánh lên niềm vui của thầy cô giáo, của học trò, nghĩ đến những miệt mài, hăng say của các thầy cô trong mỗi bài giảng, nghĩ đến những nỗ lực không mệt mỏi của các lớp học trò trên hành trình chinh phục ước mơ của mình, ... Song thực tế, để xây dựng “Lớp học hạnh phúc” đạt hiệu quả như mong muốn không phải là chuyện dễ. Nó cần sự nỗ lực rất nhiều của Ban giám hiệu, của mỗi thầy cô giáo, của từng học sinh trong nhà trường. Theo tôi, để xây dựng được “Lớp học hạnh phúc” phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc từ mỗi thầy cô, đặc biệt là các thầy cô làm công tác chủ nhiệm lớp. 7 Thứ hai, với việc áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, tôi đã góp phần xây dựng được môi trường học đường kỷ luật nghiêm minh, nhưng trần đầy niềm vui, hạnh phúc từ sự tự giác và ý thức tích cực của mỗi người với giá trị cốt lõi của trường học hạnh phúc: “Yêu thương – An Toàn – Tôn trọng”. Thứ ba, giải pháp cũng đưa ra một số gợi ý cho giáo viên trong việc xây dựng các mối quan hệ tổng hòa giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh, học sinh với phụ huynh, giáo viên với phụ huynh. Theo tôi, xây dựng và duy trì các mối quan hệ này trên tinh thần yêu thương, tôn trọng và tin tưởng là điều thực sự rất cần thiết để xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. Cuối cùng, trong các giải pháp của đề tài, tôi đã xây dựng được các hoạt động và chủ đề sinh hoạt lớp mà giáo viên có thể áp dụng để làm cho giờ sinh hoạt không còn nhàm chán, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt được đầy đủ hơn những nguyện vọng của học sinh để có cách giải quyết thỏa đáng. Thông qua việc thực hiện các chủ đề sinh hoạt lớp cũng giúp cho học sinh rèn luyện sự tự tin khi trình bày vấn đề trước đám đông. Từ đó, các em có thêm tinh thần tập thể, sự đoàn kết gắn bó, biết cách hợp tác trong công việc góp phần xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần tương thân tương ái. 7. Nội dung. 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến. 7.1.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp hướng tới xây dựng “Lớp học hạnh phúc” - Tên giải pháp: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp hướng tới xây dựng “Lớp học hạnh phúc” - Nội dung: Giáo viên chủ nhiệm có nội dung công tác phong phú, phức tạp liên quan đến tất cả các mặt hoạt động của học sinh trong lớp. Vì vậy muốn đạt kết quả cao cần phải có kế hoạch sát, đúng, phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Trên cơ sở nắm được mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học, đặc điểm tình hình lớp, địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm tiến hành xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp. Trong kế hoạch chủ nhiệm lớp phải xác định rõ ràng mục đích, chỉ tiêu phấn đấu và các biện pháp thực hiện, đặc biệt chú trọng đến chiến lược phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để đạt mục đích đề ra, cần có phương hướng phát triển lớp, sự thực hiện tuần tự hợp lí nhằm đi đến mục đích. Kế hoạch phải phát huy được mặt mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp. Biện pháp thực hiện cần thể hiện tính phong phú, đa dạng. Việc đề ra kế hoạch chủ nhiệm lớp từ đầu năm học có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và tổ chức hoạt động trong lớp học, cung cấp cơ hội để tạo ra một môi trường học tập tích cực và thân thiện trong lớp, cũng như trong việc tạo cơ hội cho sự phát triển và kết nối của các em trong cộng đồng học đường. Trong kế hoạch chủ nhiệm tôi đặc biệt chú ý đến mục tiêu xây dựng “ Lớp học hạnh phúc”.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_xay_dung_lop_hoc.pdf