Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 4

Như chúng ta đã biết, song song với việc dạy học văn hoá, tăng cường tính chủ động sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh thì việc đổi mới giáo dục năng lực và phẩm chất học sinh cũng là một trong những vấn đề cấp thiết
được đặt ra.
Giao tiếp và hợp tác là năng lực quan trọng đối với mỗi công dân trong thế kỉ XXI. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới của Việt Nam, giao tiếp và hợp tác là một trong các năng lực chung cần trang bị cho học sinh.
Giúp hoc sinh lớp 4 tiếp cận với CTGDPT 2018 đang là yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
Đối với học sinh lớp 4 nói riêng và các khối lớp tiểu học nói chung, năng lực giao tiếp là rất cần thiết và quan trọng để các em hòa nhập và phát triển trong môi trường học tập và đây cũng là yêu cầu cần đạt được trong quá trình
đánh giá học sinh tiểu học.
Trong các kỹ năng sống thì kỹ năng giao tiếp chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người. Kỹ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà có được mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, qua trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện... Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
Đối với học sinh Trường Tiểu học Minh Khai, do đặc điểm điều kiện kinh tế, địa lý tự nhiên, môi trường giao tiếp hẹp, do đặc điểm tâm lý học sinh nhút nhát, lúng túng, thiếu tự tin, ngại giao tiếp trước người lớn, trước đông người.
Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề... đặc biệt là kiến thức, kỹ năng về cuộc sống còn hạn chế. Trong khi đó đời sống của học sinh tiểu học rất cần đến kỹ năng giao tiếp, đó cũng chính là điều kiện để học sinh phát triển một cách toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội ngày nay. Chính vì vậy mà đây cũng chính là lý do tôi lựa chọn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp 4”
pdf 15 trang duylinh 11/10/2024 2573
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 4
 MỤC LỤC 
I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 
1. Lý do chọn biện pháp Trang 2 
2. Mục đích nghiên cứu Trang 3 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 3 
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trang 3 
5. Phương pháp nghiên cứu Trang 3 
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trang 3 
1. Cở sở lí luận Trang 3 
2. Cơ sở thực tiễn Trang 4 
3. Các biện pháp Trang 6 
3.1. Nâng cao nhận thức vai trò của giáo viên đối với việc rèn 
kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học trong thời kỳ cách Trang 6 
mạng công nghiệp 4.0 
3.2. Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học các 
môn học giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác Trang 8 
3.3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong sinh hoạt Đội và 
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trang 10 
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Trang 12 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 13 
1. Kết luận Trang 13 
2. Kiến nghị Trang 14 
Tài liệu tham khảo Trang 15 
 3 
nay. Chính vì vậy mà đây cũng chính là lý do tôi lựa chọn đưa ra đề tài: “Một 
số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp 4” 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về năng lực giao tiếp và hợp tác của lớp. 
 - Đưa ra một số biện pháp giúp các em có kỹ năng giao tiếp, hợp tác tốt, 
phù hợp với các tình huống khác nhau trong cuộc sống, góp phần thực hiện tốt 
việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh Tiểu học 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Nghiên cứu thực trạng về năng lực giao tiếp và hợp tác của lớp. 
 - Đưa ra một số biện pháp giúp các em có kỹ năng giao tiếp, hợp tác tốt, 
phù hợp với các tình huống khác nhau trong cuộc sống, góp phần thực hiện tốt 
việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh Tiểu học 
 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
 - Biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp 4A. 
 - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4A – Năm học 2021-2022. 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp suy luận (nghiên cứu tâm lý học sinh Tiểu học và quy luật 
hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học). 
 - Phương pháp điều tra, tổng hợp. 
 - Phương pháp thống kê, phân loại đối tượng học sinh. 
 - Phương pháp thực hành. 
 - Phương pháp vấn đáp, hội thoại. 
 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 1. Cở sở lí luận 
 Kỹ năng giao tiếp: Là tập hợp những quy tắc, nghệ thuật về cách ứng xử, 
đối đáp được đúc kết qua những kinh nghiệm thực tế, giúp việc giao tiếp được 
hiệu quả và đạt được mục đích đặt ra trong những trường hợp cụ thể. 
 Kỹ năng giao tiếp bao gồm nhiều loại kỹ năng khác nhau như kỹ năng 
lắng nghe; kỹ năng giao tiếp bằng mắt, bằng cử chỉ; kỹ năng thuyết trình; kỹ 5 
người lớn, thầy cô giáo và bạn bè xung quanh. Khi gặp các tình huống trong 
cuộc sống nhiều học sinh không có kỹ năng xử lý tốt, thông thường học sinh 
thu mình lại hoặc cư xử không đúng mực. Trong quá trình học tập trên lớp hay 
các hoạt động NGLL được tổ chức thì kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng phối 
hợp của học sinh chưa cao, nhiều em chưa biết lắng nghe ý kiến của bạn bè... 
 2.2. Nguyên nhân 
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên nhưng chủ yếu là do 
các nguyên nhân sau: 
 - Trước hết là do nhận thức của giáo viên, phụ huynh về rèn kỹ năng giao 
tiếp cho các em chưa đúng. Cả giáo viên và phụ huynh đều chỉ chú trọng đến 
việc dạy kiến thức: đọc tốt, viết tốt, làm toán tốt việc rèn kĩ năng giao tiếp 
cho học sinh còn mang tính chiếu lệ, đôi khi chỉ tập trung vào một số học sinh 
nói tốt. 
 - Bên cạnh đó một số gia đình bố mẹ chỉ mải lo đến việc làm kinh tế mà 
quên mất gia đình là chiếc nôi của con trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường 
gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ. Có những gia 
đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ con em cho nhà trường. Cũng có những 
gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con cái muốn gì được nấy, ít 
quan tâm đến việc giáo dục con em kỹ năng giao tiếp với người lớn, bạn bè với 
cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, với các mối quan hệ xã hội xung quanh mình. 
Nhiều học sinh được gia đình chiều chuộng dẫn đến các em thiếu các kỹ năng 
giao tiếp, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong 
thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản 
thân mình; hoặc có em được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo 
ý người khác. 
 - Đặc biệt trong thời kỳ công nghệ 4.0, hầu hết các gia đình đều có các 
thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính... lúc rảnh rỗi các em thường chỉ 
chăm chú xem tivi, lướt điện thoại, hoặc chơi máy tính... dẫn đến các em ngại 
tiếp xúc, giao tiếp với mọi người xung quanh. 7 
cứu về các kỹ năng giao tiếp cần thiết. Đồng thời tôi cũng tìm tòi, tham khảo, 
ứng dụng các biện pháp để rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. 
 Biết được điều này là một giáo viên chủ nhiệm tôi thường xuyên tuyên 
truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh về các kỹ năng giao tiếp, 
tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống và sự cần thiết phải giáo dục kĩ 
năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học. 
 - Trước tiên giáo viên cần giúp cho phụ huynh, học sinh hiểu được: Kĩ 
năng giao tiếp là những kĩ năng tâm lý-xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại 
và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có 
nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Rèn kĩ năng giao 
tiếp đơn giản là giúp học sinh có cơ hội giao lưu với bạn bè, thầy cô giáo, với 
xã hội xung quanh mình và có được khả năng ứng phó một cách linh hoạt nhưng 
đem lại những thuận lợi trong cuộc sống. 
 - Sau đó giáo viên phải giúp cho phụ huynh, học sinh hiểu rõ: Kỹ năng 
giao tiếp không phải là cái có sẵn, con người không phải sinh ra đã có kỹ năng 
giao tiếp tốt. Mà kỹ năng giao tiếp phải được rèn luyện và hình thành theo một 
quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những hoạt động, những trải 
nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. 
 - Trao đổi trong các lần họp phụ huynh cả lớp đầu năm, cuối kỳ, cuối năm. 
Cũng có những phụ huynh bận công việc không tham gia hoặc cũng có những 
phụ huynh không phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, lúc đó bản thân tôi phải 
gặp gỡ trực tiếp, điện thoại để động viên, trao đổi và khai thông tư tưởng cho 
phụ huynh, Từ đó giáo viên, phụ huynh, học sinh có thể làm tốt công tác rèn kỹ 
năng giao tiếp cho các em. 
 3.2. Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học các môn học 
giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác 
 Ở bậc tiểu học các môn học có chứa nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp 
và hợp tác rất nhiều, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học, Tự 
nhiên xã hội.... Nhiệm vụ của người giáo viên là phải tự giác, tích cực thực hiện 9 
đã được tham gia ý kiến của mình một cách tự tin thoải mái. Thông qua hoạt 
động giáo dục đạo đức các em biết gần gũi, quan tâm chia sẻ và thân thiện với 
bạn, biết giúp đỡ bạn khi cần; từ đó lớp tạo ra một lớp học đoàn kết và thân 
thiện, các em giao tiếp với nhau thoải mái và vui vẻ với nhau hơn. 
 - Trong các giờ học Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói 
riêng thể hiện, bộc lộ rõ nét nhất kỹ năng giao tiếp của học sinh thông qua câu 
văn, đoạn văn. Thông thường, những em giao tiếp tốt thì câu, đoạn văn gãy 
gọn, trôi chảy và ngược lại. Đối với những bài này, tôi ghi hẳn những câu văn 
(có khi chưa thành câu) còn sai lên bảng sửa sai ngay. Trong quá trình rèn kỹ 
năng giao tiếp cho học sinh, tất cả các bài làm văn của học sinh tôi đều chấm 
rất kỹ, đọc nhiều lần, chữa lỗi bằng mực đỏ. Giờ trả bài cho học sinh, ngoài các 
bước thông thường như những giáo viên khác, tôi còn tổ chức cho học sinh hoạt 
động theo nhóm yêu cầu học sinh đổi chéo bài, đọc kỹ bài làm của bạn nhiều 
lần, phát hiện những câu chưa hoàn chỉnh. Giáo viên cùng với học sinh nhận 
xét, đưa ra phương án sửa lỗi để học sinh biết được vì sao vậy để lần sau không 
lặp lại. Đồng thời, tôi yêu cầu học sinh viết lại bài văn, khen ngợi biểu dương 
những học sinh tiến bộ, có câu cú gãy gọn, lời văn phù hợp ngữ cảnh. 
 * Như vậy: Trong các giờ học trên lớp, tôi chú trọng hình thức tổ chức dạy 
học theo nhóm cho các em học sinh. Bởi học theo nhóm là hình thức giảng dạy 
đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực và việc rèn cho các em các kỹ 
năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều 
cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, qua đó rèn kỹ năng giao 
tiếp cho học sinh một cách rất có hiệu quả. Từ việc tổ chức cho học sinh hoạt 
động học tập theo nhóm như vậy mà học sinh lớp tôi luôn mạnh dạn, tự tin thể 
hiện bản thân mình trước đông người, biết cách tôn trọng ý kiến bạn bè, giúp 
đỡ nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, ngoài ra học sinh còn biết yêu thương, 
đoàn kết, cùng nhau tiến bộ. 
 3.3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong sinh hoạt Đội và hoạt động 
ngoài giờ lên lớp. 11 
làm được, biểu dương những bạn học tập tốt, làm bài tốt, nhắc nhở động viên 
những bạn chưa ngoan, chưa chăm học... để các em có cơ hội sửa chữa, phấn 
đấu. Đặc biệt các hoạt động này ở trong lớp phải được quay vòng, để tất cả các 
em được tham gia điều hành các hoạt động ở trong lớp. Với hoạt động này học 
sinh được rèn kỹ năng thuyết phục, xử lý tình huống, lắng nghe 
 Trong các hoạt động này học sinh là người thực hiện. Để rèn được kĩ năng 
giao tiếp, giáo viên phải cùng sinh hoạt với các em, giáo viên lắng nghe đồng 
thời hướng học sinh giao tiếp một cách lịch sự, không chỉ chích nhau trong tiết 
sinh hoạt mà chỉ khuyên các bạn cố gắng khắc phục những khuyết điểm, phát 
huy những ưu điểm để thực hiện một cách tốt hơn trong tuần tiếp theo. Đồng 
thời biết lắng nghe ý kiến của nhau, giao tiếp cởi mở, thân thiện “ Gọi bạn, 
xưng tôi”. 
 - Ngoài ra trong những tháng chủ điểm nhà trường tổ chức các cuộc thi, 
trò chơi tạo niềm vui, học hỏi, kiểm tra kiến thức lẫn nhau của các em. thường 
tổ chức các hoạt động ngoại khóa chung cho học sinh như: Rung chuông vàng, 
các trò chơi dân gian, trang trí lớp học nhân các dịp lễ: 20/10; 20/11; 22/12; 
8/3; 26;3... Tôi luôn động viên và cho học sinh luyện tập để tham gia các hoạt 
động đó đây cũng là cơ hội để học sinh rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin, hợp tác, 
ra quyết định trong làm việc nhóm, với các bạn trong trường cũng như mọi 
người. Hoạt động tập thể sẽ giúp các em giao tiếp và ứng xử tình huống giao 
tiếp một cách linh hoạt. 
 - Hoạt động vui chơi, đặc biệt là trong giờ ra chơi, học sinh thường có 
những biểu hiện không tốt bằng trong giờ học. Phần lớn học sinh mắc lỗi vào 
giờ ra chơi. Vì thế trong giờ ra chơi, giáo viên cần theo dõi, quán xuyến đến 
mọi học sinh trong trường, trong lớp, chú ý xem các em chơi trò chơi gì, nói 
năng với nhau ra sao, nhắc nhở những học sinh còn nói năng chưa phù hợp. Có 
như vậy học sinh mới chú ý rèn cách nói của mình cho đúng cho phù hợp. Qua 
một vài lần được cô quan tâm các em sẽ có những giờ ra chơi thực sự vui vẻ và 
bổ ích, khi vào lớp tiết học càng thêm hứng thú, lôi cuốn. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_g.pdf
  • pptxSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 4.pptx