Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4

Phường Bình Hưng Hòa B là một phường có dân số rất đông do dân nhập cư ngày càng nhiều. Qua nhiều năm giảng dạy ở đây, tôi thấy các em đến trường còn thụ động, chưa ý thức, tự giác được việc học. Đa số ba mẹ các em là công nhân nên chưa có thời gian quan tâm sâu sát đến việc học của các em.

Trường Tiểu học Ngô Quyền quận Bình Tân là một trong những đơn vị luôn hưởng ứng các phong trào thi đua do Phòng Giáo dục tổ chức, bản thân tôi là giáo viên cũng luôn tích cực, đồng hành cùng với nhà trường. Với vai trò là một giáo viên trực tiếp giảng dạy đồng thời là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn quan tâm, theo dõi sát sao các em những hành vi, thái độ, việc làm của từng em trong lớp để có những biện pháp giáo dục các em vừa học tốt vừa rèn luyện để trở thành những học sinh ngoan, tích cực trong học tập và biết giúp đỡ mọi người xung quanh.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi luôn trăn trở, băn khoăn, suy nghĩ phải làm như thế nào để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả tốt nhất. Với lòng yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi luôn rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện ở lớp cùng với nhà trường, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu giải phápMột số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4”.

docx 26 trang duylinh 23/10/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4
 1
 Sáng kiến kinh nghiệm cấp quận GVCN Giỏi
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
 Phường Bình Hưng Hòa B là một phường có dân số rất đông do dân nhập cư 
ngày càng nhiều. Qua nhiều năm giảng dạy ở đây, tôi thấy các em đến trường còn 
thụ động, chưa ý thức, tự giác được việc học. Đa số ba mẹ các em là công nhân 
nên chưa có thời gian quan tâm sâu sát đến việc học của các em.
 Trường Tiểu học Ngô Quyền quận Bình Tân là một trong những đơn vị luôn 
hưởng ứng các phong trào thi đua do Phòng Giáo dục tổ chức, bản thân tôi là giáo 
viên cũng luôn tích cực, đồng hành cùng với nhà trường. Với vai trò là một giáo 
viên trực tiếp giảng dạy đồng thời là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn quan 
tâm, theo dõi sát sao các em những hành vi, thái độ, việc làm của từng em trong 
lớp để có những biện pháp giáo dục các em vừa học tốt vừa rèn luyện để trở thành 
những học sinh ngoan, tích cực trong học tập và biết giúp đỡ mọi người xung 
quanh.
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi luôn trăn trở, băn khoăn, suy nghĩ 
phải làm như thế nào để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả tốt nhất. Với lòng 
yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi luôn rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích 
cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện 
ở lớp cùng với nhà trường, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu giải pháp “Một 
số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4”.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Đưa ra một số giải pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4.
 Đề tài giúp tôi có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn và thấy 
được tầm quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học, từ đó tìm hiểu 
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện học sinh ở 
trường Tiểu học, góp phần giáo dục các em ngày càng tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
người có ích cho xã hội, gia đình và bản thân, để các em trưởng thành, lớn lên, 
vững vàng bước vào đời. 
2.2. Thực trạng
 Năm học 2022 - 2023 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4.9, 
đây là lớp mà học sinh phần lớn là hiếu động, ít tập trung trong giờ học. Vấn đề 
đặt ra cho tôi bây giờ tôi phải làm sao để chính các em ấy tập trung hơn trong giờ 
học, chăm học hơn và phấn đấu rèn luyện năng lực, phẩm chất tốt hơn năm học 
trước. 
a. Thuận lợi - khó khăn
 + Thuận lợi: 
 Ban Giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên an tâm 
công tác. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy tương đối đầy đủ nên giờ học rất 
sinh động. 
 Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh của lớp rất nhiệt tình hỗ trợ với các hoạt 
động góp phần động viên tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
 Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các em nên ngay từ đầu năm 
đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như: sách vở, quần áotạo điều kiện thuận 
lợi cho các em học tập.
 Bản thân tôi là giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, luôn 
nhiệt tình, năng nổ, quan tâm đến học sinh về mọi mặt để tập thể lớp đoàn kết, có 
ý thức giúp đỡ lẫn nhau. Đa số các em ngoan ngoan, lễ phép, có ý thức học tập 
và tham gia các hoạt động của nhà trường đưa ra.
 + Khó khăn:
 Các em chưa thực hiện tốt nền nếp lớp học, chưa tập trung trong giờ học, các 
em còn nói chuyện riêng nhiều.
 Các em chưa có ý thức, tự giác trong các hoạt động truy bài đầu giờ
 Một số em tiếp thu chậm không có hứng thú học tập, rụt rè, chưa tự tin khi 
đến lớp và chưa tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. 5
 Các em biết quan tâm tới nhau hơn, tự giác giúp đỡ nhau trong học tập cũng 
như vui chơi, và tham gia các phong trào mà các cấp phát động.
 Tạo được mối quan hệ thân thiện trong giao tiếp với học sinh giúp khoảng 
cách giữa giáo viên và học sinh gần gũi hơn. Giảng dạy, giáo dục học sinh không 
chỉ là kiến thức của bài mà giáo dục toàn diện cho học sinh như các kỹ năng giao 
tiếp, kỹ năng ứng xử ...
 Hạn chế:
 Một số giáo viên chưa hiểu rõ về tầm quan trọng, tính giáo dục của việc trang 
trí, cứ thấy đẹp là dán lên nên việc trang trí chưa khoa học, lòe loẹt, phòng học 
tối vì trang trí nhiều hoa lá trên cửa sổ. 
 Bước đầu thay đổi cách dạy học mới. Giáo viên gặp phải tình huống sư phạm 
khó xử mà học sinh đưa ra sẽ bị lúng túng, e ngại với học sinh. Một số giáo viên 
chưa thực sự nhiệt tình, năng động thì việc hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi 
dân gian, tìm hiểu, phát huy các giá trị văn hóa ở địa phương còn rất nhiều hạn 
chế.
 Một số học sinh nhút nhát, chưa tự tin trước tập thể thì không thích tham 
gia.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu
 + Mặt mạnh
 Khơi dậy ở các em tính thẩm mĩ, sự sáng tạo trong trang trí cùng với ý thức 
muốn góp sức để làm đẹp lớp. Phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức vì tập thể của 
học sinh.
 Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ 
chức cho các em tìm tòi, khám phá kiến thức vì vậy nên các em hiểu bài sâu hơn, 
ghi nhớ bền lâu hơn. Tất cả các em học sinh đều được tham gia bày tỏ ý kiến. Tạo 
cho các em có tính nhút nhát mạnh dạn hơn. Tạo môi trường thân thiên trong quá 
trình giảng dạy. 7
2.3. Giải pháp, biện pháp 
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Bản thân tôi cảm thấy công tác chủ nhiệm vô cùng vất vả. Nó có vai trò 
quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo một em học sinh ở lứa tuổi tiểu học, là 
nền móng để cho các em lớn lên và trưởng thành, là một người có năng lực và 
phẩm chất đạo đức chuẩn mực. 
 Vì vậy mục tiêu các giải pháp là muốn nâng cao chất lượng học tập, rèn ý 
thức tự giác, tự quản, rèn các kĩ năng sống, giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo 
đức cho các em học sinh tiểu học nói chung và các em học sinh của lớp mình 
đang chủ nhiệm nói riêng. Sao cho cuối năm đạt kết quả cao trong mọi lĩnh vực. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 * Giải pháp 1. Xây dựng nền nếp lớp học
 1. Tìm hiểu và nắm được thông tin, lý lịch học sinh
 Muốn xây dựng được nề nếp lớp học tốt thì trước hết giáo viên cần phải 
nắm bắt được tình hình học sinh của lớp về mọi mặt. Do vậy, ngay từ ngày đầu 
nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra. Tôi phát cho mỗi em một phiếu 
điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu. 9
 Hình ảnh lý lịch học sinh thu thập ngay từ đầu năm
 Nhờ phiếu điều tra này rôi nắm được cụ thể hoàn cảnh gia đình của mỗi 
em để từ đó có hướng giáo dục phù hợp.
 Ví dụ ở lớp tôi có một học sinh có cá tính lập dị, em này rất nóng nảy và 
hay đánh bạn. Tôi đã tìm hiểu gia đình thì được biết em này rất đáng thương, em 
có dấu hiệu tự kỷ nhẹ. Còn vấn đề hay đánh bạn thì tôi hỏi em vì sao em lại làm 
như vậy. Em ấy nói là em không tự kiềm chế được. Tôi đã khuyên các bạn là 
không làm cho em ấy nóng giận nữa. Từ đó em đã không còn đánh bạn nữa.
 2. Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của Ban cán sự lớp
 Đầu tiên, tôi phân tích cho học sinh hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của người 
lớp trưởng, lớp phó. Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó, cho 
các em tự đề cử. Tôi chọn 10 em và bầu 7 em; 1 lớp trưởng, 2 lớp phó và 4 tổ 
trưởng rồi cho cả lớp bỏ phiếu bầu cử. Ban cán sự lớp là những học sinh gương 
mẫu về mọi mặt: học tập, tham gia các hoạt động... mà các em tín nhiệm. 
 Sau khi bầu chọn được ban cán sự lớp thì nhiệm vụ tiếp theo là phân công 
nhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm cho Ban cán sự lớp.
 Nhiệm vụ của lớp trưởng: Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp, điểm 
danh sĩ số của lớp, điều khiển các bạn xếp hàng. 11
tính tích cực, quản lý, lãnh đạo của các em sau này. 
 Hinh ảnh Ban cán sự lớp 13
 Sắp xếp bạn trai ngồi xen kẽ với bạn nữ: nhằm mục đích hạn chế học sinh 
làm việc riêng, dung hoà cá tính hiếu động của bạn trai.
 Sắp xếp học sinh nhỏ, thấp ngồi ở bàn trước, học sinh cao lớn hơn lần lượt 
ngồi ở các bàn phía sau: mục đích là giúp học sinh dễ quan sát bài giảng của giáo 
viên trên bảng lớp. 
. Sắp xếp học sinh học tốt ngồi cùng học sinh chậm: đây là hình thức” đôi bạn 
cùng tiến” nhằm mục đích để giúp đỡ bạn chậm có tiến bộ hơn trong học tập.
 Sắp xếp học sinh bị cận thị, bạn học chậm ở bàn trên: nhằm giúp các em dễ 
quan sát nội dung bài học trên bảng lớp và giáo viên cũng có điều kiện gần gũi, 
quan tâm các em nhiều hơn. 
 Hình ảnh lớp học sau khi cô xếp chỗ ngồi
 Vì vậy rèn nền nếp lớp cũng chính là rèn nền nếp cho từng cá nhân học 
sinh giúp các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập và biết làm chủ bản 
thân sau này. Từ đó sẽ hình thành tính tự giác, hình thành tính tập thể trong các 
em.
*Giải pháp 2. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực có hiệu quả 15
 Hình ảnh trang trí lớp học xanh, thân thiện
 2. Tạo dựng thói quen đọc sách cho các em
 Việc xây dựng góc thư viện rất quan trọng giúp cho các em có thói quen đọc 
sách vào những giờ ra chơi. Vì đọc sách giúp các em có thêm được lượng kiến 
thức lớn, cải thiện được khả năng tập trung và giúp các em tăng vốn từ ngữ và 
cách diễn đạt, nhất là trong chương trình lớp 4, các em mới làm quen với văn 
miêu tả, việc đọc sách sẽ giúp các em tăng vốn từ trong cách làm văn. Việc đọc 
sách cũng là một trong
những cách giải trí sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi, căng thẳng, giúp 
các 17
Giải pháp 3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
 Các kỹ năng sống quan trọng nhất của học sinh là chính là những kĩ năng 
sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu 
và giao tiếp.
 Tôi đặc biệt quan tâm và bồi dưỡng cho các em phát triển sự tự tin qua các 
tiết học có trong chương trình và trong tiết Sinh hoạt tập thể hàng tuần.
 Ví dụ như trong phân môn Luyện từ và câu khi dạy bài Mở rộng vốn từ: 
Dũng cảm trang 83 ở bài tập 1. Tìm từ cùng nghĩa với từ: Dũng cảm. tôi cho các 
em sử dụng phương pháp Khăn phủ bàn, các em đưa ra ý kiến cá nhân, nhóm 
trưởng sẽ tổng hợp các ý kiến rồi báo cáo, trình bày.
 Từ đó kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, 
trách nhiệm của cá nhân học sinh.
 Học sinh sử dụng phương pháp Khăn trải bàn

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_cong_ta.docx