Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Lớp 5

Theo điều 30 chương IV điều lệ Tr­ường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nê

Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Là giáo viên trẻ làm công tác chủ nhiệm dù còn ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu bởi trước đây bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác Đội TNTP đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức toàn diện cho học sinh nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh”.

docx 14 trang duylinh 15/11/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Lớp 5
 LỚP 5 SKKN GVCNG 2018
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết 
định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo 
dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương 
trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo 
viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và 
học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt 
việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. 
Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết 
sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành 
lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là 
cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự 
dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát 
triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, 
bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục 
con cái cho nhà trường. Là giáo viên trẻ làm công tác chủ nhiệm dù còn ít kinh 
nghiệm nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu bởi trước đây 
bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác Đội TNTP đã tích lũy được nhiều kinh 
nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức toàn diện cho học sinh nên tôi 
mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng 
cao chất lượng học tập cho học sinh”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Tìm hiểu thực trạng trong công tác chủ nhiệm lớp, tìm ra nguyên nhân 
dẫn đến những thực trạng đó.
 1 Đầu năm nhận bàn giao chất lượng giáo dục kết hợp với việc chủ nhiệm 
khối 5 trong tháng 9 và tháng 10/2018 , tôi nhận thấy chất lượng học tập của 
học sinh còn chưa cao, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến của mình. Trong quá 
trình học tập, học sinh chưa biết chủ động tìm hiểu kiến thức, còn thiếu tự tin 
khi giải quyết vấn đề học tập, chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân,
 Ví dụ 1: Học sinh trường em có thực hiện đúng luật An toàn giao thông?
 Ví dụ 2: Nêu những việc mà em đã làm để bảo vệ môi trường xung quanh, 
tránh các dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, viêm não,?
 Ví dụ 3: Thảo luận cặp đôi để tìm các thành ngữ, tục ngữ nói về tinh thần 
đoàn kết, yêu thương?
 - Tổng số HS trong trong khối là 67 em
 - Xếp loại chất lượng:
 Trả lời câu hỏi Biết cùng nhau trao đổi Biết nêu ý kiến, mạnh 
 đơn giản, ngắn gọn những câu hỏi dễ dạn tự tin khi trả lời
 HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ HS Tỉ lệ 
 67 100% 35 52,2% 18 26,8%
 2.1 Thuận lợi:
 - Nhà trường quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất.
 - Giáo viên trẻ, nhiệt tình và hăng say trau dồi kiến thức mới. Có tinh 
thần trách nhiệm cao trong công tác chủ nhiệm lớp mình quản lí.
 - Học sinh vùng nông thôn nên các em ngoan ngoãn, lễ phép.
 - Ban CMHS kịp thời động viên về tinh thần cô và trò trong quá trình 
công tác, giảng dạy.
 2.2. Khó khăn
 - Một số giáo viên trẻ nên kinh nghiệm chủ nhiệm lớp còn hạn chế. 
 - Điều kiện kinh tế từng hộ gia đình học sinh còn hạn hẹp, khó khăn.
 - Học sinh còn thụ động, không chủ động tiếp thu kiến thức, thiếu đồ 
dùng học tập.
 3 - Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm 
cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.
 - Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ 
nhiệm, cụ thể:
 + Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
 + Học sinh khuyết tật.
 + Học sinh cá biệt về đạo đức.
 + Học sinh chưa hoàn thành.
 + Học sinh có những năng lực đặc biệt.
 * Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn
 - Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình: Mất bố ( không có bố) ở với mẹ hoặc ở 
với ông bà, mẹ đi làm xa; mẹ bị câm điếc; bố mẹ đi cải tạo nên ở với ông bà;
 - Phối hợp cùng người thân của học sinh để kịp thời nắm bắt tâm tư tình 
cảm, nhu cầu, của học sinh. Có những buổi nói chuyện, tâm sự như người 
thân của các con kịp thời điều chỉnh những suy nghĩ non nớt, hay đưa ra lời 
khuyên phù hợp với hoàn cảnh của từng các em. 
 - Phối hợp cùng địa phương, nhà trường trao những phần quà nhỏ để 
động viên, giúp đỡ về mặt vật chất đến gia đình, bản thân học sinh.
 * Đối với học sinh khuyết tật:
 - Tìm hiểu nguyên nhân em bị bệnh, loại khuyết tật mắc phải (khuyết tật 
vận động).
 - Nhắc nhở học sinh trong lớp chia sẻ, giúp đỡ đúng lúc đúng chỗ bạn học 
sinh đó cần. 
 - Kết hợp cùng phụ huynh, trạm y tế và nhà trường để kịp thời giúp đỡ, 
giảm trừ những tiết học sao cho phù hợp với thể chất của học sinh.
 * Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
 - Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố 
và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo.Hoặc trẻ 
có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được
 5 Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương 
pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để 
giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
 Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm 
tra.
 Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi là việc rất 
quan trọng người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực 
hiện.Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc 
nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích.
 - Trước hết , những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải 
gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, 
đối xử với bạn bè....
 - Sau đó hằng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm: lớp trưởng,2 lớp 
phó, 4 tổ trưởng, 4 tổ phó. . . sẽ tiến hành công việc của mình như sau:
 *Đầu giờ ( 15 phút truy bài): Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra những việc sau: 
soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng dậy học,có ý thức 
xem bài trước, đi học đúng giò, không mang dép lê....rồi tổ trưởng chấm điểm 
thi đua theo qui đinh như sau: ( vi phạm 1 nội dung trừ: 2 sao )
 *Trong giờ học: Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học 
tập, phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong học tập thì cộng điểm thưởng 
như sau: Đạt điểm tốt một môn thì cộng 1 sao tốt, phát biểu xây dựng bài cộng 
1 sao/1lần. nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 sao/ 1lần
 Biện pháp 3: Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh
 * Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
 Từ đầu năm học, tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh 
của lớp với các tiêu chuẩn sau:
 - Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định, có tiếng nói trong cha mẹ học sinh.
 - Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu.
 - Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục, đời sống.
 7 - Phối hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng 
thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên.
 - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua 
những hội thi, tổ chức các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng, đổi mới trong 
các tiết HĐNGLL để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia 
các hội thi do nhà trường tổ chức.
 Biện pháp 5: Nêu gương và khen thưởng
 Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được 
động viên nên trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề xuất với Ban đại 
diện CMHS về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong 
trào học tập cũng như các phong trào khác như sau:
 - Mỗi tuần tặng 1 cây bút cho mỗi HS đạt số điểm tốt cao nhất tổ.
 - Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1 bút/ 1HS đạt điểm tốt mỗi môn 
học.
 - Tặng một phần quà cho HS đạt thành tích cao trong các hoạt động ngoại 
khóa do nhà trường tổ chức.
 Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ 
trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên 
trong tổ thông qua bảng điểm. Sau đó bầu chọn một HS tuyên dương trước lớp 
và nhận thưởng.
 Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 2 tuần 
mới được nhận thưởng lại ( nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ..)
 Đặc biệt chú ý đến HS chưa hoàn thành trong học tập nhưng có tiến bộ 
trong các hoạt động ngoại khóa thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp 
tuyên dương và khen thưởng. 
 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 - Giáo viên: năng động, sáng tạo, nhiệt huyết... có sự hiểu biết về các biện 
pháp khi chủ nhiệm lớp.
 9 trọng tài phân minh. Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, 
kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó. Muốn 
đạt được điều đó, GVCN phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
 - Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em. Các em dễ tin, dễ nghe 
theo lời dạy bảo của thầy cô.
 - Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp 
mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề 
ra những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, tôi nghĩ rằng bất cứ 
giáo viên nào cũng sẽ sớm trở thành những người bạn của trẻ.
 - Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất 
là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt). Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với phụ 
huynh, ban cha mẹ học sinh của trường, của lớp, vận động cha mẹ có những 
hành động thiết thực hỗ trợ học tập sẽ giúp cho hoạt động của lớp có hiệu quả 
hơn.
 - Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn 
thiện nhân cách của mình thì người giáo viên cần phải thu hút học sinh vào các 
hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức.
 - Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm 
hoa) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh.
 - Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay 
phải” của giáo viên . Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định 
hướng của giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh.
 - Để giúp cho các em hoạt động có hiệu quả, tích cực, chính xác, người 
giáo viên cần thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù hợp và thường xuyên kiểm 
tra, đánh giá để có cách điều chỉnh thích hợp
 2. Kiến nghị
 - Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác chủ 
nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nh.docx