Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng “lớp học hạnh phúc” cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu
Đối với giáo viên, các thầy cô đã tiếp cận với những phương pháp giáo dục học sinh để tạo môi trường học tập thoải mái, hạnh phúc. Tuy nhiên việc để tạo môi trường học tập thực sự thoải mái cho học sinh vẫn chưa hiệu quả. Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, chưa hiểu rõ hoàn cảnh gia đình từng học sinh, tâm tư nguyện vọng của các em và đặc biệt chưa theo dõi sát sao, phát hiện những chuyển biến của học sinh để có biện pháp động viên, khen, chê, ngăn chặn kịp thời.
Bản thân một số gia đình phụ huynh chưa thật quan tâm, chú ý tới con em mình nhất là các gia đình đông con, kinh tế khó khăn còn phó mặc cho nhà trường và coi việc giáo dục học sinh là của nhà trường cho nên chưa góp phần tích cực vào việc giáo dục nhân cách cũng như động viên, nhắc nhở con em mình học tập.
Xuất phát từ thực tế như vậy, nên với mong muốn xây dựng được một lớp học thoải mái, vui vẻ, ngập tràn yêu thương giúp học sinh phát huy được những năng lực và phẩm chất của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học. Tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 1”.
Bản thân một số gia đình phụ huynh chưa thật quan tâm, chú ý tới con em mình nhất là các gia đình đông con, kinh tế khó khăn còn phó mặc cho nhà trường và coi việc giáo dục học sinh là của nhà trường cho nên chưa góp phần tích cực vào việc giáo dục nhân cách cũng như động viên, nhắc nhở con em mình học tập.
Xuất phát từ thực tế như vậy, nên với mong muốn xây dựng được một lớp học thoải mái, vui vẻ, ngập tràn yêu thương giúp học sinh phát huy được những năng lực và phẩm chất của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học. Tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 1”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng “lớp học hạnh phúc” cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng “lớp học hạnh phúc” cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN KHẮC NHU Một số biện pháp xây dựng “lớp học hạnh phúc” cho học sinh lớp 1 Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Hà Đơn vị: Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. GIÁO VIÊN DỰ THI XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Ngọc Hà Đinh Thị Thu Hằng TP. Bắc Giang, tháng 10 năm 2023 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 2 1. Lý do chọn biện pháp .................................................................................. 2 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 5 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 5 1.1. Khái niệm về hạnh phúc, lớp học hạnh phúc ........................................... 5 1.2. Một số tiêu chí “Xây dựng trường học hạnh phúc”. ............................... 5 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 6 2.1. Thực trạng ................................................................................................ 6 2.2. Hạn chế .................................................................................................... 7 2.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 8 3. Các biện pháp .............................................................................................. 9 3.1. Giáo dục từ trái tim để có những học sinh hạnh phúc ................................... 9 3.2. Tạo môi trường lớp học hạnh phúc bằng công tác trang trí lớp. .......... 12 3.3. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp ........................... 15 3.4. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh. ..... 19 3.5. Sợi dây hạnh phúc kết nối giáo viên với phụ huynh ........................................ 22 III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG ................................................................ 24 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 30 3 để tạo môi trường học tập thực sự thoải mái cho học sinh vẫn chưa hiệu quả. Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, chưa hiểu rõ hoàn cảnh gia đình từng học sinh, tâm tư nguyện vọng của các em và đặc biệt chưa theo dõi sát sao, phát hiện những chuyển biến của học sinh để có biện pháp động viên, khen, chê, ngăn chặn kịp thời. Bản thân một số gia đình phụ huynh chưa thật quan tâm, chú ý tới con em mình nhất là các gia đình đông con, kinh tế khó khăn còn phó mặc cho nhà trường và coi việc giáo dục học sinh là của nhà trường cho nên chưa góp phần tích cực vào việc giáo dục nhân cách cũng như động viên, nhắc nhở con em mình học tập. Xuất phát từ thực tế như vậy, nên với mong muốn xây dựng được một lớp học thoải mái, vui vẻ, ngập tràn yêu thương giúp học sinh phát huy được những năng lực và phẩm chất của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học. Tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 1”. 2. Mục đích nghiên cứu Giúp học sinh cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi đến trường và phát huy được tối đa các năng lực, phẩm chất của học sinh. Giúp học sinh có ý thức đạo đức, thói quen, nền nếp học tập có hiệu quả. Từ đó, dần hình thành ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với việc học tập và tham gia các hoạt động tập thể khác. Giúp giáo viên lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc phù hợp với thực tiễn. Giúp bản thân tôi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về công tác chủ nhiệm của giáo viên trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc. 5 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm về hạnh phúc, lớp học hạnh phúc. Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, thoả mãn, hài lòng, và sự đủ đầy của con người. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao. Ở con người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí. Hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống. Lớp học hạnh phúc: là nơi học sinh, thầy cô, cán bộ và nhân viên của nhà trường được an toàn; được tôn trọng; được yêu thương; được học tập và làm việc bằng sự tự nguyện, trách nhiệm và nghĩa vụ. (Theo PGSTS Đặng Quốc Bảo) 1.2. Một số tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc Tiểu học là bậc học nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Trong quá trình giáo dục, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì thế, công tác chủ nhiệm giữ một vai trò hết sức quan trọng ở bậc Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 1; giúp các em trong việc rèn luyện ý thức đạo đức, xây dựng nhân cách cho các em, để các em có hứng thú, tập trung vào bài học và tiếp thu bài có hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Giúp các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO,. Theo các nhà nghiên cứu, để một trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí; trong đó có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Cụ thể, về tiêu chí yêu thương đó là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao trùm lên là bao dung. Về tiêu chí an toàn: Trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên, học sinh phải được bảo vệ, không có sự 7 nên giáo viên sẽ dễ dàng tiếp cận và giải quyết được vấn đề mà học sinh đang gặp phải. 2.1.2. Khó khăn Một số giáo viên vẫn còn chỉ coi trọng việc dạy kiến thức mà ít quan tâm tới bồi dưỡng cảm xúc, giáo dục kĩ năng cho học sinh. Giáo viên mới chỉ quan tâm đến kết quả học sinh đạt được mà chưa chú trọng đến việc tạo ra môi trường học tập vui vẻ, thoải mái cho các em. Đa số học sinh có bố mẹ làm công nhân nên thời gian quan tâm đến việc học của con còn hạn chế. Hiện nay, có khá nhiều học sinh tạm trú tại địa phương nên việc giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh cũng gặp không ít khó khăn. Một số phụ huynh còn coi nặng việc học kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục các kĩ năng sống, rèn nề nếp cho con. 2.2. Hạn chế Đầu năm học, dựa trên các tiêu chí của “lớp học hạnh phúc”, sau khi nhận lớp tôi thấy học sinh lớp tôi còn nhiều hạn chế. Nắm bắt được thực trạng tại lớp chủ nhiệm tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả: Đầu năm học Tổng số Nội dung khảo sát học sinh Số lượng Tỉ lệ học sinh % Học sinh tự tin, vui vẻ, hứng thú khi đến trường, đến lớp. 8 28 Học sinh tích cực hứng thú khi tham gia các hoạt động. 11 39 28 Học sinh thể hiện được cảm xúc và tình cảm của mình với mọi người xung quanh. 4 14 Học sinh hòa đồng, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ với bạn trong mọi hoạt động. 10 35 9 Phần lớn ở lứa tuổi này các em đều thích bày tỏ để các bạn và cô giáo thấy được kết quả khám phá của mình dù đúng hay sai. Nếu không nắm được đặc điểm của lứa tuổi thì việc giáo dục gặp rất nhiều trở ngại. Việc ngày ngày đến trường với các tiết học cứ lặp đi lặp lại khiến các em áp lực và dễ gây nhàm chán. Cùng với thời đại bùng nổ công nghệ 4.0 khiến rất nhiều em có tâm lý ngại đến trường và muốn ở nhà chơi, không hào hứng với việc thi đua trong học tập. Đa số gia đình của các em bố mẹ làm công nhân nên không có nhiều thời gian quan tâm đến con, con cái thường gửi cho ông bà, một số phụ huynh chỉ coi trọng việc học kiến thức. 3. Các biện pháp 3.1. Giáo dục từ trái tim để có những học sinh hạnh phúc * Lắng nghe học sinh Đầu năm học, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1B. Ngay sau khi nhận lớp, tôi đã làm quen và trao đổi với phụ huynh thông qua nhóm zalo lớp. Trong buổi đầu năm học, tôi tổ chức cho các em học sinh giới thiệu tên của mình, giới thiệu về bản thân và kể về gia đình của mình. Tôi thấy đa số các em đều rụt rè, một số em khi đứng lên không nói hay nói rất bé. Nắm bắt được đặc điểm tâm lý tôi đã động viên, khích lệ, tặng cho các em stiker huy hiệu “trò ngoan”, giúp các em cảm thấy lớp học như ngôi nhà thứ hai, cô và các bạn như người thân của các em. Lớp tôi có 28 học sinh, trong đó có 18 học sinh nam, 10 học sinh nữ, có 3 em là người dân tộc, đa số các em có bố mẹ là công nhân, bố mẹ bận đi làm nên các em ít được quan tâm. Chỉ trong vòng hai tuần, qua tìm hiểu, tôi được biết các em sống ở địa bàn xã khác nhau, trong đó có 5 em học sinh bố mẹ làm công nhân tạm trú tại địa bàn xã.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.pdf