Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 4 tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm

Bác Hồ đã từng khẳng định ‘‘Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc’’ Như vậy hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời mỗi con người. Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một môi trường hạnh phúc- nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường, tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn … tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy ta cần xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình.

Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Chính vì vậy tôi chọn đề tài ‘‘Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 4D tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm’’ để tìm ra câu trả lời thiết thực cho mình và cho các em học sinh.

doc 16 trang duylinh 23/10/2024 1291
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 4 tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 4 tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 4 tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm
 UBND HUYỆN VĨNH BẢO
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA BÌNH
 HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CẤP TRƯỜNG
 NĂM HỌC 2023-2024
 BÁO CÁO
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
 LỚP 
“Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 
4D tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm”
 Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Thuỳ Giang
 Lớp: 4D
 Tổ chuyên môn: Tổ 3, 4, 5
 Hòa Bình , tháng 11 năm 2023 2
II. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP 
 1. Mục tiêu của biện pháp
 - Tìm hiểu thực trạng lớp học tiểu học hiện nay, tìm hiểu và phân tích 
những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngại nói lời yêu thương, thể hiện tình cảm 
kém, rụt rè. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc.
 - Giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường, lớp. Giáo dục 
đạo đức, tình cảmcho học sinh .Học sinh hứng thú, tích cực học tập.
 - Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự 
căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu 
nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình.
 - Giúp cho mục tiêu xây dựng trường lớp hạnh phúc thành công. Nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biện là nâng cao tỷ lệ trẻ đến 
trường.
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp.
2.1. Cơ sở lí luận
 2.1.1.Sơ lược lịch sử nghiên cứu về vấn đề xây dựng lớp học hạnh 
phúc
 Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn 
một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao. 
Vấn đề về xây dựng lớp học hạnh phúc đã có khá nhiều tác giả trong và ngoài 
nước quan tâm nghiên cứu.
 2.1.2. Bối cảnh
 - Trong tâm lý học đề tài nghiên cứu về hạnh phúc, trường lớp hạnh phúc 
đang là vấn đề nổi, là trọng tậm, là nhiệm vụ của toàn ngành.
 - Hiện nay, để trường học được an toàn cần được các địa phương chú trọng 
thực hiện. An toàn là điều kiện cần, là tiêu chí đầu tiên cho hạnh phúc. Trước 
khi đến trường, mỗi học sinh phải là đứa trẻ được quan tâm, được giáo dục 
trong gia đình. Sự phối hợp của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng.
 - Trong nhà trường, GV chính là chủ thể tích cực đem lại bầu không khí 
thân thiện, yêu thương. GV sẽ có các phương pháp dạy học tích cực, biến bài 
học như một câu chuyện, một trò chơi, thiết lập được mối quan hệ tốt với học 
sinh, để có thể khích lệ, hỗ trợ HS kịp thời, để tạo cho HS cảm giác được an 
toàn, được quan tâm và yêu thương trong lớp học. 
 - Có 3 tiêu chí cốt lõi tạo nên lớp học hạnh phúc : YÊU THƯƠNG – TÔN 
TRỌNG – AN TOÀN.
 2.2 Cơ sở thực tiễn
 a. Về giáo viên 2
Nguyên nhân chủ quan: 
- Ý thức học tập chưa cao, hiếu động, nghịch ngợm. 
- Thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân. 
- Một số bạn bị thú vui lôi kéo như nghiện game, chơi đánh bài. 
Nguyên nhân khách quan: 
- Do áp lực thi cử, học hành và sự kì vọng của thầy cô, cha mẹ. 
- Do bạo lực học đường. 
- Do tiết học của thầy cô không gây được hứng thú
3. Nội dung biện pháp
 Dựa trên những tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc tôi thấy rằng, để 
có một lớp học hạnh phúc thực sự, ngoài giải pháp vĩ mô thì cần có những giải 
pháp vi mô, đó là những việc khả thi chúng ta có thể làm được ngay, nằm trong 
tầm tay của ngành Giáo dục, của mỗi thầy cô và học sinh. Từ thực trạng nêu 
trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để cải thiện hạnh phúc của giáo viên 
và học sinh trong mỗi lớp học mà bản thân tôi đã áp dụng thực hiện ngay tại lớp 
học của mình. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp
 Biện pháp 1: Xây dựng tổ chức hoạt động với tiêu chí: Yêu thương
 Tôi đã xây dựng và thực hiện hoạt động mang tên: “Lời chào yêu 
thương”. Như thường lệ học sinh đến trường vẫn là thể hiện sự lễ phép, và rèn 
luyện kỹ năng tự lập cho học sinh
 Mỗi ngày học sinh đến lớp sẽ được thể hiện lời chào yêu thương. Trao đi 
yêu thương và đón nhận yêu thương thông qua thông điệp lời chào. Đó là tiền 
đề đầu tiên để các em cảm nhận được việc mỗi ngày đến trường là một ngày 
vui. 
 Lời chào yêu thương
 Biện pháp 2: Xây dựng tổ chức các biện pháp với tiêu chí : Tôn trọng 2
 Lắng nghe bằng sự đồng cảm : cô và các em trò chuyện
 b. Đặt mình vào vị trí của người khác: 
 Khi biết đặt mình vào vị trí của người khác đề nhìn nhận sự việc thì mọi 
vần đề đều được giả quyết nhẹ nhàng và tích cực.
 Luôn có suy nghĩ đặt mình vào vị trí của học sinh để giải quyết vấn đề.
 c. Sẵn sàng nói lời xin lỗi, cảm ơn:
 Khi mắc lỗi mà sãn sàng nói ra lời xin lỗi thì sẽ nhẹ lòng đối với bản thân 
và tạo cảm giác tôn trọng cho người khác
 d. Cùng nhau đưa ra giải pháp: 
 Mọi vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng khi cùng nhau đưa ra giải pháp.
 Biện pháp 3: Các biện pháp thực hiện thay đổi để xây dựng lớp học 
hạnh phúc với tiêu chí : An toàn
 Tiêu chí : An toàn được thực hiện thông qua các giải pháp sau: 
 3.1.1. An toàn về cơ sở vật chất:
 - Thực hiện các hoạt động kiểm tra, bày trí lớp học luôn luôn đảm bảo an 
toàn cho trẻ.
 - Lớp học trang bị tủ y tế, giáo viên được đi tập huấn lớp kỹ năng cứu 
thương, tai nạn thương tích cho trẻ. 2
làm bài tập hoặc trả lời câu hỏi sẽ giúp cho học sinh thoải mái, không che dấu 
những lỗ hổng kiến thức của mình nữa. 
 b. Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm bài sai, giữ bình 
tĩnh khi học sinh mắc lỗi và không phê bình quá nặng lời, gay gắt trước 
mặt người khác; khích lệ, khen thưởng các em nhiều hơn.
 Giáo viên học cách lắng nghe học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt, 
GV cần quan tâm, động viên, giáo dục nhẹ nhàng tránh việc làm tổn hại đến 
thân thể và nhân phẩm học sinh. Không quá cầu toàn, cho phép học sinh được 
phạm lỗi và có quyền sửa lỗi. 
 Mặt bằng chung của học sinh trong trường là khả năng tiếp thu kiến thức 
chậm nên luôn có tâm lý lo lắng mỗi khi giáo viên đặt câu hỏi, không giám phát 
biểu ý kiến vì sợ sai.
 Nhẹ nhàng hướng dẫn các em
 GV nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm 
được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột 
đi sự tích cực chủ động ở các em. Ngược lại nhận được sự khích lệ, động viên 
và khen ngợi đúng lúc của thầy cô giáo sẽ là nguồn động lực lớn để các em thay 
đổi theo hướng tích cực. Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách 
cư xử của thầy, cô trên lớp sẽ có tác động không nhỏ đến nhận thức và tình cảm 
của học trò. Mỗi GV phải là một tấm gương sáng về nhân cách để HS noi theo. 
 c. Giáo viên rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, hãy để bên ngoài cửa 
lớp những áp lực của mình, đảm bảo giờ dạy thật tốt.
 Giáo viên căng thẳng, áp lực, liệu học sinh có được thoải mái, vui vẻ? Hay 
cảm xúc tiêu cực đó sẽ "lan truyền" tới chính học sinh của mình? Và, lớp học 
liệu có "hạnh phúc" hay không khi cả giáo viên và học sinh đều trong tâm thái 
lo lắng, căng thẳng như vậy? Như vậy, cảm xúc của giáo viên có quan hệ mật 
thiết trong hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó việc 2
 Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ 
thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của 
các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên 
các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.
 1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
 - Phương pháp phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về lớp học hạnh phúc
 1.2.3 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm 
sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu. Quan sát hoàn cảnh giáo viên và học sinh 
thực tế với bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp học.
 1.2.4. Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi
 Tôi thiết kế các câu hỏi về hạnh phúc, lớp học hạnh phúc để tìm hiểu 
những khía cạch khác nhau ở từng hoàn cảnh khác nhau của khách thể nghiên 
cứu.
 2. Tiến trình thực nghiệm
 - Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
 - Điều tra thực trạng ở các lớp học tiểu học về các tiêu chí: Yêu thương – 
Tôn trọng – An toàn.
 - Phân tích những nguyên nhân liên quan đến đề tài
 - Đề xuất, nêu giải pháp cải thiện thực trạng.
 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
 Sau khi tổ chức thực hiện đề tài xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp chủ 
nhiệm, tôi thu được kết quả sau:
a. Về phía giáo viên
 Đầu năm Giữa năm
 TT Mức độ
 (%) (%)
 1 Chưa bao giờ hạnh phúc 2,5 0
 2 Hiếm khi hạnh phúc 30,7 2,6
 3 Thỉnh Thoảng hạnh phúc 46,3 8,5
 4 Thường xuyên hạnh phúc 20,5 88,9
 - Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ giáo viên thường xuyên hanh phúc 
tăng còn tỷ lệ giáo viên chưa bao giờ hạnh phúc là không còn, điều đó cho thấy 
giáo viên đã : Cảm thấy một ngày đến trường với các em tràn ngập yêu thương. 
Giữa cô và trò không còn khoảng cách mà vẫn giữ được sự tôn trọng.
b. Về phía học sinh
 Đầu năm Giữa năm
 TT Mức độ
 (%) (%) 2
phúc của mình. Khi xây dựng lớp học hạnh phúc thành công đồng nghĩa với 
việc xây dựng được mối quan hệ thân thiện Thầy- Trò, Trò kính trọng, tin tưởng 
và yêu quý thầy cô; thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trò, yêu thương 
và hết lòng vì học sinh. Giảm được áp lực quản lý lớp vì học sinh hiểu và tự 
giác chấp hành kỷ luật. Giáo viên không phải nhắc nhở, mất nhiều thời gian 
theo dõi, giám sát việc thực hiện kỷ luật của học sinh; đỡ mệt mỏi căng thẳng vì 
phải xử lý nhiều vụ vi phạm kỷ luật, giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc trong 
quan hệ với học sinh, gia đình và nhà trường. Chúng tôi đã có được hạnh phúc, 
yêu nghề và muốn đến lớp, đến trường mỗi ngày.
 “Đứa trẻ nào sinh ra cũng có những phẩm chất tốt” và việc của chúng ta là 
tìm ra những phẩm chất tốt đó, phát triển chúng để giúp trẻ nên người. Chúng ta 
sẽ thấy rằng, trẻ em đến trường không phải chỉ để học chữ, mà để sống, hạnh 
phúc. 
 Tôi sẽ tiếp tục thực hiện tốt và xây dựng thêm các biện pháp hay để tạo nên 
lớp học hạnh phúc.
 - Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm năm hoc 2023 - 2024 của tôi, mong 
được sự đóng góp ý kiến , cũng như chỉ đạo của cấp trên và đồng nghiệp.
 Trân trọng!
 Hòa Bình , ngày tháng 11 năm 2023
 Người viết
 Nguyễn Thị Thuỳ Giang

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc