Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Tiểu học Trần Phú
Tất cả mọi người trên thế giới đều khao khát có được hạnh phúc. Hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người. Xem xét yếu tố hạnh phúc trên phương diện giáo dục cho thấy, những trường học ưu tiên sự khỏe mạnh của học sinh sẽ có kết quả học tập tốt hơn, học tập hiệu quả hơn và họ đạt thành tựu lớn hơn trong cuộc sống. Đối với người học, những trải nghiệm và kinh nghiệm học đường sẽ có ảnh hưởng nhất trong quá trình định hình cuộc sống sau này. Vì vậy, trường học có thể thúc đẩy hạnh phúc, được gọi là trường học hạnh phúc, chính là chìa khóa để đảm bảo học sinh được khỏe mạnh, hạnh phúc, có thành tích tốt hơn cũng như sự thành công trong công việc và cuộc sống tương lai.
Với học sinh Tiểu học, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc – nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh đòi hỏi ở giáo viên quá cao …. tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.
Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình.
Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc cho học sinh Tiểu học” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho mình, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Tiểu học Trần Phú
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP BẮC GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ BIỆN PHÁP Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Tiểu học Họ và tên: Nguyễn Thị Anh Đơn vị : Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. TP. Bắc Giang, tháng 10 năm 2023 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tất cả mọi người trên thế giới đều khao khát có được hạnh phúc. Hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người. Xem xét yếu tố hạnh phúc trên phương diện giáo dục cho thấy, những trường học ưu tiên sự khỏe mạnh của học sinh sẽ có kết quả học tập tốt hơn, học tập hiệu quả hơn và họ đạt thành tựu lớn hơn trong cuộc sống. Đối với người học, những trải nghiệm và kinh nghiệm học đường sẽ có ảnh hưởng nhất trong quá trình định hình cuộc sống sau này. Vì vậy, trường học có thể thúc đẩy hạnh phúc, được gọi là trường học hạnh phúc, chính là chìa khóa để đảm bảo học sinh được khỏe mạnh, hạnh phúc, có thành tích tốt hơn cũng như sự thành công trong công việc và cuộc sống tương lai. Với học sinh Tiểu học, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc – nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh đòi hỏi ở giáo viên quá cao . tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình. Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục. Chính 4 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc cho học sinh Tiểu học được thực nghiệm tại lớp 4 nơi tôi đang công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp tổng hợp. Phương pháp thực nghiệm. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm về hạnh phúc - “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần” Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. - Hạnh phúc của học sinh tiểu học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: + Luôn cố gắng đạt được kết quả cao trong học tập để bố mẹ và thầy cô vui lòng. + Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập và cách ứng xử của mình. + Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần. + Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình. 1.2. Lớp học hạnh phúc Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và cả những rung cảm. Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thoả 6 Đánh giá về những bất cập, hạn chế của lĩnh vực giáo dục những năm qua, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: "Đổi mới tư duy và hoạt động giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt raChưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng người học. Giáo dục làm người, đạo đức lối sống có lúc, có nơi bị xem nhẹ Còn không ít tiêu cực trong giáo dục và đào tạo".Vì thế xây dựng mô hình trường học hạnh phúc là một trong những việc làm hàng đầu cần được quan tâm và thực hiện trong các nhà trường hiện nay. Quan điểm chỉ đạo về xây dựng trường học hạnh phúc: xây dựng “Trường học hạnh phúc” là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục từ năm học 2018 - 2019 và những năm tiếp theo, nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh mọi mặt và sẵn sàng tích cực đồng hành với lộ trình đổi mới giáo dục của nước nhà. Lớp học hạnh phúc là mỗi học sinh trong lớp học đều cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương từ thầy cô, bạn bè. Đến lớp các em đón nhận nhiều niềm vui và nếu có nỗi buồn, khó khăn thì luôn được san sẻ. Hạnh phúc với người học đôi khi rất giản dị, đó có thể là một lời hỏi thăm, nhắn nhủ, động viên; một lời phê, nhận xét chính xác, chân tình; một giờ giảng hay, hấp dẫn; một phong cách giản dị, trong sáng, mực thước với trí tuệ uyên bác của thầy cô đều để lại những ấn tượng, hình ảnh đẹp sẽ theo người học suốt cuộc đời. Hạnh phúc còn là khi nỗ lực, cố gắng của người học được đền đáp, ghi nhận qua những điểm số chính xác, bằng những phần thưởng nho nhỏ động viên; là sự chân thành, hồn nhiên, trong sáng của tình bạn Những hành động đẹp, lời nói đẹp, cảnh quan đẹp của thầy cô, bè bạn, mái trường đều góp phần dệt nên xúc cảm hạnh phúc, hân hoan rong trái tim, suy nghĩ tuổi học trò. Khi các em học sinh cảm thấy được hạnh phúc, được quan tâm, yêu thương;thấy trường học thực sự là nơi hữu ích, sẽ tạo cho các em sự phấn chấn, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa học để trở thành người hữu ích cho xã hội. Vì thế,có thể nói trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc là nền tảng, bệ đỡ tinh thần đểnhững ý tưởng, mục tiêu giáo dục, đào tạo được thực thi một cách hiệu quả, ý nghĩa nhất. Để xây dựng một lớp học hạnh phúc cần đảm bảo 3 tiêu chí sau: 8 - Thầy cô không gây áp lực cho học sinh trong việc quản lý lớp và giảng dạy kiến thức. Học tập với tinh thần “học – vui; vui – học” Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong lớp - Học sinh và giáo viên biết chia sẻ, động viên, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao của lớp. - Học sinh kính trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có sự phân biệt, đối xử kì thị. - Thầy cô lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý tình huống với cha mẹ học sinh và học sinh. Và để xây dựng lớp học, trường học hạnh phúc, đúng như nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng nhấn mạnh, có ba tiêu chí để xây dựng nên một trường học hạnh phúc, đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng; đồng thời xác định hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo – người lao động là yếu tố quyết định để xây dựng nên một trường học hạnh phúc. Đây được xem là một hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục từ năm học 2018 – 2019 đến những năm tiếp theo, nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh về mọi mặt và sẵn sàng tích cực đồng hành với lộ trình đổi mới giáo dục của nước nhà. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Về giáo viên: Đầu năm, tôi có thực hiện một cuộc khảo sát toàn bộ giáo viên trong trường với câu hỏi “ Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không?” Kết quả đa số các thầy cô rất ít hạnh phúc khi đến trường, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía: - Khối lượng kiến thức, nội dung chương trình. - Kết quả thi, thành tích trong giáo dục. - Áp lực từ phía phụ huynh, từ phía xã hội. 10 - Do áp lực học hành và sự kì vọng của thầy cô, cha mẹ. - Do do không được chia sẻ, không được quan tâm từ bạn bè và thầy cô, gia đình. - Do tiết học của thầy cô không gây được hứng thú. 3. Các giải pháp chủ yếu 3.1. Nắm bắt chính xác và cụ thể từng đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm Bản thân tôi ra trường đã hơn 10 năm, thực hiện công tác chủ nhiệm nhiều năm, khi đứng trước nhiều đối tượng học trò với nhận thức, tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau, tôi luôn tìm ra những biện pháp khác nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, tôi luôn tâm niệm và đề cao biện pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định, đó là: giáo viên chủ nhiệm hãy biến mình là người mẹ thứ 2 của tập thể lớp. Thật vậy, giáo viên chủ nhiệm chính là linh hồn của tập thể lớp, vừa là nhà quản lí, vừa là nhà giáo dục trong một tập thể thu nhỏ. Giáo viên chủ nhiệm được coi là “người mẹ” của một lớp, là người gần gũi học sinh nhất, hiểu rõ tâm tư tình cảm của học sinh, luôn trực tiếp uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái của học sinh và giúp đỡ học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người kịp thời phát hiện và phát huy những năng lực nổi bật và phẩm chất học sinh. Để xây dựng lớp học hạnh phúc, trước hết tôi phải để các em coi mình như “người mẹ thứ hai”. Muốn vậy. giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi và yêu thương các em. Đồng thời tôi cũng là chỗ dựa vững chắc để học sinh trao đổi tâm sự cùng những niềm vui, tháo gỡ những vướng mắc trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, khi được Ban Giám hiệu phân công lớp chủ nhiệm, trước hết tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, ưu điểm và hạn chế của học sinh thông qua các biện pháp sau: + Nghiên cứu học sinh: năng khiếu, sở thích, đặc điểm cá biệt + Gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để trao đổi, nắm bắt thông tin từng học sinh + Nắm bắt thông tin qua phiếu điều tra cơ bản sau: 12 khởi động, trò chơi củng cố hay trò chơi giữa giờ đều giúp các em cảm thấy thoải mái, từ đó phấn khích, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tiếp theo. Thông qua trò chơi, tôi nhận ra rằng học sinh sẽ hứng thú hơn trong việc tìm hiểu kiến thức, các em được thảo luận, hợp tác, dần dần tìm được tiếng nói chung. Giáo viên lúc này sẽ là người quan sát, tư vấn, kiểm định kết quả và hoàn thiện câu trả lời. Các em hào hứng trong các tiết học 3.3. Giáo viên thay đổi bản thân, kiểm soát cảm xúc Tôi rất tâm đắc một câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục “Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”. Vì vậy, người giáo viên phải hạnh phúc và biết kiểm soát cảm xúc của mình mới có thể làm cho học sinh của mình hạnh phúc được. Thật ra, ai cũng có thể nhận ra và tạo ra hạnh phúc của riêng mình. Đó là hãy quan tâm đến việc làm cho mình khỏe, duy trì cảm xúc tích cực để từ đó làm việc tốt, sống tốt. Việc duy trì, kiểm soát cảm xúc tích cực rất hữu hiệu. Đó là việc
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx