Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn

Trong quá trình giáo dục muốn đạt hiệu quả cao điều đó không dễ chút nào bởi vì trong thực tế một lớp học bao giờ cũng có sự chênh lệch về năng lực học tập, tiếp thu của từng học sinh và nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh dân tộc, học sinh ham chơi lười học,…nên dẫn đến chất lượng học tập không đảm bảo được theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng. Đối với những học sinh này thì đây quả là một gánh nặng khó vượt qua để theo kịp các bạn cùng trang lứa. Điều đó, dẫn đến sự khó khăn trong giảng dạy của giáo viên và ảnh hưởng đến sự nâng cao chất lượng của học sinh khá giỏi. Nên công tác bồi dưỡng các em này cũng phải cần có thời gian phù hợp để không bị ảnh hưởng về sự tiếp thu kiến thức cơ bản đối với những học sinh khác. Vậy để thúc đẩy động cơ học tập của các em học này, Tôi luôn luôn suy nghĩ là phải làm gì? Và làm thế nào? Để giúp các em đó vượt qua khó khăn này. Đó là vấn đề đặt ra và cần có hướng giải
pptx 16 trang duylinh 07/11/2024 310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh chưa đạt chuẩn
 ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ VĨNH CHÂU
 TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HẢI 3
 
 SÁNG KIẾN KINH NGHỆM
 Tên đề tài
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA ĐẠT CHUẨN Ở 
 LỚP 5A3
 Người thực hiện: Dương Sà Thết
 Năm học: 2022-2023 II/Thực tiễn :
 Khi tiến hành làm đề tài này tôi đã tìm hiểu, rà soát 
 từ các thông tin học tâp, hoàn cảnh, điều kiện gia đình 
 sự tiếp thu bài của từng học sinh qua các môn học, 
 Đa số các em trong lớp là con em dân tộc Khmer + Hoa. Tất cả 
các em đều là con em nông dân. Bố mẹ đều làm nông nghiệp, làm thuê ở 
nơi xa, tình hình kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Chỉ có 
khoảng 25% là gia đình khá giả, quan tâm đến sự học hành của con em. 
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: có khoảng 15% 
các em còn cận chuẩn và dưới chuẩn ở các môn học ; viết còn chậm thiếu 
từ, đọc còn ngắc ngữ, thậm chí một số em còn phải đọc sai, tính toán 
chậm, chưa giải được bài toán có lời văn hoặc chưa biết đặt lời giải. - Bản thân tôi được phân công dạy học lớp 5A3 nhận thấy việc giúp cho các em đạt 
chuẩn ở các môn học rất khó. Do vậy tôi luôn tạo mọi cách để tìm và khắc phục 
những tồn tại mà thực tế học sinh đang mắc phải như đã nêu trên, cố gắng để giúp 
những em dưới chuẩn dần dần tiến bộ từng bước theo kế hoạch đã định ờ đầu năm. 
 III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
  Giải pháp 1: Học sinh chưa đạt chuẩn do hoàn cảnh gia đình:
 Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến các em. Trước tiên là ảnh 
 hưởng của cha mẹ rất sâu sắc. Vì vậy, giáo dục gia đình là một điểm mạnh, là một bộ 
 phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục học sinh. Song mỗi gia đình có những điểm 
 riêng của nó nên Tôi luôn phối hợp để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn trong 
 quá trình giáo dục. Đồng thời phát huy ảnh hưởng cùng nhà trường giáo dục học sinh 
 đạt hiệu quả. Chẳng hạn như: em Hồng Minh, Thạch Thị Liêu, Thường xuyên bỏ học 
 phụ giúp công việc gia đình nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập. 
 - Đối với hai em này tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh,vận động giải 
thích để giúp họ thấy được tầm quan trọng của việc học tập để giúp các em sau 
này có tương lai tươi sáng hơn. Đồng thời hỗ trợ kịp thời các đồ dùng học tập cần 
thiết để các em có điều kiện học, từ đó sẽ giúp được các em không bị gián đoạn 
mạch kiến thức, nâng cao được chất lượng học tập của bản thân.  Giải pháp 2: Học sinh chưa đạt chuẩn do mất căn bản:
 - Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt. Do mất căn bản học sinh khó mà có nền tảng 
vững chắc để tiếp thu kiến thức mới. Chẳng hạn như em: Sơn Hoàng Thanh; Trần Sà Phét
Để khắc phục tình trạng này nên Tôi thực hiện các giải pháp sau:
 + Hệ thống kiến thức theo chương trình.
 + Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập 
kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối 
tượng
 + Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức: 
thi đua cá nhân, thi đua theo nhóm, theo tổ, đố vui, giải tríKết hợp kiểm tra thường 
xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích 
hoạt động trí tuệ cho các em.  Giải pháp 3 Học sinh chưa đạt chuẩn do lười học, không chăm chỉ, không 
chuyên cần hoặc chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập và đặc biệt với hiện nay 
là học sinh mê game,mê điện thoại :
 Những học sinh rơi vào tình trạng trên thường có biểu hiện: lười không học 
bài, không làm bài, thường xuyên để quên vở bài tập ở nhà, vừa học vừa chơi, không 
tập trung,lờ đờ buồn ngủ, đầu óc suy nghĩ về một vấn đề nào đó, Để các em có 
hứng thú học tập tôi động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi 
khi các em vấp phải những lỗi trên. Chẳng hạn như em: Tăng Thanh Tuấn và Thạch
Vi Khay  Giải pháp 4: d. Thiếu sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh:
 - Lên kế hoạch tổ chức thực hiện công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn 
kiến thức kĩ năng hàng tháng, cả năm.
 - Đề xuất các giải pháp về việc khắc phục tình trạng học sinh chưa đạt chuẩn 
kiến thức kĩ năng, chú ý nhiều đến đối tượng này. 
 - Mỗi tháng Tôi sinh hoạt nội dung trọng tâm về biện pháp theo dõi và giúp 
đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng .
 - Theo dõi và kiểm tra chéo sự tiến bộ của học sinh trong từng lớp.
 - Mỗi tháng 1 lần khảo sát chất lượng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ
năng trong tổ. Kết quả đến cuối học kì I chỉ còn em Hồng Minh và Trần Sà Phét cẩn chuẩn môn 
toán. Quyết tâm đến cuối năm học sẽ xóa được cẩn chuẩn cho các em.
Thông qua các giải pháp mà tôi đã thực hiện tại lớp và kết quả đạt được tôi rút ra 
cho bản thân những bài kinh nghiệm trong quá trình dạy học như sau:
 + Một: bản thân học được sự nhẫn nại, kiên trì thật cao, không lùi bước, bỏ cuộc, 
theo dõi từng giờ, từng ngày về năng lực học tập của học sinh. 
 +Hai:Các em có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong học tập cao hơn. 
 + Ba: Các em rất tích cực, chuyên cần cao ít bỏ buổi học, hăng say phát biểu, năng 
động trong học tập.
 + Bốn: Có tinh thần đoàn kết luôn giúp đỡ nhau trong học tập.

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_boi_duong_hoc_sinh_ch.pptx