Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức học sinh ở THCS

Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS đã có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS, không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em.

Công tác chủ nhiệm lớp là công tác tổ chức quản lí một lớp học sao cho khi thầy cô có hoặc không có ở lớp thì mọi hoạt động vẫn được duy trì ổn định, có tính tự giác cao và mọi việc vẫn hoàn thành tốt. Sự phát triển về nhận thức, nhân cách, khả năng tiếp thu của học sinh chỉ thực sự hiệu quả khi đó là một tập thể lớp vững mạnh và lớp học phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi trò.

Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách của học sinh trong lớp phát triển một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp đảm đương vai trò quản lí học sinh trong một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh thực thi mọi yêu cầu giáo dục của nhà trường đưa ra. Giáo viên chủ nhiệm phải là người gần gũi học sinh nhất, hiểu tâm tư tình cảm của các em, luôn trực tiếp uốn nắn những hành vi sai trái của học sinh và giúp học sinh phát triển đúng hướng.

Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức để giúp học sinh trở thành: con ngoan, trò giỏi, những công dân tốt mai sau. Không những thế, người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa bàn sinh sống của học sinh luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em (xung quanh khu vực trường học có rất nhiều hàng quán và các quán internet)…tất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của những giáo viên chủ nhiệm lớp.

Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp.

Từ thực trạng trên , tôi xin trao đổi với đồng nghiệp “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở '’

docx 18 trang duylinh 31/10/2024 430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức học sinh ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức học sinh ở THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức học sinh ở THCS
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ 
NHIỆM LỚP, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS 
 Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS đã có sự thay đổi rất lớn về đặc 
điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, 
vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể phủ 
nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS, không thể không cần có 
một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em.
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác tổ chức quản lí một lớp học sao cho khi thầy 
cô có hoặc không có ở lớp thì mọi hoạt động vẫn được duy trì ổn định, có tính 
tự giác cao và mọi việc vẫn hoàn thành tốt. Sự phát triển về nhận thức, nhân 
cách, khả năng tiếp thu của học sinh chỉ thực sự hiệu quả khi đó là một tập thể 
lớp vững mạnh và lớp học phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi trò.
Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách 
của học sinh trong lớp phát triển một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp 
đảm đương vai trò quản lí học sinh trong một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh 
thực thi mọi yêu cầu giáo dục của nhà trường đưa ra. Giáo viên chủ nhiệm phải 
là người gần gũi học sinh nhất, hiểu tâm tư tình cảm của các em, luôn trực tiếp 
uốn nắn những hành vi sai trái của học sinh và giúp học sinh phát triển đúng 
hướng.
Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của 
mình, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục 
những phẩm chất đạo đức để giúp học sinh trở thành: con ngoan, trò giỏi, những 
công dân tốt mai sau. Không những thế, người giáo viên chủ nhiệm phải tham 
gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là 
trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. 
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm, 
có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ tuổi 
của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là ngồi học. Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. 
Những em này cũng không nên cho ngồi bên cửa sổ, cố gắng sắp xếp các em 
học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức tốt để bạn 
giúp đỡ.
- Xây dựng được những “Đôi bạn cùng tiến” trong học tập, nề nếp ở trường 
cũng như ở nhà.
2. Xây dựng Ban cán sự lớp:
- Việc bầu Ban cán sự lớp hết sức cẩn trọng, nhất là bầu lớp trưởng. Lớp trưởng 
là học sinh nam hay nữ cũng được, miễn là em đó có bản lĩnh, năng lực. 
Thường là các em nam hay tự ái khi lớp trưởng là nữ. Trường hợp này, giáo 
viên chủ nhiệm phải hết sức khéo léo tạo nên việc sớm hòa đồng giữa các em 
bằng mọi cách, khẳng định khả năng của lớp trưởng.
- Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt động 
của lớp vì vậy GVCN phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lý 
cho mỗi em. Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó phụ trách học tập, phụ 
trách văn nghệ +TDVS, sao đỏ. Chia lớp thành các tổ mỗi tổ có tổ trưởng và tổ 
phó.
 - GVCN phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, đưa ra một 
số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ví dụ : Mỗi em trong 
ban cán sự đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm và hiểu được nội dung 
của công việc mình phụ trách. Cuối tuần dến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác 
xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bày trước lớp và cô chủ 
nhiệm. 
- Tiết sinh hoạt lớp, GVCN như người dự giờ buổi sinh hoạt của các em, nghe 
các em báo cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của cô “cố vấn”.
- Gắn các em vào các phong trào (nhất là giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động 
ngoài giờ lên lớp) để các em cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy được thầy cô và bạn 
bè tín nhiệm nên sẽ cố gắng làm việc cho thật tốt. dung được thực hiện trong một tuần (những việc đã làm được và không làm 
được với lý do cụ thể), tình hình lớp trong tuần, số bạn vi phạm học tập (không 
chuẩn bị bài, không thuộc bài), vi phạm việc rèn luyện đạo đức tác phong 
(không đồng phục, mất đoàn kết, mất trật tự), vi phạm về công tác văn thể, 
lao động, tự quản. Đồng thời GVCN phải biết vận dụng công nghệ thông tin, 
khoa học công nghệ, biết xây dựng được kế hoạch: gắn nội dung hoạt động 
ngoài giờ, trải nghiệm thực tế, gắn giáo dục kĩ năng sống vào các tiết sinh hoạt 
lớp để tạo ra các tiết sinh hoạt vui vẻ không nặng nề, lý thú, bổ ích mà lại mang 
lại hiệu quả giáo dục cao.
- GVCN theo dõi, ghi sổ từng nội dung sinh hoạt trong tuần thông qua báo cáo 
của từng bộ phận. Lần lượt giải quyết từng nhóm vụ việc, tìm lý do sai phạm, 
đưa ra biện pháp xử lý. GVCN nhận xét kết quả thi đua tuyên dương tổ, cá nhân 
tốt. Triển khai nội dung tuần tiếp theo và nhắc nhở các em thực hiện tốt các nội 
dung của lớp trong tuần tiếp theo.
- Trong bất cứ phong trào nào động viên khen thưởng luôn là yếu tố không thể 
thiếu. Tùy theo tình hình, đặc thù của lớp mà GVCN nên áp dụng những nội 
dung biểu điểm thi đua thích hợp.
Một tập thể đoàn kết tham gia tốt các phong trào không phải tự dưng mà có. 
Phải là kết quả của quá trình đầu tư làm công tác tư tưởng, vô hiệu hóa các phần 
tử học sinh cá biệt thường gây rối phá vỡ tính đoàn kết trong tập thể. Thường 
thường sự chia rẽ nội bộ hay xảy ra ở các bạn giữa các nhóm khác nhau về sở 
thích, sức họcĐiều này GVCN nên nắm bắt để có biện pháp dàn xếp, xử lý 
tránh để học sinh kết bè, chia phái trong lớp.
Ví dụ: đối với học sinh hay trêu chọc các bạn, thường nói chuyện trong giờ học, 
thường xuyên không học bài và không chuẩn bị bài trước khi đến lớpBằng 
động thái của mình, GVCN gặp riêng nhắc nhở, mời phụ huynh đến trao đổi, 
gửi kết quả học tập về gia đình, tìm những điểm tốt của em để động viên khen 
kịp thời về sự tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức tác phong. giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn lại. Có làm như vậy, giáo viên 
mới giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn. Đặc biệt trong lao động 
ngoài việc hướng dẫn, phân công công việc nặng nhọc, khó khăn. Giáo viên 
cùng lao động với các em vừa tạo nên không khí sôi nổi trong buổi lao động, 
vừa giáo dục tính tích cực, không lánh nặng tìm nhẹ trong lao động. Như vậy có 
nghĩa là giáo viên cùng san sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại với lớp 
chủ nhiệm.
Tiếp xúc với cán bộ lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động của lớp là 
việc làm hết sức cần thiết. Những thông tin về lớp chủ nhiệm chủ yếu là do các 
em cung cấp. Nhưng việc làm này còn là con dao hai lưỡi, nếu giáo viên không 
khéo léo xử lý sẽ dễ dàng biến học sinh thành những kẻ mách lẻo, xoi mói 
người khác, nói xấu người khác.
Phương pháp giảng dạy mỗi giáo viên có sự khác nhau. Bên cạnh đó còn tuỳ 
thuộc vào đặc trưng bộ môn. Một số học sinh lười học cho rằng thầy cô dạy khó 
hiểu, yêu cầu caonên các em đạt kết quả học tập bộ môn thấp. Giáo viên chủ 
nhiệm cần tìm cách phân tích, để các em có nhận thức đúng đắn, từ đó xác định 
đúng trách nhiệm học tập của mình và tự giác hoàn thành yêu cầu của giáo viên. 
Thiết nghĩ, để xác minh thông tin từ phía học sinh, giáo viên chủ nhiệm nên 
khéo léo tiếp xúc với giáo viên bộ môn để tường tận hơn trước khi đi đến kết 
luận về việc giảng dạy của giáo viên đó. Việc nghe học sinh phản ánh một chiều 
là việc không nên làm, nếu có thì phải hết sức thận trọng, mọi sự việc phải nghe 
từ hai phía, có minh chứng chính xác rồi mới đi đến kết luận đúng đắn.
5. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp:
 Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh nhiều vấn đề trong mỗi buổi học là điều 
khó có thể tránh khỏi, giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười lăm 
phút đầu buổi, nếu buổi nào giáo viên chủ nhiệm không có tiết dạy cũng nên 
đến lớp. Giáo viên đến lớp như vậy để giúp các em ôn bài, chuẩn bị bài mới 
hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh Nếu thực hiện những em có hạnh kiểm trung bình, yếu hoặc những trường hợp đặc biệt khác 
của học sinh
Đến với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia 
đình, phương pháp học tậpcủa các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia đình 
biết những ưu điểm về hạnh kiểm, học tập Đến với học sinh hay nghịch, lơ là 
việc học tập, việc giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm gia đình là hết sức cần 
thiết. Vì có những học sinh gia đình lao động nghèo, cha mẹ ít có thời gian quản 
lý, ít chỉ bảo chuyện học hành của con cái, có thể nói là họ giao con mình cho 
thầy cô và điều cần lưu ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh 
học sinh phải có mặt các con.
 Tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh đầu năm, cuối học kì I, cuối năm, 
để lấy ý kiến của phụ huynh, cùng nhau thảo luận. Điều quan trọng là GVCN 
kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng nhau tìm ra và thống nhất các biện 
pháp giáo dục giúp học sinh ngày càng tiến bộ.
Trao đổi thường xuyên với phụ huynh bằng các phương tiện công nghệ thông 
tin hiện đại để phụ huynh nắm bắt được nhanh nhất những thông tin của con em 
mình. Lập nhóm Zalo phụ huynh học sinh để trao đổi và kịp thời thông báo các 
hoạt động của tập thể lớp tới phụ huynh.
+ Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường
Mỗi tháng Ban giám hiệu tổ chức họp Hội đồng sư phạm một lần, đề ra kế 
hoạch của cả trường cũng như kế hoạch cho các khối lớp. Kế hoạch của BGH 
chính là kim chỉ nam cho mỗi GVCN, đồng thời trong lần họp định kì BGH 
cũng được nghe phản ánh từ GVCN về thuận lợi, khó khăn trong quả trình thực 
hiện. Nếu có ý kiến đề xuất nào tôi trực tiếp gặp BGH để điều chỉnh kế hoạch 
cho phù hợp. Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự 
giúp đỡ từ phía BGH nhà trường.
+ Phối hợp với các giáo viên bộ môn
- GVCN phải thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập, và cố gắng thi đua tốt nhất theo đúng tiêu chí.
- Xây dựng Kế hoạch và mục tiêu chi tiết, cụ thể trong từng học kì, từng chặng 
thi đua.
8. Quan tâm và giáo duc học sinh cá biệt
GVCN phải lập kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt, nắm chắc các em cá biệt về 
mặt nào: Học tập, đạo đức, tác phong  để có biện pháp giáo dục phù hợp. 
Giáo viên nên thường xuyên hỏi thăm, động viên và tìm ra nguyên nhân để giúp 
đỡ các em. 
Ví dụ: Đối với học sinh phá lớp, khó bảo, giáo viên cũng như tập thể quan tâm 
theo dõi giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp. Cần phê bình 
đối tượng này nhưng tránh tình trạng căng thẳng giữa học sinh đó với giáo viên, 
với tập thể lớp. Cho nên, là giáo viên chủ nhiệm phải lấy tình thương yêu, lời lẽ 
phải trái phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình và nhận 
lỗi là tốt nhất. Bởi vì dẫu các em là học sinh cá biệt ở mặt nào đó nhưng trong 
các em vẫn có những điểm tốt khác đáng trân trọng.
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi không gò bản thân và học sinh theo 
quy định sẵn có một cách cứng nhắc mà luôn chú ý kết hợp đa dạng và vận 
dụng linh hoạt các giải pháp đã có theo từng trường hợp, đối tượng học sinh cụ 
thể để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình giáo dục. Bên cạnh đó tôi luôn chú 
trọng công tác phối kết hợp giữa GVCN với ban cán sự lớp, với lãnh đạo, cán 
bộ giáo viên, nhân viên Nhà trường và với phụ huynh học sinh trong xử lý các 
tình huống giáo dục thực tiễn.
Vận dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ vào các hoạt động ngoài giờ 
lên lớp trong công tác chủ nhiệm để tạo ra các buổi sinh hoạt tập thể vui vẻ, lý 
thú, bổ ích mà mang lại hiệu quả giáo dục cao. Trao đổi thường xuyên với phụ 
huynh bằng các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại để phụ huynh nắm bắt 
được nhanh nhất những thông tin của con em mình
Đặc biệt GVCN không chỉ là cô giáo mà còn là người mẹ, người chị, người bạn 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx