Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm lôi cuốn học sinh cá biệt tham gia vào các hoạt động giáo dục
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi thấy rằng công tác chủ nhiệm là một công việc vô cùng quan trọng.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường quản lí học sinh, lập kế hoạch và cùng học sinh thực hiện kế hoạch giáo dục của lớp mình. GVCN cũng là người trực tiếp đánh giá và xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh cuối học kì và cuối năm học. Biết rằng nhà trường và lớp luôn có nội quy để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng trong quá trình chủ nhiệm luôn gặp phải tình trạng học sinh yếu kém, lười học, học sinh vi phạm nội quy, hay đua đòi theo bạn xấu hoặc đua đòi những cái không phù hợp với lứa tuổi.....Giáo viên đã áp dụng nhiều hình thức như nhắc nhở, động viên, khích lệ, khiển trách thông báo với phụ huynh thường xuyên. Tuy nhiên chủ nhiệm là một công việc không chỉ đơn thuần là thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao mà còn là một nghệ thuật quản lí, uốn nắn học sinh, để tìm ra cách quản lí, uốn nắn học sinh một cách nhẹ nhàng nhất giúp các em có được cảm giác chủ động trong việc rèn luyện và học tập mà không bị gò ép là điều không dễ dàng gì.
Cuộc sống chúng ta không phải bao giờ cũng màu hồng, cũng như việc giáo dục học sinh, không phải học sinh nào cũng chăm ngoan, học giỏi, lễ phép; mà bên cạnh đó còn có một vài em hơi quậy phá, nghịch ngợm, nói tục, bỏ tiết, xích mích, không chú ý trong học tập, thậm chí nhiều khi còn tỏ ra bất cần đời, chán nản. Những em học sinh đó thường được gán với tên gọi ‘‘HỌC SINH CÁ BIỆT’’.
Bản thân đã hơn chục năm giảng dạy, đã đứng trên vai trò là giáo viên chủ nhiệm nhiều khóa, cũng đã từng rất nhiều nhiều những năm tháng phải đau đầu với những học sinh cá biệt, cũng đã từng nghe nhiều giáo viên than thở rằng đã dùng nhiều biện pháp để giáo dục nhưng vẫn không hiệu quả, cũng đã từng khá nhiều giáo viên trăn trở trên con đường đi tìm lời giải cho bài toán giáo dục học sinh cá biệt; cũng có người thành công, cũng có những đồng nghiệp đã từng thất
bại, cũng có những thầy cô vẫn mãi đi tìm lời giải đáp. Hiểu được nỗi lòng đó, bản thân muốn góp một phần công sức nhỏ bé của tuổi trẻ để góp phần vào việc cảm hóa các em học sinh các biệt.
Hầu hết những học sinh cá biệt thường không tuân theo các nội quy của lớp, của trường và đa phần thường làm theo ý của bản thân. Do vậy nếu gia đình, nhà trường không kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết, biện pháp khắc phục thì những học sinh này sẽ dễ dàng bị người xấu lôi kéo dẫn đến các tệ nạn xã hội, gây tổn thất lớn cho gia đình, nhà trường và xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục và rèn luyện các em học sinh cá biệt. Bản thân tôi mạnh dạn viết thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số giải pháp nhằm lôi cuốn học sinh cá biệt tham gia vào các hoạt động giáo dục”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm lôi cuốn học sinh cá biệt tham gia vào các hoạt động giáo dục
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRƯỜNG THCS .. BÁO CÁO BIỆN PHÁP Góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp Tên biện pháp: Một số giải pháp nhằm lôi cuốn học sinh cá biệt tham gia vào các hoạt động giáo dục Người thực hiện: Nguyễn Thị .. Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS .. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn biện pháp. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi thấy rằng công tác chủ nhiệm là một công việc vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường quản lí học sinh, lập kế hoạch và cùng học sinh thực hiện kế hoạch giáo dục của lớp mình. GVCN cũng là người trực tiếp đánh giá và xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh cuối học kì và cuối năm học. Biết rằng nhà trường và lớp luôn có nội quy để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng trong quá trình chủ nhiệm luôn gặp phải tình trạng học sinh yếu kém, lười học, học sinh vi phạm nội quy, hay đua đòi theo bạn xấu hoặc đua đòi những cái không phù hợp với lứa tuổi.....Giáo viên đã áp dụng nhiều hình thức như nhắc nhở, động viên, khích lệ, khiển trách thông báo với phụ huynh thường xuyên. Tuy nhiên chủ nhiệm là một công việc không chỉ đơn thuần là thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao mà còn là một nghệ thuật quản lí, uốn nắn học sinh, để tìm ra cách quản lí, uốn nắn học sinh một cách nhẹ nhàng nhất giúp các em có được cảm giác chủ động trong việc rèn luyện và học tập mà không bị gò ép là điều không dễ dàng gì. - Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp đi lên về mọi mặt, có nề nếp, tự quản, đoàn kết. - Phát huy tính tích cực của tất cả các đối tượng học sinh, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của các em. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thưc trạng 1.1 Thuận lợi Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường; đội ngũ giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt; luôn nhiệt tình giúp đỡ, sẻ chia kinh nghiệm. Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, sát cánh bên con em của mình không chỉ vấn đề học tập mà còn tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh có thời gian tham gia hoạt động, tham gia các phong trào một cách lành mạnh và hiệu quả. Được sự phối hợp nhịp nhàng của Đoàn trường, Ban tư vấn học đường trong nhà trường đã giúp tôi thực hiện các giải pháp đề ra được thuận lợi hơn. Đội ngũ Ban cán sự lớp mà tôi lựa chọn từ đầu năm nhận lớp chủ nhiệm rất năng động, có tinh thần trách nhiệm, quan tâm và giúp đỡ bạn bè nhiệt tình, chu đáo, thân thiện. Bản thân đã tham gia hoạt động giảng dạy tại ngôi trường hiện tại được nhiều năm, đã nhận nhiệm vụ chủ nhiệm nhiều khóa. Từ những kinh nghiệm trong quá trình công tác, bản thân đã tự mình đúc rút được khá nhiều kinh nghiệm; học hỏi, trau dồi được khá nhiều kiến thức và quan trọng hơn cả là sự phấn đấu không mệt mỏi, tự làm mới bản thân theo tháng năm không ngại gian khó, gian khổ, không ngại thất bại để hướng tới thành công, giúp một phần công sức nhỏ bé của tuổi trẻ vào hành trình giáo dục các em học sinh cá biệt. 1.2. Khó khăn Triệu Phước là một xã thuộc địa bàn nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trên 80% các bậc + Dựa vào sự quản lí theo dõi của bản thân các giáo viên chủ nhiệm trước. Qua cách nhận diện trên tôi đã nắm bắt được em Đức là một học sinh cá biệt về lối sống, đạo đức và về học tập vì em thường xuyên nghỉ học không có lí do, nếu có đi học thì ngồi trong lớp cũng thường xuyên nói chuyện, không ghi chép bài, hay gây gổ đánh nhau với các bạn hoặc có hôm em còn bỏ tiết, bỏ học giữa buổi đi chơi, ý thức học tập rất yếu, học lực cuối năm lớp 7 (năm học 2022-2023) được xếp loại yếu, hạnh kiểm Trung bình. 2.2. ối hợp với các giáo viên bộ môn, phụ huynh, các tổ chức trong và ngoài nhà trường: Tôi luôn trao đổi tình hình của em với giáo viên bộ môn để họ có phương pháp giáo dục thích hợp, đồng thời cũng nắm bắt sự thay đổi hàng ngày để nhắc nhở động viên em. Kết hợp với GV Tổng phụ trách đội, đại diện ban chấp hành phụ huynh, các đoàn thể ngoài nhà trường để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh cá biệt. Trao đổi với giáo viên bộ môn Trao đổi với GV TPT Đội và Đại diện 2.3.1. Tác động vào động cơ học tập: Tác động vào động cơ học tập để em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Tôi lấy 1 số trường hợp thực tế ở địa phương hoặc trong xã hội những học sinh cùng trang lứa nhưng vì một lí do gì đó không đi học, trong khi các bạn đang được vui đùa, học tập dưới mái trường thì những bạn này phải đi làm những công việc nặng nhọc của người lớn nhưng cơm vẫn không đủ ăn, áo không đủ mặc, có khi còn bị một số người khác coi thường. 2.3.2. Biết động viên kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ: Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh. Đây là việc làm mang tính 2 mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất. Biết em là người thường xuyên lười đi lao động lại hay xả rác, ít giao tiếp với các bạn trong lớp nhưng em lại khá cao to, tôi đã mạnh dạn giao cho em làm lớp phó lao động. Và giao nhiệm vụ quản lí, nhắc nhở các bạn khi lao động, trực nhật lớp. Vậy là từ đó trở đi, mỗi buổi lao động em đều có mặt nhắc nhở quản lí các bạn hoàn thành tốt công việc để cuối tuần báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm rất tích cực. Vì em cao nên tôi khéo léo nhờ em giúp đỡ các bạn thấp bé trong lớp những việc như quét mạng nhện, lau những ô cửa kiếng trên cao của lớp học, đổ nước vào bình cây xanh trong lớp em thấy được tầm quan trọng của mình nên đã làm việc hăng say. 2.3.3. Phương pháp kết bạn: Thường lứa tuổi học sinh dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay, lẽ phải dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao. Do đó tôi phân công 1 nhóm bạn năng động trong các hoạt động, có đạo dức tốt sinh hoạt, học tập với em Đức để dần dần lôi kéo em vào các hoạt động bổ ích ở trong trường, lớp từ đó em xóa đi được mặc cảm là học sinh hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh. Cụ thể: + Qua thăm dò các bạn trong lớp tôi biết em có năng khiếu văn nghệnên tôi đã chủ động cho em tham gia vào đội văn nghệ của lớp, năm đó, tiết mục văn nghệ chào mừng 20-11 của lớp tôi đạt giải nhất. Từ đó thấy em vui vẻ, hoạt bát hơn và tự giác giơ tay tham gia các hoạt động phong trào của lớp nhiều hơn. + Lớp 8B, các em đều tham gia tích cực các hoạt động của trường của Liên đội phát động: Tham gia tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giaó Việt Nam 20/11 đạt giải nhất, Đóng kịch “An toàn giao thông” đạt giả khuyến khích cấp trường. Cuối năm học tỉ lệ lên lớp 100% + Cả lớp tích cực tham gia và hoàn thành tốt các buổi lao động, các hoạt động ngoại khóa, sẵn sàng hợp tác vui vẻ, cùng nhau chơi trò chơi, quan tâm giúp đỡ nhau. Cuối năm lớp không có học sinh bỏ học, được xếp thi đua khen thưởng đứng thứ 2 toàn trường. + Tạo được sự gần gũi giữa thầy với trò, khiến học sinh tin tưởng và giúp tôi giáo dục các em một cách nhẹ nhàng nhất. Cụ thể như sau: + Kết quả 2 mặt giáo dục: Trước khi chưa áp dụng biện pháp ( Năm học 2021-2022) Xếp loại Giỏi/Tốt% Khá% Trung bình% Yếu/kém% Học lực 10 - 27,0% 15 - 40.5% 11- 29,7% 1-2,8% Hạnh kiểm 35 – 94,6% 1- 2,7 % 1 -2,7% 0 Sau khi áp dụng biện pháp ( Năm học 2022-2023) Xếp loại Giỏi/Tốt% Khá% Trung bình% Yếu/kém% Học lực 10 = 27,0% 16 - 43.2% 11 – 29,8% 0 Hạnh kiểm 37 em = 0 0 0 100% PHẦN IV : KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa biện pháp Trong công tác quản lí học sinh vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Mỗi giáo viên sẽ có một “nghệ thuật” riêng tùy vào thực tế lớp mình đảm nhiệm, cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng chắc chắn giáo viên sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp Khuyến khích, động viên giáo viên tích cực học tập, học hỏi nâng cao trình độ và kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. Triệu .., ngày 10 tháng 10 năm 2023. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_loi_cuon_hoc_sin.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm lôi cuốn học sinh cá biệt tham gia vào các hoạt động giá.ppt