Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc Trường THCS Văn Môn
Việc xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc đã trở thành mục tiêu, lý tưởng của tất cả các trường học, cấp học, lớp học trong cả nước. Khi xây dựng được trường học, lớp học hạnh phúc, chúng ta sẽ có được những sản phẩm con người đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên một thực tế hiện nay đang diễn ra đó là: Chất lượng công tác chủ nhiệm ở nhiều lớp học, trường học chưa cao, bầu không khí lớp chủ nhiệm luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh còn có nhiều khoảng cách. Trong các lớp chủ nhiệm còn tồn tại nhiều vấn đề không kịp xử lý như: bạo lực học đường, không duy trì được nề nếp, tình trạng bỏ học, bỏ giờ, có thái độ chưa tốt với các giáo viên giảng dạy bộ môn; niềm đam mê, hứng thú học tập giảm sút; tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học lỏng lẻo…
Bản thân tôi ra trường đã 8 năm, thực hiện công tác chủ nhiệm 7 năm, khi đứng trước nhiều đối tượng học trò với nhận thức, tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau, tôi thật sự trăn trở: Làm như thế nào để xây dựng một môi trường học tập trong lớp học thực sự hạnh phúc, học sinh phải cảm thấy nó giống như một mái nhà chung và bản thân mỗi học trò là thành viên trong ngôi nhà ấy. Chính vì vậy, trong những năm tham gia công tác chủ nhiệm, tôi luôn khát khao và đặt ra mục tiêu: Xây dựng lớp học hạnh phúc. Trong báo cáo chia sẻ ngày hôm nay, tôi xin phép được đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp học: “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc Trường THCS Văn Môn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN PHONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĂN MÔN BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TÊN BIỆN PHÁP:“MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC” TÁC GIẢ : Nguyễn Thị Phương Trình độ chuyên môn : Đại học Chức vụ : Giáo viên. Đơn vị công tác : Trường THCS Văn Môn Yên Phong, ngày 25 tháng 10 năm 2021 0 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 2 GVBM Giáo viên bộ môn 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 THCS Trung học cơ sở 6 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 2 hôm nay, tôi xin phép được đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp học: “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết Đầu năm học này, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 6A5, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương. - Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lẽ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đội, trường, lớp tổ chức. - Cơ sở vật chất khá đầy đủ, khang trang. Tạo không khí phấn khích trong học sinh và giáo viên. Phòng học sạch, thoáng mát. - Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy. - Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với cô giáo chủ nhiệm. b. Khó khăn Do các em lớp 6 mới chuyển từ môi trường tiểu học lên môi trường mới là trung học cơ sở nên: - Vẫn còn một số học sinh chưa có ý thức trong học tập. - Các học sinh trong lớp chưa đoàn kết: Chia bè chia phái, phân biệt giàu nghèo, học giỏi - học dốt,. Do đó có những học sinh sợ đến lớp vì bị phân biệt, không có bạn chơi cùng, - Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, không ổn định, cha mẹ lo kiếm sống không có thời gian chăm sóc con cái, phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm. - Có phụ huynh học sinh xin cho con mình lưu ban vì sợ ảnh hưởng đến cả 4 sinh. Trường học hạnh phúc là nơi để thầy cô và các em học sinh có cơ hội gần gũi, giao tiếp với nhau thông qua sự sẻ chia, thấu cảm và yêu thương; cũng là mái nhà chung, ở đó mỗi ngày đến trường là một niềm hạnh phúc. Đôi khi hạnh phúc cũng chỉ là những việc làm hữu ích thầm lặng, những niềm vui nho nhỏ, những nụ cười, những ánh mắt thân thương”. Vậy thì: Nói về khái niệm lớp học hạnh phúc sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng theo quan niệm của bản thân tôi: Lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở nơi đó người tham gia giảng dạy, người học, phụ huynh đều được sống hạnh phúc, trong đó hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất. Hay có thể hiểu: Lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở đó giáo viên hạnh phúc và học sinh được phát triển toàn diện, trở thành chính mình, trong một môi trường học tập an toàn, thân thiện và nhiều tình thương. 2.1.2. Các tiêu chí để xây dựng lớp học hạnh phúc. 6 Người giáo viên không nên quá kỳ vọng vào học trò, điều quan trọng nhất là phải xác định chính xác khả năng của từng học sinh để từ đó đặt ra mục tiêu phù hợp. Muốn phát huy được năng lực của học sinh cần đặt học sinh vào môi trường học tập có sự khích lệ. Về phần này, tôi thường lựa chọn cách sau đây: 2.2.2. Giáo viên và học sinh cùng tìm kiếm hạnh phúc từ những điều nhỏ bé. - Cả người giáo viên và học sinh cần xác định tư tưởng: Luôn luôn hướng tới những điều tốt đẹp, những việc làm tốt như: Hướng dẫn bạn ngồi bên cạnh bài khó, nhắc nhở bạn giữ gìn nề nếp, chia sẻ với bạn những cách học tập, cuốn sách hay; đặt mình vào vị trí của bạn (hoặc giáo viên đặt mình vào vị trí của học trò); biết cách nói lời xin lỗi. 2.2.3. Cùng học sinh tìm kiếm hạnh phúc thông qua những hình thức như: Viết thư tay, thư khen. Lời khen là món quà tặng miễn phí và giá trị nhất. Một lời khen có giá trị được tạo nên bởi các nhân tố, đó là: sự chân thành, đúng thời điểm, đúng động cơ và cách dùng từ để khen. Là giáo viên chủ nhiệm, hãy biết cách tìm kiếm hạnh phúc với học trò và tạo nên hạnh phúc cho học trò qua những lời khen, qua những bức thư khen. Hãy đặt ra tiêu chí để có thể nhận được những 8 2.3. Muốn xây dựng lớp học hạnh phúc, người giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm hạnh phúc và lan tỏa hạnh phúc tới những người bạn của mình. 2.3.1. Hướng dẫn học sinh biết cách tự tìm kiếm hạnh phúc. Suy nghĩ tích cực: Là cách biến những tình huống khó khăn thành thuận lợi, là cách biến suy nghĩ thành hành động. Đứng trước những khó khăn, hãy nói 10 2.3.2. Hướng dẫn học sinh biết cách lan tỏa hạnh phúc. - Hãy khích lệ học sinh: Mỗi ngày tới trường, hãy làm một việc tốt. Nó đơn thuần có thể là: giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học. Giúp đỡ bạn khi gặp bài khó hay sẵn sàng chia sẻ với người bạn của mình về những khó khăn của bản thân trong cuộc sống, trong học tập. Lắng nghe suy nghĩ của người bạn bên cạnh cũng là một việc tốt. Hăng hái phát biểu xây dựng bài cũng là một việc tốt, là một cách tạo ra niềm hạnh phúc. - Đặt ra mục tiêu học tập cho bản thân, cho nhóm học tập, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học cũng chính là cách lan tỏa hạnh phúc. - Biết xin lỗi và biết tha thứ. Hãy nói lời xin lỗi nếu thấy mình chưa đúng và hãy biết rộng lòng tha thứ trước lỗi lầm của những người bạn. Cùng bỏ qua lỗi lầm để xây dựng những mối quan hệ bền chặt trong lớp học. - Hướng dẫn học sinh: Nếu có xảy ra mâu thuẫn thì hãy cùng ngồi lại, hãy cùng đưa ra giải pháp, hãy giải quyết bằng tình yêu thương, sự tha thứ 12 - Thứ hai: Dũng cảm phá vỡ lối mòn, thay đổi bản thân, không áp đặt mặc định “thầy cô luôn đúng”, cùng học sinh phân tích mổ xẻ vấn đề của bài học. - Thứ ba: Tích cực tự học, tự rèn luyện, bổ sung kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, có cách ứng xử văn minh với học trò. 2.5. Giáo viên cần biết lắng nghe, biết thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm, nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. 2.5.1. Biết lắng nghe, biết thấu hiểu. Lắng nghe học sinh nói để tìm hiểu nguyên nhân sâu sa của vấn đề. Để việc lắng nghe thực sự có hiệu quả, tôi đã chia sẻ với học trò: Nếu các em có thể chia sẻ trực tiếp với cô, hãy chia sẻ. Nếu không, hãy về nhắn tin cho cô giáo những điều mà em trăn trở nhất, những mong muốn của các em. - Lắng nghe phản hồi từ các giáo viên tham gia giảng dạy các bộ môn ở lớp học. - Lắng nghe từ những học sinh khác trong lớp học. - Lắng nghe chính bản thân học sinh. 2.5.2. Cần biết cách chia sẻ, đồng cảm với học sinh. Để chia sẻ và đồng cảm với học trò, người giáo viên chủ nhiệm cần đặt bản thân vào chính bản thân, suy nghĩ của học trò. Hãy cố gắng hiều tại sao học sinh lại trải qua những cảm xúc, hành động như vậy. Vậy đồng cảm với học trò bằng cách nào và đồng cảm như thế nào? - Xóa bỏ hàng rào ngăn cách với học trò bằng tấm lòng ấm áp, sự gợi mở khích lệ. - Hãy trở thành một tấm gương tốt trong lòng học trò. - Hãy truyền đạt sự đồng cảm với học trò bằng cách nói với học trò về những suy nghĩ của mình về việc làm của học trò với cái nhìn cùng lứa tuổi. - Kể những câu chuyện của bản thân đã từng trải qua, đã từng làm (giống như học trò) để từ đó đưa ra cách nhìn khi cùng lứa tuổi và cách nhìn của một người từng trải. 14 học đường, tuyên truyền về tác hại của ăn quà vặt hay tuyên truyền về an toàn giao thông để các em có ý thức giữ gìn an toàn cho chính bản thân và các bạn xung quanh. - Lớp học an toàn là lớp học có những biện pháp kỷ luật tích cực, là lớp học có những mối quan hệ thân thiện. Vì vậy, cần tạo dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong lớp học. 2.7.2. Xây dựng kỷ luật tích cực. Người giáo viên cần nắm được các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng kỷ luật tích cực như: - Nguyên tắc 1: Cần hiểu và nắm rõ nguyên nhân những hành vi của học trò. - Nguyên tắc 2: Biết kiềm chế, kiểm soát hành vi của bản thân khi đứng trước lỗi của học trò. - Nguyên tắc 3: Thay vì chú ý tới những hành vi chưa tốt của học trò. Hãy tảng lờ coi như không chú ý. - Nguyên tắc 4: Hãy cho học sinh thấy được tâm trạng cảm xúc của bản thân khi đứng trước hành vi của học trò. - Nguyên tắc 5: Nói không với những phần thưởng. - Nguyên tắc 6: Không được phép trừng phạt thân thể và tâm hồn học sinh. Xây dựng lớp học kỷ luật tích cực thông qua: - Xây dựng nội quy lớp học với những nuyên tắc rõ ràng ngay từ đầu năm học. - Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, biết yêu thương, sẻ chia. - Thay đổi cách ứng xử với học sinh: động viên, khích lệ, thể hiện niềm tin vào sự tiến bộ của học trò, ứng xử một cách công bằng nhất. 2.7.3. Xây dựng lớp học yêu thương. a. Tạo sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp. - Tạo sự đoàn kết bằng việc động viên các thành viên trong lớp học tham gia các hoạt động tập thể. Khi được cùng tham gia các hoạt động tập thể, các em có cơ hội để hiểu nhau hơn, cùng hỗ trọ, giúp đỡ nhau tốt hơn. - Tạo sự đoàn kết bằng cách giáo dục ý thức tự trách nhiệm với chính bản 16
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc