Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 3 trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy giáo dục tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong nền giáo dục của mỗi quốc gia. Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người có vị trí quyết định trong việc hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các bậc học trên cũng như cuộc sống sau này của các em.

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi vừa học vừa chơi. Sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, tâm lí đang trên đà phát triển, còn nhiều sự biến động về tâm sinh lí nên rất khó cho việc giáo dục các em. Chính vì thế, các em cần có người hướng dẫn, uốn nắn, chỉ bảo cho các em có thói quen đi vào nề nếp trong sinh hoạt, học tập, giao tiếp, có các kĩ năng sống cơ bản để các em dần dần trở thành những người có khả năng sống tự lập, sống có ích trong xã hội. Để làm được những việc đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Từ đó cho chúng ta thấy để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp.

Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong công tác dạy học vừa là thầy, cô giáo vừa là cha mẹ. Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người giáo viên phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo. Muốn học sinh trở thành học sinh tích cực, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải xây dựng lớp mình thành một tập thể lớp xuất sắc, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt. Chỉ có một tập thể lớp như vậy mới có thể phát triển trong học sinh tinh thần tập thể, tính tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập.

Nhưng thực tế hiện nay, công tác chủ nhiệm vô cùng khó khăn, phức tạp. Bởi vì, mỗi một tập thể lớp thì muôn hình, muôn vẻ.Nhưng tôi tin chắc rằng tập thể nào thì cũng có những bạn có năng khiếu về học tập, cũng như đạo đức. Tuy nhiên, không tránh khỏi các bạn có hoàn cảnh khó khăn về điều kiện kinh tế, giáo dục hay các hoạt động khác. Điều đó cho thấy rằng, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc giống như bạn tốt nhất của các em. Từ đó cho thấy giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng lớn nhất quyết định về chất lượng cũng như mọi hoạt động giáo dục của lớp. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn.

doc 26 trang duylinh 15/11/2024 570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 3 trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 3 trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 3 trường Tiểu học Trần Quốc Toản
 Đề tài: Một số kinh nghiệm
 trong công tác chủ nhiệm lớp 3- Trường TH Trần Quốc Toản
 Phần 1: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 1. Lý do lý luận:
 Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và 
phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc giáo dục phổ 
thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy giáo dục tiểu học có một 
vị trí hết sức quan trọng trong nền giáo dục của mỗi quốc gia. Giáo viên chủ 
nhiệm ở Tiểu học là người có vị trí quyết định trong việc hình thành ở học sinh 
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, 
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các 
bậc học trên cũng như cuộc sống sau này của các em.
 Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi vừa học vừa chơi. Sự nhận thức của 
các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, tâm lí đang trên đà phát 
triển, còn nhiều sự biến động về tâm sinh lí nên rất khó cho việc giáo dục các 
em. Chính vì thế, các em cần có người hướng dẫn, uốn nắn, chỉ bảo cho các em 
có thói quen đi vào nề nếp trong sinh hoạt, học tập, giao tiếp, có các kĩ năng 
sống cơ bản để các em dần dần trở thành những người có khả năng sống tự lập, 
sống có ích trong xã hội. Để làm được những việc đó chính là người giáo viên 
chủ nhiệm lớp. Từ đó cho chúng ta thấy để nâng cao chất lượng giáo dục thì 
phải nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp.
 Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được 
yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò 
rất quan trọng trong công tác dạy học vừa là thầy, cô giáo vừa là cha mẹ. Công 
tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người giáo viên phải mang tính 
nghệ thuật, phải có tính sáng tạo. Muốn học sinh trở thành học sinh tích cực, và 
có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải xây dựng lớp mình thành 
một tập thể lớp xuất sắc, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản 
tốt. Chỉ có một tập thể lớp như vậy mới có thể phát triển trong học sinh tinh 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bảo Hằng – TH Trần Quốc Toản
 1 Đề tài: Một số kinh nghiệm
 trong công tác chủ nhiệm lớp 3- Trường TH Trần Quốc Toản
 II. Mục đích nghiên cứu
 Áp dụng đề tài này, học sinh lớp 3C của trường hứng thú hơn trong giờ 
học, các em nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin có kỹ năng làm việc hợp tác trong 
nhóm, phát huy năng lực sở trường. Rèn cho học sinh các nề nếp, thói quen tốt 
trong học tập, trong sinh hoạt cũng như trong các lĩnh vực khác. Hình thành và 
phát triển ở học sinh các kĩ năng hoạt động, giao tiếp, ý thức tổ chức kĩ luật và ý 
thức tự giác cao. Tạo cho các em một môi trường học tập, sinh hoạt bổ ích. Từ 
đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy và chủ nhiệm lớp cho bản thân. 
 Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận của vấn đề
 Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết 
định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo 
dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương 
trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo 
viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và 
học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt 
việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. 
Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết 
sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành 
lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là 
cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai 
đoạn hiện nay công tác chủ nhiệm đòi hỏi sự dày công của mỗi giáo viên bởi 
đời sống vật chất có phần ảnh hưởng đến việc học tập cũng như tác động đến sự 
phát triển tư duy của các em. Để trở thành một giáo viên chủ nhiệm giỏi, mỗi 
giáo viên không chỉ làm tròn nhiệm vụ bằng trách nhiệm mà đòi hỏi mỗi người 
phải là tấm gương để các em noi theo; yêu nghề, tâm huyết với nghề.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bảo Hằng – TH Trần Quốc Toản
 3 Đề tài: Một số kinh nghiệm
 trong công tác chủ nhiệm lớp 3- Trường TH Trần Quốc Toản
ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt...đa 
số các em đều là dân bản địa nên rất thuận lợi trong giao tiếp cũng như các hoạt 
động giáo dục khác.
 Bản thân tôi có nhiều năm liền được nhà trường giao nhiệm vụ giáo viên 
chủ nhiệm lớp 3 thì cũng có một phần thuận lợi hơn là bản thân đã hiểu sâu về 
tâm lý lứa tuổi của học sinh khối lớp 3 mặc dù thế nhưng đối tượng học sinh 
mỗi năm một khác, hoàn cảnh gia đình của từng em khác nhau, chất lượng của 
lớp chủ nhiệm từng năm cũng khác nhau.
 Một thực tế cho thấy ở lứa tuổi tiểu học các em còn nhỏ, có tính hiếu động 
nên các em rất thích vừa học vừa chơi; “Chơi mà học; học mà chơi”.
 Năm học 2018 -2019, tôi làm công tác chủ nhiêm lớp 3C ở phân hiệu 
Ea- chai với sĩ số 14 học sinh, trong đó 100% học sinh là con em gia đình làm 
nông nghiệp, có một số em hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em thì ở với 
ông bà vì cha mẹ đi làm xa, thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ. Bên 
cạnh đó đây là một vùng dân trí thấp, bố mẹ ít người được đi học nên chưa thật 
sự quan tâm đến việc học của con cái. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối 
với giáo viên chủ nhiệm.
 Chẳng hạn như đầu năm học tôi nhận lớp thấy tình hình thực tế của các 
em sau khi nghỉ hè có sa xút về năng lực cũng như phẩm chất. Qua khảo sát đầu 
năm học tôi đã có kết quả cụ thể như sau:
 Tổng số học sinh là 14 em.
 Xếp loại Năng lực Xếp loại Phẩm chất
 HTT 1/14 7,1% T 1/14 7,1%
 HT 8/14 57,1% Đ 8/14 57,1%
 CHT 5/14 35,8% CĐ 5/14 35,8%
 Ngoài những yếu tố trên, một số học sinh còn có tính ham chơi, chưa xác 
định rõ nhiệm vụ học tập nên chưa tích cực và tự giác học bài. Một số khác 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bảo Hằng – TH Trần Quốc Toản
 5 Đề tài: Một số kinh nghiệm
 trong công tác chủ nhiệm lớp 3- Trường TH Trần Quốc Toản
 1. Họ và Tên:........
 2. Hoàn cảnh gia đình..................................................................................
 3. Kết quả học tập của năm học trước: ..............................................................
 4. Thích học môn nào:..................................................................................
 5. Không thích học môn nào:...........................................................................
 6. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 ....................................................................................................................
 7. Thích chơi môn thể thao 
nào:..........................................................................
 8. Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 Đây là cơ sở để tôi phân loại học sinh theo từng nhóm và có hướng giáo 
dục phù hợp. Những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn thì quan tâm nhiều 
hơn bằng cách: Gặp trực tiếp cha mẹ (anh, chị) của học sinh để động viên, tạo 
điều kiện cho con em đi học đều. Việc này giáo viên phải tiến hành thường 
xuyên, liên tục, hàng ngày, hàng tuần. Sự chân thành và gắn bó giữa giáo viên 
và học sinh như vậy phụ huynh sẽ có trách nhiệm động viên, nhắc nhở con em 
mình trong việc học tập cũng như giáo dục đạo đức cho các em.
 2. Xây dựng nề nếp lớp học
 Dựa vào tình hình của lớp, kế hoạch và biện pháp thực hiện cho cả năm 
học, tôi xây dựng kỷ cương nề nếp cho học sinh.
 Giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng tới từng học sinh, từng tổ trưởng, lớp 
trưởng, lớp phó. Tăng cường kĩ năng tự quản của học sinh, giúp các em có ý 
thức tự rèn luyện, tự học.
 Có quy định về lề lối học tập, rèn luyện quy định giờ giấc, có sự theo dõi 
chặt chẽ của từng tổ, tránh sự buông lỏng về kỷ cương nề nếp.
 Sau đây là nội quy của lớp học
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bảo Hằng – TH Trần Quốc Toản
 7 Đề tài: Một số kinh nghiệm
 trong công tác chủ nhiệm lớp 3- Trường TH Trần Quốc Toản
 Ví dụ: Lớp phó học tập giúp đỡ các bạn học yếu.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học 
khi giáo viên yêu cầu.
 - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết giáo viên bộ môn dạy.
 - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 + Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách Văn -Thể - Mĩ
 - Tổ chức cho các bạn múa hát tập thể, tập thể dục, thi văn nghệ hoặc các 
hoạt động bề nổi của lớp.
 - Phối hợp với lớp trưởng giữ trật tự lớp.
 + Nhiệm vụ các tổ trưởng, tổ phó
 - Kiểm tra điều hành các hoạt động của tổ mình. Phối hợp với lớp trưởng 
và lớp phó để điều hành, theo dõi lớp.
 - Có sổ theo dõi các thành viên trong tổ, có điểm cộng cho các hoạt động 
tích cực, điểm trừ cho các lỗi vi phạm để tổng hợp vào tiết sinh hoạt lớp cuối 
tuần.
 Nội dung sổ theo dõi của tổ trưởng (Điểm cộng và điểm trừ được dán 2 
mặt của quyển sổ để tiện theo dõi)
 Điểm cộng
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bảo Hằng – TH Trần Quốc Toản
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc