Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Thực tiễn trong những năm qua, nhà trường đã nhận thức đúng đắn về công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho giáo viên, trong đó đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Nếu đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm mà có tâm, có tầm, có trách nhiệm, khéo léo trong giao tiếp ứng xử chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả giáo dục rất cao. Các em luôn thần tượng thầy cô của mình, ngưỡng mộ thầy cô của mình. Các em tin tưởng, luôn chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống của bản thân thậm chí chia sẻ luôn cả mọi sinh hoạt trong gia đình hoặc trong dòng họ của em cho thầy cô biết. Như vậy để có một tập thể lớp chăm ngoan học giỏi thì cần lắm những thầy cô giáo có kinh nghiệm làm công tác quản lý lớp, khi đó thực sự các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Trong thực tế, nhận thức của giáo viên tiểu học nói chung, của những giáo viên tiểu học làm công tác chủ nhiệm lớp nói riêng về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn có mặt hạn chế nhất định, nhận thức chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường. Mặt khác việc tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng của đơn vị còn mang tính hình thức; việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn tràn lan chưa hiệu quả. Đó là nguyên nhân dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong trường còn hạn chế. Tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy- học và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng, đồng bộ về trình độ đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên, tự bằng lòng với bản thân, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ 1, tiếp tục duy trì và phát huy phấn đấu đến năm 2020 đơn vị sẽ đón chuẩn mức độ 2, đó là vấn đề lớn mà tôi rất trăn trở. Là người người chịu trách nhiệm chính về chất lượng chuyên môn trong nhà trường, bản thân tôi đặt câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp để họ tự tin, được cống hiến hết mình và tỏa sáng trong lĩnh vực mình đã chọn? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân MỤC LỤC Trang P Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 2 I. Đặt vấn đề 2 II. Mục tiêu nghiên cứu 3 Phần thứ hai:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lý luận của vấn đề 3 II. Thực trạng vấn đề 4 III. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 6 1. Biện pháp 1 6 2. Biện pháp 2 7 3. Biện pháp 3 8 4. Biện pháp 4 9 5. Biện pháp 5 10 IV. Tính mới của giải pháp 11 V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 12 Phần thứ ba: KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 12 I. Kết luận 12 II. Kiến nghị 14 III. Tài liệu tham khảo 15 Người thực hiện: Vũ Thị Chín _1_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân giáo có kinh nghiệm làm công tác quản lý lớp, khi đó thực sự các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trong thực tế, nhận thức của giáo viên tiểu học nói chung, của những giáo viên tiểu học làm công tác chủ nhiệm lớp nói riêng về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn có mặt hạn chế nhất định, nhận thức chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường. Mặt khác việc tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng của đơn vị còn mang tính hình thức; việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn tràn lan chưa hiệu quả. Đó là nguyên nhân dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong trường còn hạn chế. Tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy- học và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng, đồng bộ về trình độ đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên, tự bằng lòng với bản thân, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ 1, tiếp tục duy trì và phát huy phấn đấu đến năm 2020 đơn vị sẽ đón chuẩn mức độ 2, đó là vấn đề lớn mà tôi rất trăn trở. Là người người chịu trách nhiệm chính về chất lượng chuyên môn trong nhà trường, bản thân tôi đặt câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp để họ tự tin, được cống hiến hết mình và tỏa sáng trong lĩnh vực mình đã chọn? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”. II. Mục tiêu Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp một số kỹ năng cơ bản để thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Tạo ra môi trường học tập thân thiện ở các lớp học. Tăng thêm mối quan hệ thân thiện giữa Ban Giám hiệu với giáo viên và với học sinh, giữa giáo viên với học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh toàn diện và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Nghị quyết số 29-NQ/TW nhấn mạnh công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm". Trong công cuộc đổi mới đất nước nước hiện nay, công nghiệp hoá – hiện đại hoá yêu cầu “Lấy nguồn lực con người là yếu tố căn bản cho sự phát triển Người thực hiện: Vũ Thị Chín _3_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân công tác chủ nhiệm lớp (vì phải đi sớm, về muộn, làm sổ sách chủ nhiệm). Thầy cô chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường chưa có hình thức động viên khen thưởng xứng đáng đối với những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mà chỉ là khen bằng miệng; đồng thời việc tổ chức bình bầu cấp trường còn mang tính hình thức, đơn điệu. Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng chưa phù hợp với mọi người nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi giáo viên dẫn đến giáo viên rất nhút nhát, hay mất bình tĩnh, không tự tin trước những nơi đông người. Trước thực tế đó, năm học 2015- 2016, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng đề xuất tổ chức bình xét giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường theo Thông tư 43/2012/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp. Ngay từ đầu năm học tôi đã ra kế hoạch tổ chức hội thi, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở đội ngũ giáo viên thực hiện theo kế hoạch. Đến cuối tháng 5 năm 2016 nhà trường tổ chức bình xét bài bản theo Thông tư đã quy định. Kết quả như sau: Tổng số Tổng số giáo Kết quả lớp viên chủ nhiệm Được công nhận Chưa được công dự thi Đạt giải nhận SL % SL % SL % 11 11 3 27,3 5 45,5 3 27,3 Từ kết quả bình xét trên cho thấy đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm của đơn vị còn nhiều hạn chế: về kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp chưa phù hợp với đối tượng học sinh; hạn chế trong việc xử lý các tình huống sư phạm diễn ra trong lớp; chưa có sự đổi mới trong phương pháp dạy học, chính vì vậy mà họ không tự tin tham gia các phong trào. Đến năm học 2016-2017, Phòng Giáo dục huyện tổ chức hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện lần đầu tiên. Ngay sau khi có kế hoạch của Phòng Giáo dục huyện, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch để tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cấp trường. Căn cứ kết quả bình bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi cuối năm 2015- 2016 thì có 3 ứng cử viên sáng giá là những thầy cô có nhiều kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm. Tuy nhiên, một thực tế là các thầy cô này hiện nay đã lớn tuổi, rất ngại tham gia các cuộc thi, không có tinh thần phấn đấu mà “An phận thủ thường”; mặc dù Ban Giám hiệu đã tìm mọi biện pháp thuyết phục, động viên nhưng rồi cũng đành chấp nhận sự thật. Cuối cùng Ban Giám hiệu đã chuyển hướng sang động viên hai giáo viên nam (Thầy Nguyễn Duy Kỳ Diệu và thầy An Xuân Bảng) vì cả hai thầy chưa có kết quả cao trong việc bình bầu cấp trường. Do đó Ban Giám hiệu cũng rất khéo léo để động viên hai thầy tham gia, miễn là các thầy đồng ý và rất may là hai thầy nhận lời nhưng cũng rất lo lắng, thầy nói: “Ban Giám hiệu phải tư vấn giúp đỡ chúng em nhiều để chúng em không bị run trên sân khấu kẻo lại làm mất mặt Ban Giám hiệu”. Từ thực tế đó một vấn đề đặt ra Người thực hiện: Vũ Thị Chín _5_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm (Theo Thông tư 22/2016/TT-BGD ĐT ngày 22/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT) Trong đó có trang 25, mẫu của sổ là: B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Giáo dục đạo đức lối sống 2. Các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng Nhìn vào đề mục trên thì giáo viên chỉ ghi những biện pháp vào là đúng theo mẫu yêu cầu của sổ nhưng bản thân tôi nghiên cứu, trong suốt cả quyển không có trang nào có yêu cầu ghi mục tiêu của lớp chủ nhiệm hay của một nội dung giáo dục. Do vậy tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng xin ý kiến chỉ đạo và được Hiệu trưởng nhất trí triển khai thực hiện như sau: B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Giáo dục đạo đức lối sống 1.1. Mục tiêu 1.2. Nội dung 1.3. Biện pháp Ví dụ: (Đối với tập thể lớp 5) B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Giáo dục đạo đức lối sống 1.1.Mục tiêu: Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng về nét đẹp văn hóa học đường. Giáo dục học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh, thực hiện tốt nội quy trường lớp. Giáo dục tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, trung thực, biết ơn người có công với quê hương đất nước. Biết kính trên nhường dưới, biết chấp hành Luật An toàn giao thông. 1.2.Nội dung: Quán triệt quy lớp học, ôn lại nội quy của trường; thi tìm hiểu ý nghĩa năm điều Bác Hồ dạy và tìm hiểu một số chuẩn mực hành vi đạo đức lớp 5 thông qua môn học, những hành vi hoạt động hàng ngày. Dạy kỹ năng sống cho các em qua các bài học và thực tế cuộc sống. Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa nêu gương người tốt việc tốt theo từng chủ điểm; kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ. Giáo dục học sinh tính thật thà, trung thực, nói đúng sự việc, tôn trọng lời hứa thông qua các bài học đạo đức trong chương trình. Mục đích của việc ghi thêm mục tiêu và nội dung vào giúp giáo viên chủ nhiệm lớp định hướng được cái đích của tập thể lớp mình sẽ phải đến là đâu, từ mục tiêu đó thì triển khai các nội dung gì và bằng biện pháp nào. Tiếp theo, đến các trang 28, 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42 là các trang ghi kế hoạch từng tháng, tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp ghi rõ công việc của giáo viên, học sinh trong lớp phải làm theo từng tuần trong tháng, cuối tuần có nhận xét đánh giá kết quả nội dung từng công việc một. Và các trang lẻ kế tiếp các trang chẵn giáo viên ghi chi tiết nội dung sự việc cần tuyên dương hay nhắc nhở để tiết sinh hoạt lớp sẽ quán triệt và đó cũng là cơ sở để cuối năm tuyên Người thực hiện: Vũ Thị Chín _7_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_giao_vien_lam_t.doc