Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học Xuân Thành

Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu, nền móng đầu tiên cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể... và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và năng lực phẩm chất của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, giáo dục đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn giũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.

Là một giáo viên chủ nhiệm, năm nay tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Phải là người có trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm còn dạy về nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách xếp hàng , biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp,...và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp”. Tôi mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầ y giáo, cô giáo.

docx 28 trang duylinh 11/10/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học Xuân Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học Xuân Thành

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường Tiểu học Xuân Thành
 1
 PHÒNG GD - ĐT HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN THÀNH
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 Lĩnh vực (mã)/ cấp học: Chủ nhiệm (14)/TH
 Tác giả: NGÔ THỊ VÓC
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Thành
 Xuân Trường - Nam Định
 Xuân Trường, ngày 20 tháng 4 năm 2024 3
 MỤC LỤC
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP: Error! Bookmark 
not defined.
 1. Mục đích:......................................................................................................2
 2. Đối tượng: ....................................................................................................3
 3. Phương pháp: ...............................................................................................3
II- MÔ TẢ GIẢI PHÁP: ....................................................................................3
 1............................................................................................................................ 
Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: ..........................................................3
 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: ..........................................................5
 2.1. Xây dựng nền nếp lớp học:....................................................................5
 2.2. .................................................................................................................... 
Xây dựng nội quy lớp học: ...................................................................................8
 2.3. Giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập: ....................................18
 2.4. Phối hợp với phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể:................19
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: ...............................................20
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN ....24 5
ý xây dựng, rèn giũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở 
các lớp trên.
 Là một giáo viên chủ nhiệm, năm nay tôi được nhà trường phân công dạy 
lớp 5. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở 
tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Phải là người có 
trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy 
với học sinh. Ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm 
còn dạy về nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách xếp hàng , biết nói lời cảm 
ơn, xin lỗi, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của 
lớp,...và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có 
lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên 
chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất 
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “Nâng cao 
chất lượng công tác chủ nhiệm lớp”. Tôi mong được chia sẻ và nhận được 
những đóng góp chân tình từ các thầ y giáo, cô giáo.
1. MỤC ĐÍCH
 Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
 - Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết 
thành kinh nghiệm của bản thân.
 - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong 
công tác chủ nhiệm lớp.
 - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, của 
Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh, điều 
chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
 - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt, không chỉ mang lại 
cho các em học sinh tri thức mà hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức cho các 
em ngay từ ban đầu. 7
triển mạnh mẽ,việc hình thành nề nếp, thói quen học tập, tác dụng và ảnh hưởng 
của giáo viên đối với học sinh là rất lớn.
 - Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự 
dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát 
triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, 
bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục 
con cái cho nhà trường. Chính vì vậy, người giáo viên phải có kiến thức sư phạm 
cao. Đặc biệt phải có “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2” mới 
có thể nắm bắt hết đặc điểm tâm lý trình độ từng học sinh để có hướng giảng dạy 
và giáo dục đạt kết quả tốt nhất theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đề 
ra.
* Thực trạng ban đầu:
 Đầu năm học 2023 - 2024 tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm 
lớp 5C. Trường nằm ở nơi dân cư chủ yếu là lao động chân tay, trình độ văn hóa 
của người dân chưa cao nhưng được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu mà trường 
lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ. Nhưng bên cạnh đó tôi nhận thấy có một 
số thuận lợi và khó khăn như sau:
 + Thuận lợi:
 - Hầu hết các em đi học đúng độ tuổi quy định.
 - Trang thiết bị phục vụ giảng dạy đầy đủ:
 - Giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến lớp, có tinh thần trách nhiệm cao.
 - Được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Ban giám Hiệu nhà trường, tổ 
công đoàn, tổ chuyên môn nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo 
viên an tâm công tác.
 - Được sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh lớp, trường rất nhiệt tình gắn 
bó với các hoạt động của nhà trường về mọi mặt, góp phần động viên CB, GV, 
NV nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 - Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh rất gắn 
bó. 9
 4. Hộ khẩu thường trú: ......................................................................
 5. Tình trạng sức khỏe:......................................................................
 6. Có năng khiếu: ..............................................................................
 7. Họ tên cha: ....................................................................................
 8. Nghề nghiệp: .................................................................................
 9. Họ và tên mẹ: ................................................................................
 10. Nghề nghiệp:................................................................................
 10. Số điện thoại liên hệ: ...................................................................
 11. Gia đình có mấy con:...................................................................
 Là con thứ mấy: ................................................................................
 12. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt:...................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng 
học sinh để ghi vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục học sinh. Và quan trọng hơn 
cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong 
công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
 b) Tổ chức bầu Hội đồng tự quản lớp
 Việc bầu chọn và xây dựng hội đồng tự quản lớp là một công việc rất quan 
trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận 
lớp mới. Hội đồng tự quản do các em bầu ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên để 
chọn lựa chỉ định và đưa ra quyết định chọn hội đồng tự quản lớp. Các em thể 
hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho 
các em tự ứng cử mình. Tiến trình bầu chọn hội đồng tự quản lớp được diễn ra 
như sau:
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của 
người Chủ tịch hội đồng tự quản, Phó chủ tịch hội đồng tự quản, các trưởng ban
 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 3 học sinh tiêu 
biểu, nhanh nhẹn làm Chủ tịch hội đồng tự quản, Phó chủ tịch hội đồng tự quản . 
Trong quá trình học tập, tôi thường xuyên theo dõi xem em nào có đủ tố chất, đủ 
yêu cầu có thể làm ban cán sự lớp tôi sẽ lựa chọn em đó. 11
quản, Phó chủ tịch hội đồng tự quản báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ 
vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em.
 2.2. Xây dựng nội quy lớp học
 Mỗi lớp học để đảm bảo nề nếp cần có nội quy riêng mà giáo viên chủ 
nhiệm đề ra và yêu cầu học sinh thực hiện. Bên cạnh đưa ra nội quy lớp học riêng, 
tôi sẽ khuyến khích, tạo môi trường cho các con học tập tốt nhất, đặc biệt tôi 
không tạo những áp lực cho các em.Thay vào đó tôi sẽ xây dựng phong trào “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học 
sinh. Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều 
sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã 
hội. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi 
trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học 
thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 
thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. “Xây dựng lớp học thân 
thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm 
cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Để xây dựng được 
“lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Tôi đã xây dựng được nội quy 
lớp học mang tính lớp học thân thiện, học sinh tích cực, sẽ nâng cao được chất 
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Công việc xây dựng nội quy lớp học được tôi tiến hành từng bước như sau: 
a)Trang trí lớp học sạch- đẹp
 Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm 
bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học 
sinh thực hiện các công việc sau đây:
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. 
Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho học sinh, mỗi bạn sẽ vẽ bức tranh theo 
chủ đề tự chọn. Bức tranh nào đẹp sẽ được tuyên dương và dán vào góc học tập 
cuối bảng lớp. Ngoài ra tôi mua những đồ trang trí như bông hoa, con vật tùy theo 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu_nhiem.docx