Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc trường Tiểu học Hải Long
Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh ở lứa tuổi Tiểu học sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Để làm được điều đó, mỗi giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp phải nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng mỗi lớp học là một ngôi nhà hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là nơi mang lại hứng thú học tập - vui chơi cho học sinh, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh.
Tiểu học là bậc học nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Trong quá trình giáo dục, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì thế công tác chủ nhiệm giữ một vai trò hết sức quan trọng ở bậc Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 5; giúp các em trong việc rèn luyện ý thức đạo đức, xây dựng nhân cách cho các em, để các em có hứng thú, tập trung vào học và tiếp thu bài có hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, muốn tạo cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp 1 được rèn nề nếp một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này - những con người có trình độ văn hóa, khoa học, nhanh nhẹn, nhạy bén đáp ứng với sự phát triển của xã hội, của khoa học tiên tiến trong thế kỷ 21. Để làm được điều này, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng cho lớp học của mình là lớp học hạnh phúc.
Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một lớp học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng lớp học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm trong đã tạo ra một không gian mở cho học sinh, khuyến khích học sinh phát triển tư duy. Học sinh được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình. Từ
đó học sinh sẽ cảm thấy hạnh phúc, học sinh hạnh phúc thì giáo viên cũng hạnh phúc, lớp học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc.
Mỗi giáo viên đã và đang nỗ lực đổi mới phương pháp giáo dục học sinh, nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm của bản thân, giúp cho học sinh được học tập ở môi trường giáo dục tốt nhất. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc” để nghiên cứu và thực nghiệm tại trường Tiểu học Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc trường Tiểu học Hải Long
THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc. 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Chủ nhiệm (14)/Tiểu học. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05 tháng 9 năm 2022 đến ngày 20 tháng 5 năm 2023 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thu Hà Năm sinh: 1997 Nơi thường trú: Xóm 11, xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên văn hóa Nơi làm việc: Trường Tiểu học Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0326475967 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: Không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Hải Long Địa chỉ: Xóm 08, xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0388253748 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh ở lứa tuổi Tiểu học sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Để làm được điều đó, mỗi giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp phải nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng mỗi lớp học là một ngôi nhà hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là nơi mang lại hứng thú học tập - vui chơi cho học sinh, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Tiểu học là bậc học nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Trong quá trình giáo dục, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì thế công tác chủ nhiệm giữ một vai trò hết sức quan trọng ở bậc Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 5; giúp các em trong việc rèn luyện ý thức đạo đức, xây dựng nhân cách cho các em, để các em có hứng thú, tập trung vào học và tiếp thu bài có hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, muốn tạo cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp 1 được rèn nề nếp một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này - những con người có trình độ văn hóa, khoa học, nhanh nhẹn, nhạy bén đáp ứng với sự phát triển của xã hội, của khoa học tiên tiến trong thế kỷ 21. Để làm được điều này, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng cho lớp học của mình là lớp học hạnh phúc. Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một lớp học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng lớp học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy học sinh làm trung tâm trong đã tạo ra một không gian mở cho học sinh, khuyến khích học sinh phát triển tư duy. Học sinh được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình. Từ 1.3. Nguyên nhân của những khó khăn Qua khảo sát cho thấy nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế kể trên là do: Một số ít giáo viên vẫn chưa chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, còn để học sinh tự do theo ý các em. Do các em được bố mẹ cưng chiều, luôn đáp ứng mọi yêu cầu đề nghị của các em. Xã hội ngày càng phát triển các em ảnh hưởng từ phim ảnh, đồ chơi trò chơi, dẫn đến những hành vi bạo lực. Một số học sinh do sống trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, ba mẹ không hòa thuận, môi trường xung quanh các em ở phức tạp, nhiều thành phần không tốt. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục con cái, có phụ huynh chỉ biết giao khoán cho nhà trường. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1. Giải pháp 1. Điều tra cơ bản Năm học 2022 - 2023 tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5. Ngay sau khi nhận lớp, tôi đã cố gắng làm quen với 35 học sinh. Tổ chức cho các học sinh giới thiệu tên của mình, giới thiệu về bản thân và kể về gia đình của mình trong những buổi học đầu tiên và qua phiếu “Thông tin học sinh”. Ngoài ra, tôi tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng học sinh trong lớp thông qua: Hồ sơ học sinh như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, học bạ, phiếu thăm dò năng lực tự phục vụ, tự quản để nắm được thông tin học sinh một cách chính xác và tiện cho việc theo dõi, liên hệ với cha mẹ học sinh. (Phụ lục 1) Giáo viên dạy lớp trước: Để nắm được đặc điểm của đối tượng học sinh và ban đầu hỗ trợ cho việc tiếp cận, giúp đỡ học sinh theo từng đặc điểm riêng biệt của từng em. Học sinh trong lớp: nhằm phát hiện những ưu điểm, hạn chế của các em nhằm tạo điều kiện và làm cơ sở xây dựng để các em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt. Cha mẹ học sinh: Nhằm nắm được hoàn cảnh, cá tính và khả năng đặc biệt hay những hạn chế của học sinh để có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ thiết thực. Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. Sau đó, tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: + Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. b. Phân tổ Cả lớp tôi phân làm 3 tổ: tổ 1, 2; 3: mỗi tổ có 12 em, riêng tổ 2 có 11 em và mỗi tổ được xếp ngồi cùng một dãy bàn. Mỗi tổ tự bầu 1 tổ trưởng và cũng được thay đổi tổ trường làm 3 lần trong 1 năm học (lần 1 từ đầu năm học cho đến hết tháng 11; lần hai từ đầu tháng 12 đến hết tháng 2; lần 3 từ đầu tháng 3 cho đến hết năm học). Tổ trưởng có trách nhiệm theo dõi, điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. (Phụ lục 4) c. Bầu ban cán sự lớp Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp. Ở lớp 1, Ban cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 5, các em đã lớn hơn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn. (Phụ lục 5) Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của lớp trưởng, lớp phó. Tôi giải thích rõ: cán sự lớp phải gương mẫu trong mọi hoạt động, phải chăm ngoan, ý thức kỉ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao. Còn với mọi thành viên khác phải thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của lớp. Trước khi bầu, tôi đưa ra tiêu chuẩn: cán sự lớp phải gương mẫu trong mọi hoạt động, phải chăm ngoan, ý thức kỉ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao. Còn với mọi thành viên khác phải thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của lớp. Để xây dựng đội ngũ Ban cán sự cho lớp, tôi tiến hành các bước như sau: Bước 1: Lựa chọn đối tượng học sinh Ngay từ đầu năm học, tôi đã lưu ý xây dựng đội ngũ Ban cán sự cho lớp, lựa chọn các em học sinh có thể đạt các yêu cầu sau: nhận thức nhanh; nhanh nhẹn, hoạt bát; mạnh dạn, tự tin và có trách nhiệm cao trong các công việc được giao. Sang học kì II, để phát huy tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Bước 2: Huấn luyện học sinh - Huấn luyện cách làm việc cho từng học sinh. - Phân công việc làm phù hợp với từng học sinh. Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp. Sau khi lựa chọn được Ban cán sự lớp, tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: giá cũng như rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời và tất nhiên rồi, nền nếp lớp học cũng sẽ dần ổn định hơn. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. d. Hướng dẫn học sinh thực hiện các nề nếp ở trên lớp Do đặc điểm của học sinh lớp 5 còn thiếu tập trung, khi đi học một số em quên sách vở, đồ dùng học tập như sách Toán, Tiếng Việt hoặc có khi quên bút,... Vì vậy chất lượng giờ học đạt kết quả chưa cao. Do đó, tôi thường xuyên nhắc nhở các em chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp. Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng sống quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi người từ học sinh, người đi làm, chủ doanh nghiệp, bà nội trợ, đến ông bà, cha mẹ, mọi đối tượng cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo, ứng xử hiệu quả trong các tình huống của cuộc sống, và xã hội. Khi giao tiếp với người lớn tuổi học sinh cần nói năng lễ phép, lịch sự, trả lời đủ câu Ví dụ: Một số học sinh lớp tôi như em Nguyên, Tiến... khi gặp người lớn tuổi không chào, tự do đi ra ngoài, nếu có học sinh chào những chưa lễ phép. Thấy vậy, tôi đã hướng dẫn, thực hành làm mẫu trong một số tình huống như khi gặp các thầy, cô giáo thì biết chào hỏi.. Nhờ có sự nhắc nhở thường xuyên, các em đã biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép. Cô giáo chính là người mẹ thứ hai của các em khi ở trường. Ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh, chúng ta còn quan tâm đế giáo dục dạo đức, tác phong, sức khỏe của học sinh. Hằng ngày, tôi kết hợp với nhân viên y tế hướng dẫn cách giữ gìn sức khỏe (ăn uống đủ chất, mặc trang phục đúng thời tiết, giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp, nơi ở sạch sẽ,...) Ngoài ra tôi còn hướng dẫn phụ huynh, học sinh cách phòng chống các dịch bệnh: bệnh thủy đậu, sởi, dịch bệnh Covid-19. Tôi thấy rằng: để dạy một tiết học đủ thời gian từ 35 - 40 phút có chất lượng và đảm bảo được không khí học tập của lớp thì phải rèn cho các em vào nề nếp học tập ngay từ đầu năm học, đặc biệt là nền nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Ông cha ta thường nói: “Nét chữ nết người”. Đúng vậy, khi người ta nhìn vào nét chữ thì đánh giá được con người. Nếu nét chữ đẹp thì con người đó có tính cẩn thận và ngược lại nét chữ xấu thì con người đó luôn cẩu thả. Thông thường một học sinh giỏi, ngoan bao giờ sách vở đồ dùng học tập cũng đầy đủ, ngăn nắp, sách vở được giữ gìn cẩn thận, không quăn mép, quyển vở ngay ngắn, sạch đẹp... Song, bên cạnh đó còn có em chưa thực sự có ý thức trong việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Nhiều em quyển sách còn chưa được bọc cẩn thận
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_x.docx