Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT
Có thể nói, lứa tuổi 15 – 18 là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn trong cuộc đời của mỗi người. Sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn là một nhu cầu bức thiết đối với trẻ, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng hoảng tâm lý. Học sinh cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy cô. Và khi không thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cô như một chỗ dựa tinh thần. Cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống,… Đó là những điều mà người thầy cần phải thực hiện được để đáp ứng nhu cầu được tư vấn tâm lý, một nhu cầu có thực và vô cùng bức thiết của học sinh trong nhà trường phổ thông.
Bản thân tôi nghĩ rằng, trong nhà trường phổ thông, hơn ai hết người giáo viên chủ nhiệm cần phải phát huy vai trò của mình trong công tác tư vấn tâm lý học đường. Qua công tác tư vấn học đường, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được tâm tư tình cảm của các em, những khó khăn mà học sinh đang mắc phải, cùng sẻ chia, động viên và hướng dẫn các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống, giúp học sinh tự trải nghiệm để nhận ra giá trị thật của cuộc sống, tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Đồng thời công tác tư vấn học đường còn là cơ hội để xây dựng quan hệ thầy – trò gắn bó, bạn bè mến thương nhau, tạo cơ sở để xây dựng nên lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Khi làm được điều đó là chúng ta đang góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp.
Từ những thực trạng và mong muốn trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT” để nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Bàn về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người, nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska đã khẳng định: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”. Còn học giả Mỹ Kinixti cho rằng: “Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Rõ ràng, cuộc sống hiện đại với nhịp điệu phát triển như vũ bão đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, cần phải nỗ lực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống của mình, không chỉ chú ý trang bị bổ sung tri thức mà còn cần phải chú ý rèn luyện những hành vi ứng xử tích cực để luôn luôn chủ động trong cuộc sống. Nhìn vào thực tế môi trường học đường, chúng ta phải thừa nhận chính sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế xã hội, các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây ra căng thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Ở độ tuổi 15-18, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Đa số các em còn lệ thuộc vào cha mẹ về cả kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội. Ở nhà, đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ Ở trường, là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè,.. Ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng Và riêng bản thân các em cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai Cá biệt, có những em vấp phải vấn đề nghiêm 1 một nhu cầu có thực và vô cùng bức thiết của học sinh trong nhà trường phổ thông. Bản thân tôi nghĩ rằng, trong nhà trường phổ thông, hơn ai hết người giáo viên chủ nhiệm cần phải phát huy vai trò của mình trong công tác tư vấn tâm lý học đường. Qua công tác tư vấn học đường, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được tâm tư tình cảm của các em, những khó khăn mà học sinh đang mắc phải, cùng sẻ chia, động viên và hướng dẫn các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống, giúp học sinh tự trải nghiệm để nhận ra giá trị thật của cuộc sống, tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Đồng thời công tác tư vấn học đường còn là cơ hội để xây dựng quan hệ thầy – trò gắn bó, bạn bè mến thương nhau, tạo cơ sở để xây dựng nên lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Khi làm được điều đó là chúng ta đang góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. Từ những thực trạng và mong muốn trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT” để nghiên cứu. 2. Tên sáng kiến: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Trần Phương Hoa - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bình Xuyên - Số điện thoại: 0972 005 951 - E_mail: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Phương Hoa Giáo viên trường THPT Bình Xuyên 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng vào lĩnh vực chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông, nhằm mục đích giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng và nâng cao hành vi ứng xử tích cực, văn hóa cho học sinh. 3 khăn đang mắc phải, quá trình giúp đỡ các em chưa chuyên nghiệp dẫn đến học sinh còn mang tâm lý e ngại. Khi có nhu cầu được tư vấn các em chủ yếu sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc tự mình mò mẫm tìm cách xử lý. Bảng thăm dò các cách giải quyết của học sinh THPT khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong học tập và trong cuộc sống Tổng số HS khảo sát: 45 Các cách giải quyết Số lượng Tỉ lệ (%) Tìm đến sự trợ giúp của cha mẹ 2 4.44 Tìm đến sự trợ giúp của thầy cô 0 0 Tìm đến sự trợ giúp của bạn bè 35 77.78 Tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý 0 0 Tìm đến sự trợ giúp từ mạng xã hội 40 88.89 Tự mình khắc phục 43 95.56 Không làm gì cả 2 4.44 Bảng thăm dò mức độ thường xuyên đến phòng tư vấn tâm lý học đường của trường Tổng số HS khảo sát: 45 HS Mức độ đến Rất thường Thường Không Chưa bao giờ phòng TVHĐ xuyên xuyên thường xuyên Số lượng 0 0 6 39 Tỉ lệ (%) 0 0 13.33 86.67 Mặt khác, phòng tư vấn của trường chưa đảm bảo được yêu cầu của một phòng tư vấn vì chưa đảm bảo sự kín đáo, riêng tư, tạo cho các em cảm giác an toàn. Ngoài ra, thực tế đáng buồn nữa là nhiều giáo viên kể cả giáo viên chủ nhiệm là những người gần gũi với học sinh nhất vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của tư vấn học đường. Trong các tiết sinh hoạt lớp giáo viên thường dành nhiều thời gian để phổ biến các hoạt động tuần tiếp theo, phê bình các học sinh vi phạm hoặc có những biểu hiện không tốt trong tuần vừa qua. Một số giáo viên chưa quan tâm, tìm hiểu 5 tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó tôi sẽ hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm hay các hành vi không hay hướng các em nhận thức được giá trị bản thân, nâng cao lòng tự trọng và biết cố gắng để vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không có gì là không thể xảy ra. Vì vậy, đối với những học sinh được đánh giá thật bình thường về hoàn cảnh, về tâm lý, cũng không nên chủ quan cho rằng không cần phải quan tâm đến các em. GVCN phải thể hiện sự quan tâm của mình đến với từng học sinh, nhưng cũng phải đặt trọng tâm, trọng điểm ở một số học sinh đặc biệt. Song song đó, GVCN cũng cần tự hình thành cho mình một mạng lưới thu thập thông tin riêng từ các nguồn: giáo viên bộ môn, cha mẹ, bạn bè của học sinh B.2. Chú ý quan sát HS GVCN cần chú ý quan sát để phát hiện những thay đổi trong hành vi, những hiện tượng bất thường trong đời sống học đường, quan sát những biểu hiện của học sinh có nguy cơ rối nhiễu tâm lý. Đó có thể là những biểu hiện nhỏ: đi trễ, không mang giày, không mặc đúng trang phục theo quy định, cáu gắt với bạn, lo âu, hay lớn hơn: nghỉ học không xin phép, trốn tiết. Và nghiêm trọng hơn, như vi phạm kiểm tra, vô lễ với giáo viên,Với những học sinh cá biệt, việc nghỉ học, trốn tiết là chuyện thường ngày, nhưng với những học sinh vốn ngoan ngoãn, chăm chỉ thì một biểu hiện nhỏ nhất cũng là điều cần lưu ý. Một học sinh học khá, chưa một lần đi trễ hay nghỉ học lại đi học trễ. Khi được hỏi trước lớp về lý do đi trễ, đã rơi nước mắt và im lặng. GVCN gọi riêng hỏi han, em mới chia sẻ lý do thật sự về việc đi học muộn giờ của mình. Với trường hợp này, nếu GVCN cứ cứng nhắc áp dụng kỷ luật mà không cần hỏi han, có thể sẽ gây một chấn động tâm lý cho học sinh. B.3. Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp theo các chuyên đề Ví dụ chuyên đề 1: Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới Để thực hiện hiệu quả chuyên đề này, GVCN mời một vài phụ huynh có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc hoặc các giáo viên được HS yêu mến đến cùng tham gia tư vấn để các em được thoải mái bộc lộ quan điểm của mình, tạo điều kiện các em được giao lưu, trao đổi các vấn đề còn vướng mắc của bản thân. 7 B. 6. Gắn kết tinh thần yêu thương chia sẻ của các thành viên trong lớp và giữa HS với GV GVCN cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh trên sơ sở thương yêu, tôn trọng và chân thành với nhau. GVCN phải thực sự tin tưởng vào các em, tạo điều kiện để các em phát huy năng lực, sở trường, tạo điều kiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em. GVCN cũng cần tạo cho các em có cảm giác an toàn trong lớp học bằng cách xây dựng một bầu không khí "gia đình", để các em thật sự cảm thấy trường, lớp chính là nhà, bạn bè, thầy cô là những người thân yêu, khi vui có thể cùng nhau cười, khi buồn có thể dựa vào mà khóc. Cần tìm hiểu để nắm bắt được năng lực, sở trường của học sinh. Việc làm này tưởng như không liên quan đến hoạt động tư vấn tâm lý, nhưng thật ra lại hỗ trợ đắc lực cho việc củng cố, kích thích ở học sinh lòng tự tin, giúp các em đủ niềm tin để đưa ra những quyết định đúng đắn. Ví dụ, GVCN hướng dẫn các học sinh nam tổ chức kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tổ chức trò chơi bốc thăm tặng hoa. Bạn nam bốc thăm trúng tên bạn nữ nào sẽ tặng hoa cho bạn đó kèm một lời chúc mừng. Bạn nam nào có cử chỉ tặng hoa lãng mạn nhất, lời chúc mừng hay nhất sẽ nhận được một phần thưởng đặc biệt. Thông qua các trò chơi đó, xây dựng và củng cố mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, gắn bó. Cùng học sinh tổ chức toạ đàm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11, mời giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn về tham dự. Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi về tuổi học trò của các thầy cô, những kỷ niệm vui, buồn trong cuộc đời làm nghề giáo, những mong muốn của thầy cô đối với học trò hôm nay... tạo không khí gần gũi, thân mật giữa thầy cô và học sinh. Tổ chức chương trình văn nghệ “Tri ân thầy cô” gồm các tiết mục của các bạn trong lớp hát về thầy cô và mái trường. Mời một số thầy cô lên giao lưu văn nghệ với lớp. Thường xuyên trao đổi với các em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của con người, phối hợp với hội phụ huynh của lớp tổ chức toạ đàm về vai trò của gia đình để lắng nghe các em chia sẻ suy nghĩ và những mong ước của bản thân đối với cha mẹ, đồng thời giúp các em hiểu được suy nghĩ, mong ước của cha mẹ 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_tu_van_tam.doc
- Bìa SKKN.doc
- Các phiếu điều tra tâm lý đối với học sinh THPT.doc
- Mãu đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở.doc
- Mục lục SKKN.doc