Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm Trường THCS Thượng Thanh

Và Dự án mô hình trường học mới (MHTHM) đã được lựa chọn là Dự án về sư phạm với trọng tâm đổi mới phương pháp, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh theo xu hướng của giáo dục hiện đại.

Với nhiều ưu điểm nổi trội của chương trình và kết quả mà các trường Tiểu học trong quận đã đạt được, trong năm học 2015- 2016, thực hiện theo Công văn số 4509/BGDĐT – GDTrH ngày 03/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2015- 2016; Công văn số 4668/BGDĐT – GDTrH ngày 10/9/2015 của Bộ GDĐT về việc triển khai mô hình trường học mới Việt Nam cấp trung học cơ sở (THCS), quận tôi tiến hành dạy thí điểm ở hai trường THCS trên địa bàn. Đơn vị tôi công tác rất vinh dự khi được chọn là người tiên phong đi đầu mô hình THM ở bậc THCS ở hai lớp 6A3 và 6A4. Bản thân tôi được ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ chủ nhiệm đồng thời dạy môn Toán lớp 6A3.

Ở mô hình này, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” (HĐTQHS) , các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Thông qua “Hội đồng tự quản học sinh” học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh (HS) có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động. Để mô hình vận dụng thành công, hiệu quả thì ngoài việc tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến yếu tố con người, trong đó trang bị cho đội ngũ giáo viên các cách tổ chức dạy học, cách thành lập và bồi dưỡng năng lực cho Hội đồng tự quản lớp học. Là giáo viên chủ nhiệm của lớp, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em tự quản tốt, phát huy hết vai trò của Hội đồng tự quản. Đó chính là lý do bản thân chọn đề tài “Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm”.

doc 76 trang duylinh 11/10/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm Trường THCS Thượng Thanh

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm Trường THCS Thượng Thanh
 “Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua 
 công tác chủ nhiệm”.
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I. Cơ sở lí luận 3
II. Cơ sở thực tiễn 4
III. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 6
IV. Phương pháp nghiên cứu 7
V. Phạm vi nghiên cứu 7
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8
I. Đặc điểm nổi bật của mô hình “Trường học mới” ở bậc trung 8
học cơ sở
II. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông 8
III. Những hiểu biết về Hội đồng tự quản học sinh 10
IV. Biện pháp thực hiện 12
V. Kết quả kiểm nghiệm đề tài 39
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
I. Kết luận 42
II. Khuyến nghị 42
PHỤ LỤC 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
 Trang 1/ 76 “Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua 
 công tác chủ nhiệm”.
 Và Dự án mô hình trường học mới (MHTHM) đã được lựa chọn là Dự án 
về sư phạm với trọng tâm đổi mới phương pháp, tổ chức lớp học và đánh giá 
học sinh theo xu hướng của giáo dục hiện đại.
 Với nhiều ưu điểm nổi trội của chương trình và kết quả mà các trường 
Tiểu học trong quận đã đạt được, trong năm học 2015- 2016, thực hiện theo 
Công văn số 4509/BGDĐT – GDTrH ngày 03/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2015- 2016; 
Công văn số 4668/BGDĐT – GDTrH ngày 10/9/2015 của Bộ GDĐT về việc 
triển khai mô hình trường học mới Việt Nam cấp trung học cơ sở (THCS), quận 
tôi tiến hành dạy thí điểm ở hai trường THCS trên địa bàn. Đơn vị tôi công tác 
rất vinh dự khi được chọn là người tiên phong đi đầu mô hình THM ở bậc 
THCS ở hai lớp 6A3 và 6A4. Bản thân tôi được ban giám hiệu nhà trường tin 
tưởng giao nhiệm vụ chủ nhiệm đồng thời dạy môn Toán lớp 6A3.
 Ở mô hình này, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” 
(HĐTQHS) , các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được 
các bạn tín nhiệm. Thông qua “Hội đồng tự quản học sinh” học sinh được phát 
huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh (HS) có điều kiện hiểu 
rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh 
đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động. Để mô hình vận dụng thành 
công, hiệu quả thì ngoài việc tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị 
dạy học. Chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến yếu tố con người, trong đó trang bị 
cho đội ngũ giáo viên các cách tổ chức dạy học, cách thành lập và bồi dưỡng 
năng lực cho Hội đồng tự quản lớp học. Là giáo viên chủ nhiệm của lớp, tôi 
luôn trăn trở làm thế nào để các em tự quản tốt, phát huy hết vai trò của Hội 
đồng tự quản. Đó chính là lý do bản thân chọn đề tài “Nâng cao vai trò của Hội 
đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm”.
I. Cơ sở lí luận
 Mô hình trường học mới là mô hình thực hiện đổi mới phương pháp dạy 
học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên không trực tiếp cung 
 Trang 3/ 76 “Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua 
 công tác chủ nhiệm”.
nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và 
đoàn thể mà các em sinh hoạt.
 Thế mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về 
chức vụ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng 
của chức vụ này, chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí 
giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời. 
Ngoài ra có những GVCN lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm 
với lớp, với chức năng đã được giao. Với nhiệm vụ đổi mới giáo dục như hiện 
nay, học sinh học mô hình Trường học mới cần được phát triển toàn diện về học 
tập và phẩm chất, năng lực song song với điều đó GVCN cần xây dựng đội ngũ 
Hội đồng tự quản có năng lực điều hành mọi hoạt động của lớp; xây dựng kế 
hoạch phát triển tập thể học sinh; động viên; khuyến khích tạo nên sự đoàn kết 
thống nhất trong lớp, tạo điều kiện phát huy ý thức tự quản, tích cực chủ động 
trong mọi hoạt động. Đây vừa là trách nhiệm vừa thể hiện được mối thân tình 
trong quan hệ giữa thầy và trò. Do vậy để giáo dục được HS ở mô hình trường 
học mới không chỉ cần sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm cao của GVCN mà 
cần phải nắm bắt được xu thế và các phương pháp phù hợp với điều kiện hiện 
nay.
II. Cơ sở thực tiễn:
1.Thuận lợi
 a) Về phía nhà trường và các cấp ngành: 
 - Ban giám hiệu (BGH) rất quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt để lớp 
triển khai tốt mô hình VNEN, có những định hướng kịp thời cho GV trong công 
tác chủ nhiệm, được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính 
quyền địa phương.
 - Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát đầy đủ và trong tài liệu có 
tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.
 b) Về phía giáo viên:
 - Có 5/14 giáo viên dạy ở lớp là giáo viên giỏi cấp quận.
 Trang 5/ 76 “Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua 
 công tác chủ nhiệm”.
2. Khó khăn
 a) Về phía giáo viên
 - Đây là lần đầu tiên, tôi được trực tiếp tham gia giảng dạy thí điểm mô 
hình trường học mới, nhưng với bản thân cũng đang vừa trải nghiệm, vừa rút 
kinh nghiệm nên đôi lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và 
xây dựng ban HĐTQ của lớp được tốt.
 - Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh, không phải học sinh 
nào cũng có khả năng lãnh đạo được cả tập thể, có nhiều em còn nhút nhát. Vì 
thế để lựa chọn ra được một Ban tự quản để giúp giáo viên điều hành lớp thì vẫn 
là một việc làm phải tốn rất nhiều thời gian (khoảng 3 tháng đầu năm học).
 b) Về phía phụ huynh
 - Một số phụ huynh còn còn chưa tin tưởng, lo ngại khi con em học ở mô 
hình THM đặc biệt là cách thức thi vào lớp 10.
 - Một số ít PHHS chưa phối hợp chặt chẽ với GV, đôi khi còn bênh con.
 c)Về phía học sinh
 - Hội đồng tự quản đôi lúc chưa mạnh dạn, tổ chức chưa có hiệu quả, 
chưa linh hoạt trong việc điều hành lớp, nhóm hoạt động. Một số em vẫn có thói 
quên nghe lời cô chứ không nghe lời bạn. 
 - Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có 
cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác. Một vài em luôn quen nghe 
theo sự chỉ dẫn của giáo viên nên khi các bạn trong Ban tự quản hướng dẫn thì 
lại không nghe và ngồi nói chuyện chưa quan tâm đến nội dung của bài học.
 d) Về phía cơ sở vật chất: 
 - Phòng học còn chật trong khi số lượng HS đông.
 - Bàn ghế còn chưa phù hợp tạo khó khăn cho HS khi nhìn bảng.
 Xuất phát từ cở sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên, cùng với xu hướng đổi 
mới toàn diện của ngành Giáo dục, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé 
của mình để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm. Do vậy tôi đã mạnh dạn 
chọn vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay đó là “Nâng cao vai trò của Hội đồng 
 Trang 7/ 76 “Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua 
 công tác chủ nhiệm”.
 - Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, cán bộ lớp, Ban đại diện hội cha 
mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, bạn bè và hàng xóm của HS.
 - Xây dựng các phiếu điều tra, bảng hệ thống các câu hỏi để khảo sát các 
đối tượng.
 c) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
 - Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
 - Tham khảo kinh nghiệm của các GVCN có kinh nghiệm trong và ngoài 
nhà trường.
 - Rút kinh nghiệm từ những lần chủ nhiệm trước đây.
V. Phạm vi nghiên cứu
 - Đề tài nghiên cứu: “Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô 
hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm”.
 - Địa bàn nghiên cứu: học sinh lớp 6A3 (Từ năm học 2015 – 2016) do tôi 
làm chủ nhiệm.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm nổi bật của mô hình “Trường học mới” ở bậc trung học cơ sở
 Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global 
Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm 
nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, 
phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
 Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-
2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên 
tắc lấy học sinh làm trung tâm. Từ năm 2012, Dự án Mô hình trường học mới 
đã triển khai áp dụng trong ba năm học liên tiếp ở bậc tiểu học và đây là năm 
đầu tiên ở bậc THCS, gây dựng được niềm tin cho giáo viên, cha mẹ học sinh, 
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. 
 Trang 9/ 76 “Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua 
 công tác chủ nhiệm”.
GVCN do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lý và tổ chức 
các hoạt động giáo dục học sinh. Vai trò quản lý của GVCN lớp thể hiện trong 
việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và 
đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Với mô hình 
trường học mới, GVCN ngoài việc xây dựng kế hoạch tổ chức lớp, dạy học, 
kiểm tra, đánh giá thì cần chú trọng xây dựng đội ngũ hội đồng tự quản. Hội 
đồng tự quản có vững mạnh thì lớp mới đi lên. Để làm được điều đó trước hết 
bản thân người GVCN phải rèn luyện cho mình một cách làm việc, quản lí thật 
khoa học, chính xác.
 GVCN phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và năng lực, phẩm 
chất của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước hội đồng sư phạm của nhà 
trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.
2. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp, xây dựng tập thể học sinh thành 
một khối đoàn kết
 Trước học sinh, đặc biệt là HS lớp 6, GVCN như một hình mẫu lí tưởng, 
là linh hồn của lớp. Bằng các biện pháp tổ chức, quản lý, bằng uy tín đạo đức và 
bằng quan hệ tình cảm, GVCN lớp dìu dắt các em trưởng thành theo từng năm 
tháng. Trong rất nhiều giáo viên giảng dạy trong lớp, GVCN bao giờ cũng để lại 
những ấn tượng sâu sắc và lòng kính trọng nhất của học sinh trong suốt cuộc 
đời. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN 
càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
3. Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp
 Vai trò tổ chức của GVCN thể hiện trong việc thành lập bộ máy Hội đồng tự 
quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân và cho các ban, nhóm và 
đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp theo mục tiêu giáo dục 
đã được xây dựng.
 Các hoạt động của lớp được tổ chức theo năm mặt giáo dục toàn diện, 
GVCN phải quán xuyến tất các hoạt động của lớp một cách chặt chẽ. Chất 
 Trang 11/ 76

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_vai_tro_cua_hoi_dong_tu_quan.doc