Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp trường Tiểu học Minh Khai

Giáo viên chủ nhiệm chính là “linh hồn của lớp học, là người khơi dậy tương lai”. Câu nói này luôn đúng với những ai đang làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi họ chính là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, lối sống của học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong thời đại tri thức phát triển mạnh mẽ thì khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đang đặt ra yêu cầu phải đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Sự đổi mới này trước hết phải bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo.
Nhà giáo giờ đây phải miệt mài lao động để cô đọng hệ thống kiến thức, đảm bảo những kiến thức này là cơ bản nhất, hiện đại nhất, hữu ích nhất cho người học. Họ vừa phải biết giảng giải cho người học, vừa phải biết thiết kế bài học, hướng dẫn người học thi công, vừa phải biết dẫn dắt để người học lĩnh hội, giác ngộ, vừa phải biết đưa người học thành người hợp tác, cộng tác với thầy giáo, cô giáo, với bạn để tìm ra chân lý và thực hành chân lý một cách sáng tạo theo những kiến thức đã được tiếp nhận.
Để học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường, là một ngày vui” thì thầy cô phải làm như thế nào? Muốn các em được như mong đợi thì thầy, cô phải tiếp xúc với học sinh ra sao? Để mục tiêu của người học đạt được kết quả cao nhất quả là một vấn đề khó. Nhưng cái khó nào cũng có thể được giải quyết khi người giáo viên trở thành “nghệ sĩ”. Nghệ sĩ theo đúng nghĩa ở đây là cách tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp. Cả người dạy và người học đều thành công đó quả là một nghệ thuật.
Học sinh Trường Tiểu học Minh Khai đa phần đều ngoan, có năng lực học tập tốt nhanh nhẹn và tự tin chính vì thế mà sự tiếp xúc của giáo viên với học sinh cũng đòi hỏi cao hơn ở môi trường làm việc khác.
Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy và bản thân tôi qua 4 năm trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, nên tôi muốn trao đổi về công tác chủ nhiệm và tôi chọn biện pháp “Nghệ thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp”.
pdf 14 trang duylinh 11/10/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp trường Tiểu học Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp trường Tiểu học Minh Khai

Sáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp trường Tiểu học Minh Khai
 MỤC LỤC Trang 
I. PHẦN MỞ ĐẦU.. 2 
1. Lý do chọn biện pháp 2 
2. Mục đích nghiên cứu. 2 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 
5. Phương pháp nghiên cứu.. 3 
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 3 
1. Cơ sở lí luận 3 
2. Cơ sở thực tiễn 4 
3. Thuyết trình biện pháp mới hoặc cải tiến.. 5,6,7,8,9 
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 10,11 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12 
1. Kết luận.. 12 
2. Kiến nghị 13 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 14 
 3 
biện pháp “Nghệ thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh 
trong lớp”. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Giúp giáo viên có một số kinh nghiệm và biện pháp nâng cao hiệu quả. 
 Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học. Từ đó nâng cao 
chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
 Giúp học sinh có sự phát triển nhân cách, đạo đức đúng đắn và phát 
huy năng lực cho học sinh. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Nghiên cứu nội dung cơ sở lí luận của biện pháp. 
 - Điều tra những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường mắc trong 
quá trình giảng dạy và học tập. 
 - Đề xuất ra những biện pháp khắc phục giúp các em phát triển năng 
lực phẩm chất trong học tập. 
 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
 - Học sinh tiểu học những lớp tôi đã chủ nhiệm của những năm học: 
2019 – 2020; 2020 – 2021; 2021 – 2022. 
 - Phạm vi nghiên cứu: Nghệ thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với 
học sinh trong lớp 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp quan sát 
 - Phương pháp điều tra, thống kê 
 - Phương pháp thực hành – thực nghiệm. 
 - Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm tâm lí học sinh. 
 - Phương pháp giao tiếp, nêu gương, tuyên dương, khen thưởng. 
 II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 1. Cơ sở lí luận 
 Nghệ thuật là gì? Nghệ thuật chính là sự kích thích tư duy, cảm xúc, 
niềm tin, ý tưởng của một người thông qua giác quan hay nghệ thuật cũng 5 
giáo ấy có khi vì tính nóng vội, chưa làm chủ được bản thân đã gây ra những 
sai lầm đáng tiếc. Có những giáo viên chủ nhiệm còn ngại đổi mới, ngại tìm 
hiểu, ngại cả việc đón nhận những tình cảm thơ ngây của các em học sinh. 
Điều đó cũng chính là đẩy các em ra xa vòng tay của chính mình. 
 Trong các buổi học đâu đó vẫn còn những cái ngáp ngắn dài, những cử 
chỉ uể oải hay những nét mặt lộ rõ sự chán ngắt, mệt mỏi của các em. 
 Học sinh trường tiểu học thị trấn sẽ có thế mạnh nhất định về kĩ năng 
giao tiếp. Thế nhưng một số em học sinh thực sự chưa biết cách cũng như 
nhận thức đúng đắn về việc giao tiếp có phép lịch sự. 
 Học sinh mắc lỗi còn nhận được sự chia sẻ uốn nắn chậm, đôi khi giáo 
viên chủ nhiệm xử lí không khéo sẽ dẫn đến những tác dụng ngược làm cho 
học sinh trở nên trì trệ hơn. Có những giáo viên khi thấy học sinh mắc lỗi 
ngay lập tức coi đó là “ tội đồ” đây là cách nhìn nhận sai lầm vẫn đang diễn ra 
nên việc làm mắc lỗi của học sinh sẽ kèm theo sự mắng nhiếc, gằn hắt đôi khi 
dùng từ ngữ thô tục của giáo viên. 
 Giáo viên thường theo xu hướng chỉ động viên, khen các em học sinh 
ngoan, học giỏi mà quên mất việc các em học sinh chưa ngoan, ý thức chưa 
tốt cũng đang rất cần những lời động viên, khuyến khích đó để giúp các em 
hoàn thiện bản thân hơn. 
 Ở bất cứ đâu trong trường tiểu học sẽ còn có các em chưa có ý thức học 
và tự học. Đặc biệt trong thời đại phát triển xã hội hiện nay các em biết cập 
nhập thông tin qua mạng internet bằng ti vi, máy tính , điện thoại ... nhưng sự 
cập nhật ấy chưa đúng cách dẫn đến các em say mê trò chơi , những video vô 
bổ...mà quên mất việc học. Một số em còn quên đi cả nhân cách của một 
người học sinh. Các em đang cần lắm một người làm “nghệ thuật” để thu hút 
các em đến những điều mới mẻ tốt đẹp, những giấc mơ trong tương lai. Thế 
nên mới nói các em học sinh, nền giáo dục hiện đại cần lắm những giáo viên 
chủ nhiệm ưu tú trong dạy học. 
 Từ những thực trạng trên trong quá trình làm công tác chủ nhiệm bản 7 
thời cũng phơi bày con người mình ra. Người giáo viên đứng trên bục giảng 
như tấm gương, học sinh sẽ soi vào tấm gương đó, nhưng điều đó không có 
nghĩa là rập khuôn máy móc mà học sinh biết đánh giá và nhận xét được thầy 
giáo nào tốt, cô giáo nào chưa tốt vì thế người giáo viên cần phải có chuẩn 
mực, có nhân cách đạo đức tốt, phải không ngừng rèn luyện thêm về mọi mặt 
để hoàn thiện chính mình cả kiến thức lẫn đạo đức. 
 2. Làm gương cho các em học sinh noi theo 
 Người giáo viên chủ nhiệm nào cũng muốn có học trò ngoan, tử tế vì thế 
người giáo viên cần phải tử tế trước “Làm thầy tử tế mới có trò tử tế”. Trong 
khi mình trao cho người khác kiến thức, thì cũng là lúc mình học tập, trau dồi 
kỹ năng, kiến thức. Nghề giáo viên luôn đối diện với con người, đồng thời 
cũng phơi bày con người mình ra. Người giáo viên đứng trên bục giảng như 
tấm gương, học sinh sẽ soi vào tấm gương đó, nhưng điều đó không có nghĩa 
là rập khuôn máy móc mà học sinh biết đánh giá và nhận xét được thầy giáo 
nào tốt, cô giáo nào chưa tốt vì thế người giáo viên cần phải có chuẩn mực, 
có nhân cách đạo đức tốt, phải không ngừng rèn luyện thêm về mọi mặt để 
hoàn thiện chính mình cả kiến thức lẫn đạo đức. 
 Giáo viên tận tình giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn 9 
cũng vừa phải nghiêm để thể hiện rõ trường học là nơi có “Kỉ cương - nền 
nếp, tình thương - trách nhiệm”. 
 Năm 2021– 2022, tôi là giáo viên chủ nhiệm của em Đào Gia Bảo học 
sinh lớp 2B. Em là học sinh chưa ngoan, hiếu động và thường xuyên làm 
những hành động không tốt nên bạn bè kì thị và xa lánh. Là giáo viên chủ 
nhiệm tôi đã chia sẻ trực tiếp với cả lớp về việc chúng ta cần giúp đỡ bạn, 
quan tâm và chia sẻ với bạn thay bằng việc kì thị và xa lánh. Sau đó, tôi 
thường xuyên gặp riêng em bằng tình cảm cởi mở, chân thành nhưng cũng 
đầy nghiêm khắc và đón nhận em như đứa con mắc lỗi. Thay bằng việc mắng 
nhiếc, học hằn với em tôi nhắc nhở em bằng ánh mắt nhưng cũng kèm theo đó 
là một nụ cười nhẹ nhàng. Cuối năm học tôi sướng tên em tuyên dương trước 
lớp, tôi biết em vui lắm. Tôi vui cho em và cũng vui cho chính bản thân tôi 
nữa. 
 5. Là cha mẹ học sinh 
 Giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Ngôi 
trường trở thành ngôi nhà ấm áp. Ở trường, học sinh nhận được tình thương 
của cha mẹ, nhận được tình thân anh em, bạn bè và còn nhận được cả sự chăm 
sóc tỉ mỉ từ quần áo, đầu tóc gọn gàng. 
 6. Lấy khuyến khích, động viên làm thế mạnh 
 Giáo viên chủ nhiệm kết hợp phương pháp nêu gương người tốt việc tốt 
để các em học hỏi. Chú ý khen thưởng, tuyên dương kịp thời những việc làm 
tốt, còn những việc làm chưa tốt thì nên nhắc nhở nhỏ nhẹ, nếu cần tế nhị giáo 
viên có thể gặp riêng học sinh để trao đổi. Không nên chỉ trích, xúc phạm các 
em, làm như thế chỉ phản tác dụng, đôi lúc còn làm học sinh xấu hổ, lì lợm 
chống cự lại hoặc chán nản. 
 Giáo viên chủ nhiệm cần phát triển lòng tự tin và cảm giác hãnh diện 
của học sinh vì thành quả đạt được là do chính các em đã làm nên. Học sinh 
thường có tâm lý thích và rất vui sướng, hân hoan khi được khen thưởng, đặc 
biệt khi biết bạn nhận ra giá trị và sự tài ba của mình. 11 
 hoàn thành kiến thức, kĩ năng và các môn học đạt 100%; Năng lực, phẩm chất 
 đạt 100%. Duy trì sĩ số lớp 100% đến cuối năm học . Năng lực làm công tác 
 chủ nhiệm lớp, phương pháp, kỹ năng thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của 
 bản thân được nâng cao. 
 Cụ thể năm học 2021 – 2022 tôi chủ nhiệm lớp 2B. Tổng số học sinh 30 em, 
 kết quả đạt được như sau: 
 Hoạt động giáo dục Năng lực Phẩm chất 
T H C T Đ C T Đ C 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
28 93,3 2 6,7 0 0 30 100 0 0 0 0 30 100 0 0 0 0 
 Học sinh lớp hoàn thành tốt các môn học và rèn luyện cuối năm học. 
 2. Ứng dụng 
 - Biện pháp này có thể áp dụng được cho hầu hết tất cả các lớp ở bậc 
 tiểu học, trong các hoạt động dạy học góp phần phát triển những năng lực, 
 phẩm chất cần thiết cho bản thân. 13 
trong những năm học vừa qua có hiệu quả. Tuy nhiên do năng lực bản thân 
còn hạn chế, biện pháp chưa được khai thác triệt để nhất. Tôi rất mong nhận 
được sự góp ý của người đọc để biện pháp tôi tâm đắc được hoàn thiện hơn. 
 * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và 
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 TP. Bắc Giang, ngày 30 tháng 1 năm 2023 
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT 
 HIỆU TRƯỞNG 
 Phạm Thị Yến 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nghe_thuat_tiep_xuc_cua_giao_vien_chu.pdf
  • pptxSáng kiến kinh nghiệm Nghệ thuật tiếp xúc của giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong lớp trường Tiểu.pptx