Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tốt vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Phù Đổng
Trong môi trường giáo dục hiện nay, là giáo viên chủ nhiệm lớp, chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm hình thành cho các em những suy nghĩ tích cực về mặt đạo đức để làm người tốt. Từ đó giúp các em tránh suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc, sai trái và luôn hành động đúng theo sự mách bảo của con tim. Vì thế, trong công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục đạo đức là việc làm ưu tiên hàng đầu, thường xuyên, cần thiết và liên tục theo quy luật :“mưa dầm thấm lâu”. Để giáo dục đạo đức cho các em ngay lần gặp lớp đầu tiên, tôi phân tích cho các em hiểu chính các em là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của gia đình, là niềm tin và hy vọng của cha mẹ, ông bà và thầy cô giáo. Ba mẹ sẵn sàng hy sinh mọi sinh hoạt vật chất cho con, chỉ có một đòi hỏi duy nhất các em phải trở thành: “con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”. Nếu làm được nhứ thế các em luôn là niềm hãnh diện của Ông bà, cha mẹ và đặc biệt thầy cô giáo chủ nhiệm lớp.
GVCN định hướng cho HS thấy vai trò của mình qua việc học tập, ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ trong ngày khai trường năm học 1945: “Non sông Việt nam có trở nên vẻ vang hay không...phần lớn là nhờ công học tập của các em”.Để các em làm hành trang bước vào đời mà bản thân sẽ đối mặt.
Bản thân nhắc các em ở xã Đại Hồng chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào: tự hào về truyền thống đấu tranh xây dựng đất nước, truyền thống hiếu học, nhiều nhân tài nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, văn hoá mà chúng ta phải đối mặt. Ai sẽ là người thay đổi thực trạng đó trong ngày mai chính thế hệ các em sẽ nối gót xây dựng xã nhà ngày một giàu đẹp hơn. Để giáo dục động cơ học tập của các em, tôi cũng phân tích cho các em hiểu ta học để làm người, học để vận dụng kiến thức vào thực tế như Bác Hồ từng dạy: “Những người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tốt vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Phù Đổng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi1: Hội đồng xét Sáng kiến kinh nghiệm huyện Đại Lộc Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau: TT Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình Tỷ lệ (%) tháng tác danh độ đóng góp vào năm (hoặc nơi chuyên việc tạo ra sinh thường môn sáng kiến trú) (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Vũ Đình Phượng 06/3/1982 Trường Giáo Đại 100% THCS viên – học sư Phù Đổng Phó phạm CTCĐ Ngữ Văn - Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến 2: PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)3: Vũ Đình Phượng - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4: Lĩnh vực giáo dục – Công tác quản lý lớp chủ nhiệm. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): 05/9/2023 - Hồ sơ đính kèm: + Một tập báo cáo sáng kiến. + Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có): Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đại Hồng, ngày 6 tháng 2 năm 2024 Người nộp đơn Vũ Đình Phượng 3 Bên cạnh đó, GVCN ít phê bình học sinh trong giờ sinh hoạt lớp, ngược lại tôi thường tổ chức các hoạt động trò chơi gắn với các chủ điểm tháng giúp các em tcihs cực tham gia vào các hoạt động. Không lấy khoảng cách giữa giáo viên để ngăn cách các em, tôi chia sẽ nói chuyện gần gũi, thân mật, hòa đồng điều đó giúp các em tự tin thể hiện mình, khoảng cách thầy trò sẽ thu hẹp lại, các em có thể dễ dàng tâm sự với GVCN khi muốn được chia sẻ. Thực tế cho thấy ở địa phương hiện nay ít gia đình quan tâm và cũng không có điều kiện để tổ chức sinh nhật cho các em dù là đơn giản nhất, thậm chí có phụ huynh quên cả ngày sinh của con mình. Trong tháng GVCN cùng Ban cán sự lớp tổ chức sinh nhật chung cho các em có cùng tháng sinh, để ngày vui của bạn thành ngày vui của cả lớp, mỗi em có một món quà nhỏ tặng bạn mình. Qua các buổi sinh nhật tôi thấy có nhiều em đã xúc động thực sự vì đây là lần đầu tiên trong đời em được tổ chức ngày sinh nhật và được mọi người tặng quà. Từ đó tôi thấy các em quan tâm chăm sóc lẫn nhau hơn, vui với niềm vui của bạn, lo với nỗi lo của bạn và của lớp nói chung. Vào ngày 08/03 giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh nam tổ chức tặng thiệp, hoa và tặng quà cho các bạn nữ. Hoạt động này giúp giáo dục cho các bạn nam có thái độ và cái nhìn đúng đắn về giới. Tất cả những công việc nhằm khuyến khích các em thương yêu giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau như anh em một nhà. Mọi việc làm đều dẫn đến một mục tiêu chung là tạo cho các em một môi trường học tập tích cực, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi. Ngoài ra tôi cũng tự đưa ra những chương trình riêng biệt, đặc trưng của lớp không nhất thiết phải có hoạt động của nhà trường mới thực hiện như xây dựng cho các em thói quen đoàn kết giúp đỡ bạn cùng lớp cụ thể: - Giao các bạn nữ học khá giỏi giúp đỡ kèm cặp thường xuyên học sinh cá biệt, quạy phá, ít vâng lời thầy cô giáo. Ngay cả chỗ ngồi phân công ngồi hẵn với các bạn này, nhằm giúp đỡ đeo bám và khuyên bảo các bạn đó theo mục tiêu đã được đề ra. - Phân công giúp đỡ, gần gũi học sinh yếu, rụt rè, ít hoạt động. Thực hiện “Đôi bạn học tốt”, cùng nhau giúp đỡ trong học tập, giáo viên có hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với đôi bạn tiến bộ nhất. Đặc biệt các đôi bạn này phát huy tác dụng ở giờ hoạt động theo nhóm, cặp đôi chia sẽ hoặc khi gặp những bài toán khó, những vấn đề chưa hiểu kịp khi nghe thầy cô giáo giảng bài. - Phân công học nhóm giúp đỡ bạn khi gặp khó về học tập (nhóm nhà gần nhau); trong cuộc sống hay trao đổi với GVCN về vấn đề khó khăn của bạn. Việc trao đổi kín sẽ tế nhị và trở nên dể dàng hơn cho GVCN trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của mình. 5 em học bài không kĩ làm bài tập không đầy đủ. Khoảng 50% học sinh không được gia đình quan tâm (thiếu góc học tập, sách vở). Ngay từ đầu năm GVCN cùng với ban cán sự lớp đưa nội dung sinh hoạt đầu giờ vào kỉ cương nề nếp. Tất cả học sinh đều đến lớp sớm để truy bài, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà. Việc này GVCN giao cho hai em cùng bàn kiểm tra lẫn nhau, có tổng kết hàng tuần, báo với tổ trưởng xong tổ trưởng báo với lớp phó học tập, sau đó báo lại GVCN. Vào tiết học mỗi học sinh tự giác tập trung nghe giảng và làm việc theo hướng dẫn của thầy cô, tổ chức thi đua đôi bạn học tốt (tổng kết khen thưởng vào cuối tháng). Bên cạnh đó cán bộ lớp, các tổ trưởng phải bao quát lớp học thường xuyên, liên tục. Tôi qui ước với cán bộ lớp phải giải trình lí do các tiết học bị thầy cô giáo phê bình trong sổ đầu bài. Những buổi không có tiết ở lớp tôi trực tiếp gặp lớp trưởng hoặc cán bộ lớp để nắm tình hình buổi học đó, việc này tôi làm công khai nhằm củng cố uy tín cho cán bộ lớp và không gây mất đoàn kết trong tập thể. Để nâng cao kết quả học tập của lớp, tôi đưa ra yêu cầu học tập đối với từng em, mỗi em phải có thời khoá biểu tự học ở nhà nhằm giúp các em xác định nhiệm vụ học tập của mình.Học sinh của lớp, các em có sự khác biệt về cuộc sống nên năng lực học tập của mỗi em cũng khác nhau. Có em học tốt môn này nhưng lại yếu môn kia do đó phải xây dựng động cơ học tập cho toàn lớp, lôi kéo sự tham gia học tập của mọi học sinh. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất giữa các học sinh trong lớp, điều này được giải thích: “Dù bạn có năng lực hay không nếu bạn cố gắng, bạn sẽ đạt được kết quả”. Nhằm khuyến khích những em học yếu đuổi kịp nhịp điệu chung của lớp tôi cho các em lựa chọn bạn học của mình để tạo sự tương tác phù hợp, ngăn ngừa học sinh không bị buộc học nhóm với những bạn quá giỏi hay quá kém so với mình. Để giúp các em có phương pháp học tốt ở các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn hướng dẫn cán sự bộ môn trình bày phương pháp để học tốt bộ môn mình phụ trách sau HKI lớp đã có nhiều chuyển biến về học tập, lẫn đạo đức. Đối với học sinh giỏi, GVCN hướng dẫn các em tham gia các lớp học nâng cao của trường để khuyến khích các bạn học giỏi, lớp qui định mỗi bạn thi học kì có môn đạt điểm 10 sẽ được thưởng.Với những học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn giáo viên đã tổ chức cho lớp ủng hộ sách, vở, gạo, dụng cụ học tập và trao đổi trực tiếp với phụ huynh tạo điều kiện để các em có thời gian tự học ở nhà. 2.1.4. Xây dựng nề nếp vệ sinh lớp học Thường xuyên nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh thân thể, vì các em là học sinh cấp THCS có thể nói là lứa tuổi mà các em có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý tuổi mới lớn. Khi nhắc nhỡ các bạn nữ GVCN cho các bạn nam ra ngoài vì đây là chuyện tế nhị phải thật sự kín đáo. Đối với các bạn nam GVCN cũng làm tương tự như cách giáo dục bạn nữ. Việc lồng ghép các bài học về giới tính 7 trình thực hiện của các bạn trong lớp. Ban cán sự theo dõi 5 phút đổi tiết không để các bạn chạy ra ngoài, vi phạm nội qui chung của lớp, của trường. Cùng với giáo viên bộ môn thể dục, môn Tin, Âm nhạc nhắc nhở các em đi ra vào lớp theo hàng trong mỗi tiết học nghiêm túc. Không để các em chạy lung tung gây ồn ào, mất trật tự, ảnh hưởng đến các lớp học khác. 2.1.7. Phối hợp với Đội TNTP Ngay từ đầu năm học GVCN đã kết hợp với tổ chức Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh để tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh của lớp. GVCN cùng với BCH chi đội xây dựng kế hoạch hoạt động của chi đội, qua các hoạt động của chi đội ý thức tự quản của các em được phát huy. Chi đội đã tổ chức phong trào “Vòng tay bè bạn” để giúp bạn nghèo vui tết, các phong trào: mua tăm ủng hộ người mù, ngoài ra các hoạt động NGLL như hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn, về với địa chỉ đỏ”, dọn vệ sinh Nghĩa trang liệt sỹ, chăm sóc bồn hoa theo phân công các em tham gia nhiệt tình và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục học sinh. 2.1.8. Phối hợp với giáo viên bộ môn Hiệu quả giáo dục của một lớp phụ thuộc vào các hoạt động của GVCN và giáo viên bộ môn nên GVCN cần thống nhất quan điểm giáo dục học sinh của lớp mình với giáo viên bộ môn. Tôi hiểu rõ mỗi người đều có một nhiệm vụ riêng nhưng giữa hai lực lượng này không hoà đồng được thì hiệu quả giáo dục không cao, có thể giáo viên dạy bộ môn ở lớp này nhưng chủ nhiệm ở lớp khác nên việc xử lí những sai phạm của học sinh đôi lúc đôi nơi có thể thiếu khách quan. Nề nếp lớp học do GVCN xây dựng vì thế tôi thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai phạm của học sinh như: không học và làm bài trước khi đến lớp, làm việc riêng trong giờ học, không có dụng cụ học tập, mọi điều kiện học tập đều được GVCN lo liệu trước giờ dạy, giáo viên bộ môn yên tâm truyền đạt kiến thức, khi có học sinh vi phạm giáo viên bộ môn phản ánh thì GVCN giải quyết ngay, sự phối kết hợp này phải nhịp nhàng, tế nhị nếu không dễ có sự va chạm giữa GVCN và giáo viên bộ môn, sự phối kết hợp trên cơ sở quan điểm giáo dục chung, vì mục tiêu đào tạo cũng là sự thống nhất hài hoà giữa hai lực lượng giáo dục trong trường. Sự thống nhất trên cơ sở cùng chung một mục đích hỗ trợ với tinh thần đoàn kết để thầy dạy tốt, trò học tốt. GVCN dự giờ ở các môn, quan sát thái độ học tập của các em, kịp thời trao đổi với giáo viên bộ môn những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sức khoẻ yếu, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao để cùng phối kết hợp trong công tác giáo dục. 2.1.9. GVCN thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường Để giáo dục học sinh của lớp, GVCN dựa vào kế hoạch chủ nhiệm của trường và cụ thể hoá trên cơ sở đặc thù của lớp. Thường xuyên báo cáo tình
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tot_vai_tro_giao_vien_chu_nhi.docx