Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh Lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động tổ chức ngoài giờ học các môn học. Hoạt động trải nghiệm là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục học sinh ngoài lớp thông qua các hoạt động lao động, văn nghệ, xã hội, thể dục thể thao và qua giao lưu với bạn bè, thầy cô, với cha mẹ và với mọi người xung quanh…
Học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tình cảm. Vì thế hoạt động trải nghiệm lại cần thiết và quan trọng nhằm giúp học sinh làm quen với các hoạt động, tích lũy dần dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống đồng thời, hoạt động trải nghiệm cũng đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ em. Và đây cũng là con đường để giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện những năng lực và phẩm chất. Tuy nhiên nhiều giáo viên luôn chú trọng đến việc dạy kiến thức hơn là quan tâm đến hình thành năng lực và phẩm chất học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giúp học sinh phát triển toàn diện về cả năng lực và phẩm chất cho học sinh, bản thân tôi đã nghiên cứu:“Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm.”
pdf 20 trang duylinh 11/10/2024 1051
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh Lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh Lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh Lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm
 MỤC LỤC 
 Trang 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 
1. Lý do chọn biện pháp..... 2 
2. Mục đích nghiên cứu.. 2 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..... 2 
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...... 3 
5. Phương pháp nghiên cứu 3 
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 
1. Cơ sở lý luận... 3 
2. Cơ sở thực tiễn............ 4 
2.1. Thực trạng việc phát triển năng lực và phẩm chất cho 4 
học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm. 
2.1.1. Thuận lợi.................. 4 
2.1.2. Khó khăn.. 5 
2.1.3. Các nguyên nhân.. 6 
3. Các biện pháp..................................................................... 7 
3.1. Biện pháp 1 : Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ 
chức thực hiện. 7 
3.2. Biện pháp 2: Thực hiện tốt các bước tổ chức Hoạt động 
trải nghiệm. 9 
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG............. 17 
1. Kết quả........ 17 
2. Ứng dụng........ 18 
IV. KẾT LUẬN..................................... 18 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................... 20 
 3 
 Tìm hiểu thực trạng việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh 
lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm. 
 Đề xuất các biện pháp nhằm triển năng lực và phẩm chất cho học sinh 
lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm. 
 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
 Thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 5A do tôi làm chủ 
nhiệm. Do vậy, tôi có nhiều cơ hội quan sát và hiểu rõ học sinh hơn. 
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi 
đáp, đàm thoại, quan sát, vv. 
 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 1. Cơ sở lí luận 
 Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định 
hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực 
tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và 
huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những 
nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà 
trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá 
những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới 
góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, 
môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động trải nghiệm góp phần hình 
thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và 
trách nhiệm cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các 
mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với 
nghề nghiệp. 
 Ở cấp Tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt 
động khám phá bản thân, hoạt động phát triển mối quan hệ với bạn bè, thầy 
cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số 
 5 
bị giúp trẻ tham gia các hoạt động. 
 Học sinh có truyền thống hiếu học,Trường có phong trào dạy tốt- học 
tốt, là điểm sáng thu hút học sinh và phụ huynh. Đội ngũ giáo viên nhà trường 
có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình tâm 
huyết với nghề, có tinh thần đoàn kết. Học sinh của nhà trường chăm ngoan, 
không ngừng cố g ng vươn lên trong học tập, thích khám phá, năng động và 
sáng tạo, nhiệt tình và tích cực khi tham gia các hoạt động trải nghiệm trong 
và ngoài không gian lớp học. 
 Đảng, chính quyền các tổ chức của điạ phương và nhân dân luôn quan 
tâm, chăm sóc - giáo dục - bảo vệ thiếu nhi, nhi đồng. Luôn tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cho các hoạt động học tập trải nghiệm của con em mình. 
 Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thời 
gian, con người và kinh phí cho các hoạt động trải nghiệm của học sinh. 
 Nhà trường có một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trẻ, nhiệt tình, năng 
động, sáng tạo trong dạy- học cũng như khả năng tổ chức các hoạt động ngoài 
giờ lên lớp. Luôn say mê, tìm tòi và trăn trở với những hoạt động trải nghiệm 
sao cho mỗi hoạt động được tổ chức đều đem lại hiệu quả cao về giáo dục đạo 
đức, kỹ năng cũng như khơi dậy tri thức sáng tạo mới mẻ cho học sinh. 
 Bản thân là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm có kinh nghiệm trong việc 
tổ chức, duy trì và phát triển các hoạt động. 
 2.1.2. Khó khăn 
 Học sinh chưa có phẩm chất chăm chỉ, chưa có thói quen nề nếp trong 
học tập, có em lười học, ham chơi. Trong giờ học thì nói chuyện riêng, chưa 
có trách nhiệm trong việc xây dựng nề nếp tham gia cộng tác nhóm và nề nếp 
trong giờ tự quản, chưa biết s p xếp sách vở, đồ dùng học tập ngăng n p. Các 
em còn nhút nhát, thiếu tự tin và chưa có kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Chưa chú 
ý đến những ký hiện quy ước trong quá trình dạy học của giáo viên. Vẫn còn 
một số học sinh vi phạm các nội quy của trường như vi phạm nội quy về trang 
 7 
Việc học tập ở nhà cũng như ở lớp, chăm lo, lo l ng cho con có một sức khoẻ 
tốt. Tuy nhiên các bậc phụ huynh chỉ chú trọng và quan tâm đến việc làm thế 
nào để con học tốt, chứ chưa chú trọng đến việc làm thế nào để con vừa học 
tốt lại vừa hình thành và phát triển cho con những phẩm chất tốt. Điều đó ảnh 
hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách của con sau này. 
 Đối với học sinh 
 Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học 
sinh còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia 
còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia. 
 Học sinh chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia các các hoạt động trải 
nghiệm. Do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên 
về cảm tính. 
 Một số em bố mẹ còn chiều chuộng nên chưa có ý thức trách nhiệm với 
bản thân, với bạn bè và mọi người xung quanh. 
 Một số em có hoàn cảnh khó khăn nên thiếu sự quan tâm của gia đình, 
còn có những em khác do gia đình quá bận rộn nên thời gian dành cho con 
không nhiều, gần như phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm, thậm chí nhiều gia 
đình thì quá bênh vực và chiều chuộng con không rèn cho con tính tự giác, 
trách nhiệm và trung thực. 
 Chính vì vậy mà vấn đề tôi đặt ra ở đây là phải tìm ra các biện pháp 
triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh lớp 5. 
 2. Các biện pháp 
 Trong quá trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động nhằm phát triển 
năng lực và phẩm chất cho học sinh ở trong mỗi bài, mỗi hoạt động giáo viên 
có thể sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Điều đó 
phụ thuộc vào khả năng thiết kế của giáo viên. Sau đây tôi xin trình bày một 
số biện pháp để phát triển các năng lực và phẩm chấ cho học sinh lớp 5 thông 
qua hoạt động trải nghiệm như sau: 
 3.1. Biện pháp 1: Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện 
 9 
 * Hình thức 
 - Hình thức phải thu hút, hấp dẫn học sinh. 
 - Phù hợp với nội dung. 
 - Khi tổ chức nên thay đổi, sáng tạo các hình thức mới, tránh lặp lại 
nhiều lần một hình thức. 
 3.2. Biện pháp 2: Thực hiện tốt các bước tổ chức hoạt động trải 
nghiệm. 
 Để tổ chức tốt các buổi hoạt động trải nghiệm tôi thường tiến thành 
theo 5 bước: 
 - Bước 1: Đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục 
 - Bước 2: Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức 
 - Bước 3: Chuẩn bị cho hoạt động 
 - Bước 4: Tiến hành hoạt động 
 - Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động. 
 * Bước 1: Đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục. 
 Trước hết phải xác định tên gọi của hoạt động cần tổ chức, bởi vì: 
 - Tên gọi của hoạt động là cơ sở để xây dựng nội dung và lựa chọn hình 
thức thực hiện. 
 - Tên gọi có tác dụng định hướng về mặt tâm lí và kích thich được tính 
cực, sẵn sàng cho học sinh ngay từ đầu. 
 VD: Tiếng hát chim sơn ca” trong chương trình giao lưu Văn nghệ 
mừng Đảng-mừng Xuân. 
 Sau khi lựa chọn tên hoạt động trải nghiệm, cần xác định rõ những yêu 
cầu cần đạt: Về kiến thức, kĩ năng và về năng lực, phẩm chất. 
 * Bước 2: Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức. 
 Nội dung phải g n liền với yêu cầu giáo dục đề ra. 
 Nội dung phải phù hợp với đặc điểm học sinh. 
 Nội dung phải phù hợp với điều kiện thực tế. 
 Lựu chọn hình thức thu hút, hấp dẫn học sinh . 
 11 
em hiểu sâu s c hơn về những nội dung được giáo dục; giúp các em phát triển 
các kĩ năng, thái độ và hành vi tích cực; phát triển các giá trị sống và kĩ năng 
sống cần thiết. Từ đó hình thành các năng lực và phẩm chất cho học sinh. 
 Để phát hiện được những em có tố chất, năng khiếu thì khi tham gia 
các hoạt động tôi đã tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh tham gia một cách tích 
cực vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động một cách phù hợp với bản thân. 
 Tiến hành hoạt động là dịp để học sinh rèn luyện khả năng tự điều 
chỉnh, tự quản và điều khiển tập thể, vì thế tôi phải cố khả năng quan sát, 
hướng dẫn để theo dõi và giúp đỡ các em khi cần thiết nhằm giảm bớt sự lúng 
túng của học sinh trong vai trò tự quản của mình. Đồng thời phải có khả năng 
điều khiển để hình thành khả năng này cho chính các em học sinh. 
 Để thu hút, gây hứng thú cho các em học sinh khi tham gia vào các 
hoạt động, tôi gần gũi, thân thiện với các em tạo mối quan hệ thân mật để 
cùng các em tham gia hoạt động. Bên cạnh tôi thường xuyên động viên, khích 
lệ các em tự giáo dục, tự rèn luyện. 
 + Những kĩ năng cần có của người giáo viên 
 Để tổ chức một hay thực hiện khâu tiến hành hoạt động trải nghiệm, tôi 
đã tự rèn luyện, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệm, qua mạng Internet để 
có những kĩ năng như: Kĩ năng tiếp cận, huy động, phối hợp các lực lượng xã 
hội tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm. Kĩ năng điều hành hoạt động, tổ 
chức trò chơi... 
 + Nội dung một số kĩ năng cần có của người giáo viên khi tiến hành 
hoạt động ngoài giờ lên lớp: 
 * Kĩ năng tiếp cận, huy động, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia 
tổ chức hoạt động trải nghiệm. 
 - Nhiều lực lượng xã hội có những đóng góp đáng kể cho sự thành công 
của một hoạt động trải nghiệm. Là giáo viên chủ nhiệm tối thường xuyên phối 
hợp cùng giáo viên bộ môn, tổng phụ trách, hội cha mẹ học sinh để tổ chức 
thực hiện các hoạt động trải nghiệm như: Làm bánh chưng, chả nem, chăm 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_va_pham_chat_cho_h.pdf
  • pptxSáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh Lớp 5 thông qua các hoạt động tr.pptx