Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm
Sinh hoạt lớp (SHL) là hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh (HS) và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ SHL, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét thẳng thắn, tích cực góp phần xây dựng tập thể lớp đoàn kết, mỗi thành viên được phát triển toàn diện.
Học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục lối sống hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong tập thể lớp.
Đây cũng là dịp để học sinh được tham gia nhiều hoạt động, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện năng lực của mình...
- Tổ chức giờ SHL thường làm: Ở trường THPT Yên Thế, giờ SHL khối 10 được tổ chức theo phân phối chương trình của môn hoạt động trải nghiệm và là một môn học bắt buộc. Cũng giống như các môn học khác, giờ SHL được tổ chức trên lớp học với thời gian 45 phút. Nhiều giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thường tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo quy trình sau:
Bước 1: Lớp trưởng điều hành diễn biến của giờ SHL.
Bước 2: Các tổ trưởng lần lượt lên nhận xét hoạt động của tổ mình phụ trách và chấm thi đua các thành viên của tổ.
Bước 3: Các lớp phó phụ trách học tập, phụ trách văn-thể, lên nhận xét các hoạt động được phân công phụ trách trong tuần.
Bước 4: Bí thư chi đoàn triển khai công tác Đoàn.
Bước 5: Lớp trưởng đánh giá chung.
Bước 6: Giáo viên chủ nhiệm lớp: Đánh giá tình hình học tập, việc chấp hành nội qui, nề nếp, rèn luyện đạo đức, tác phong, việc xây dựng các phong trào thi đua của lớp trong tuần. Biểu dương những học sinh tích cực trong các hoạt động học tập, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tham gia sinh hoạt các phong trào. Phê bình, nhắc nhở, xử lí những học sinh vi phạm nội quy, nề nếp, quy định của trường, lớp. Sau đó GVCN sẽ triển khai các công việc trọng tâm trong tuần tới …
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm
1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 10/2023 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Sinh hoạt lớp (SHL) là hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh (HS) và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ SHL, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét thẳng thắn, tích cực góp phần xây dựng tập thể lớp đoàn kết, mỗi thành viên được phát triển toàn diện. Học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục lối sống hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong tập thể lớp. Đây cũng là dịp để học sinh được tham gia nhiều hoạt động, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện năng lực của mình... - Tổ chức giờ SHL thường làm: Ở trường THPT Yên Thế, giờ SHL khối 10 được tổ chức theo phân phối chương trình của môn hoạt động trải nghiệm và là một môn học bắt buộc. Cũng giống như các môn học khác, giờ SHL được tổ chức trên lớp học với thời gian 45 phút. Nhiều giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thường tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo quy trình sau: Bước 1: Lớp trưởng điều hành diễn biến của giờ SHL. Bước 2: Các tổ trưởng lần lượt lên nhận xét hoạt động của tổ mình phụ trách và chấm thi đua các thành viên của tổ. Bước 3: Các lớp phó phụ trách học tập, phụ trách văn-thể, lên nhận xét các hoạt động được phân công phụ trách trong tuần. Bước 4: Bí thư chi đoàn triển khai công tác Đoàn. Bước 5: Lớp trưởng đánh giá chung. 3 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, đang đặt ra những yêu cầu to lớn về chất lượng nguồn lực con người. Đó là yêu cầu về sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và nhân cách của con người Việt Nam nói chung, đặc biệt là lứa tuổi HS THPT nói riêng. Hiện nay đa số HS đã được định hướng đúng đắn về động cơ học tập, được giáo dục rèn luyện các phẩm chất, năng lực, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập ấy cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến lứa tuổi HS, khiến cho một bộ phận HS còn vi phạm về kỉ luật, pháp luật, mờ nhạt về lí tưởng, ước mơ và thiếu các kĩ năng sống... Chính vì vậy việc giáo dục, bồi dưỡng kĩ năng sống cho HS trong nhà trường là hết sức cần thiết. Về phía giáo viên: Chưa có phương pháp tổ chức giờ SHL hay và lôi cuốn HS, giờ SHL còn nặng về hình thức kiểm điểm HS vi phạm và xử lí HS vi phạm nội quy. GVCN chưa đưa ra được hình thức khen ngợi HS, khích lệ tinh thần kịp thời cho HS. GVCN chưa biết phát huy năng lực, phẩm chất của người học nên hiệu quả giáo dục chưa thực sự cao. Về phía học sinh: Trong năm học 2023 – 2024, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 10A1. Lớp 10A1 tôi chủ nhiệm với sĩ số 40 trong đó HS nam: 25, nữ: 15, dân tộc: 30 (trong đó: Nùng: 22, Tày: 4, Cao Lan: 3, Dao: 1, Kinh: 10). Đa số các em đều ở các xã như: Đồng Hưu, Tân Hiệp, Tam Hiệp, Xuân Lương, Tiến Thắng, Hồng Kì, Đồng Vương, An Thượng, Tân Trung ( Tân Yên), Đồng Tiến, Đồng Lạc. HS trong lớp 10A1 là đối tượng đại trà, đa số là dân tộc chiếm 75%, gia đình chủ yếu ở các xã, đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhưng các em luôn có ý thức đi học đúng giờ và đầy đủ. Thực hiện nề nếp nghiêm túc, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập,... Phụ huynh học sinh (PHHS) trong lớp phần lớn làm nông nghiệp và một số đi làm tại các công ty. Trong số đó có nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học tập cũng như rèn luyện đạo đức, lối sống, kĩ năng cần thiết của các con. Tuy nhiên, nhiều học sinh trong lớp chủ nhiệm có hoàn cảnh đặc biệt, các em chưa thực sự hòa đồng cùng các bạn, chưa tự tin trước mọi người, mặc cảm về hoàn cảnh, còn hạn chế về mặt quan tâm - chia sẻ. Một số gia đình, do hoàn cảnh riêng nên phụ huynh học sinh ít có điều kiện và thời gian quan tâm tới các con, chưa chú trọng tới việc rèn luyện, học tập của các con, còn giao phó cho nhà trường, GVCN lớp. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của CNTT trong đời sống ảnh hưởng nhiều tới người dân nói chung và học sinh nói riêng. Đối với học sinh, luôn có tâm lý thích khám phá và tìm hiểu cái mới, thì các hình thức tổ chức giờ SHL như trên nếu lặp lại nhiều lần sẽ không còn hấp dẫn, lôi cuốn các em dẫn tới hiệu quả giáo dục hạn chế. Bản thân tôi nhận thấy cần phải tăng cường các hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt phong phú hơn và hiện đại hơn nữa để nâng cao hiệu quả giáo dục, rèn kỹ năng sống cho học sinh. 5 Các ứng Khả năng sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin dụng Chưa sử dụng Sử dụng được nhưng Sử dụng thành được chưa thành thạo thạo Zalo 0 (100%) 0 (100%) 40 (100%) Facebook 0 (100%) 0 (100%) 40 (100%) Padlet 40 (100%) 4 (10%) 0 Canva 40 (100%) 5 (12,5%) 0 Quizizz 40 (100%) 8 (20%) 0 Qua khảo sát tôi nhận thấy, phần lớn các em trong lớp chưa có hứng thú với giờ SHL và ngại phát biểu, ngại chia sẻ, ngại nói lên suy nghĩ của mình trong giờ học. Đồng thời khả năng ứng dụng CNTT của các em còn nhiều hạn chế. Đồng thời, tôi cũng tìm hiểu một số nguyên nhân HS chưa hứng thú với giờ SHL như sau: Nội dung giờ SHL khô cứng, đơn điệu, nhàm chán, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh. Một số học sinh chưa tích cực thì càng lo lắng và không thích giờ sinh hoạt bởi các em có thể bị phê bình trước lớp, bị phạt trực nhật, viết bản kiểm điểm, nặng hơn có thể sẽ phải mời phụ huynh đến gặp GVCN. Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em. Vậy làm thế nào để gây được hứng thú cho HS, không làm cho giờ SHL bị căng thẳng hoặc nhàm chán, lôi cuốn HS vào những hoạt động tích cực trong giờ học? Đây là một câu hỏi gợi nhiều trăn trở đối với các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại trường trung học, ngoài công tác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với tôi trong suốt những năm qua. Tôi nhận thấy việc thay đổi nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ SHL cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh là đòi hỏi tất yếu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo..., thì tiết học SHL lại không có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào nên GVCN cũng gặp nhiều khó khăn. Bản thân các em học sinh cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy hứng thú. Từ những hạn chế và nguyên nhân trên, tôi muốn thay đổi cách thức tổ chức giờ SHL hiệu quả, tạo hứng thú cho HS và đặc biệt thông qua các ứng dụng như Canva, Padlet, 7 như một số ứng dụng: Canva, Padlet, Quizizz, Sway, website Powtoon, Capcut, Mentimeter Thông qua phiếu hỏi về khả năng sử dụng CNTT, kết hợp phỏng vấn một số kỹ năng cần thiết: Giao tiếp, chia sẻ, tìm kiếm và xử lí thông tin; nhận thức về một số giá trị trong cuộc sống: Yêu thương, trách nhiệm. * Các bước tiến hành Giáo viên tìm hiểu HS thông qua phiếu hỏi: Khảo sát về mức độ hứng thú với giờ SHL và khả năng sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ SHL. Giáo viên tìm hiểu một số kỹ năng cần thiết của học sinh lớp chủ nhiệm cần được rèn luyện và phát triển kỹ năng đó. Giáo viên chủ động xây dựng và lựa chọn các chủ đề SHL theo tháng phù hợp với lứa tuổi học sinh, phù hợp với sự đang phát triển của HS về thể chất cũng như tâm lí lứa tuổi để rèn luyện kỹ năng cần thiết cho HS. Giáo viên tiến hành hướng dẫn HS tìm hiểu một số ứng dụng, cách đăng nhập và thao tác thực hiện trên các ứng dụng. * Kết quả thực hiện Một số ứng dụng đã được sử dụng trong biện pháp (hình ảnh giao diện và tìm hiểu của học sinh về các ứng dụng tại Phụ lục 1): - Ứng dụng Canva: Là công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến dễ sử dụng với nguồn tài nguyên phong phú giúp người dùng sáng tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mĩ cao: Thiệp, poster, banner, logo, video - Ứng dụng Padlet: Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Ngoài ra, Padlet còn là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy. Giúp giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, giảng viên thường sử dụng nó để tương tác sau giờ học. - Ứng dụng Quizizz: Quizizz là một ứng dụng được dùng để kiểm tra kiến thức ở các môn học cũng như kiến thức xã hội thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm trong Quizizz thuộc nhiều danh mục với cấp độ khác nhau để học sinh thử sức, đánh giá trình độ của bản thân; hoặc giáo viên, phụ huynh có thể truy cập bộ câu hỏi do người khác chia sẻ để sử dụng trong giảng dạy, kèm cặp con em mình. Nhìn chung, Quizizz phù hợp với cả việc học tại nhà và trên lớp. - Ứng dụng Powtoon: Tạo video sinh động và bài thuyết trình miễn phí với PowToon. PowToon là 1 trong những website tạo video tốt nhất hiện nay với template có sẵn và nhiều công cụ giúp xử lý video toàn diện tạo video chất lượng cao, nhanh và thể hiện phong cách riêng, giúp thu hút sự chú ý của người xem nhờ hình ảnh và âm thanh sinh động.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_to.pdf