Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng môi trường số trong công tác chủ nhiệm Trường THCS Nguyễn Du

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quản lý lớp chủ nhiệm không còn quá mới mẻ với hầu hết các thầy cô giáo chủ nhiệm, đặc biệt là các thầy cô giáo chủ nhiệm trong các trường trung học cơ sở. Việc này đã giúp cho công tác chủ nhiệm trở lên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, chính xác hơn và có sự cập nhật nhanh chóng hơn so với phương pháp quản lý truyền thống. Môi trường số (MTS), hay còn gọi là môi trường kỹ thuật số là môi trường truyền thông tích hợp, nơi các thiết bị kỹ thuật số giao tiếp, quản lý nội dung và hoạt động trong môi trường mạng (Network Environment), mọi thông tin được cung cấp, truyền dẫn, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua hạ tầng công nghệ thông tin.
Làm thế nào để tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường cũng như người GVCN và gia đình học sinh trong việc giáo dục toàn diện học sinh cả về đức lẫn tài, luôn là người con ngoan trò giỏi trong môi trường số hiện nay. Đó là sự băn khoăn, trăn trở của các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong nhà trường nói chung và bản thân tôi nói riêng. Xuất phát từ mong muốn đó, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu, tìm ra và áp dụng sáng kiến "Ứng dụng môi trường số trong công tác chủ nhiệm".
pdf 17 trang duylinh 11/10/2024 590
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng môi trường số trong công tác chủ nhiệm Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng môi trường số trong công tác chủ nhiệm Trường THCS Nguyễn Du

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng môi trường số trong công tác chủ nhiệm Trường THCS Nguyễn Du
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
 1. Tên sáng kiến: “ỨNG DỤNG MÔI TRƯỜNG SỐ TRONG CÔNG 
TÁC CHỦ NHIỆM” 
 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 Công cuộc "công nghiệp hoá - hiện đại hoá" làm đổi mới đất nước đã đạt 
được những kết quả tốt, làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Những yếu tố tích cực 
có tác dụng định hướng, hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Song bên 
cạnh những mặt tích cực, không tránh khỏi những mặt tiêu cực, đang hằng ngày, 
hằng giờ len lỏi vào vào thế hệ trẻ (thế hệ học sinh) chúng ta. Chẳng hạn như: 
các tệ nạn xã hội có nguy cơ phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma tuý học đường, 
chơi Game, những yếu tố độc hại của sách báo, phim ảnh không lành mạnh trên 
mạng Internet. Chính sự phát triển của xã hội làm cho học sinh ngày nay cũng 
xuất hiện thói quen hưởng thụ, lười lao động và học tập. Chính mặt trái của sự 
phát triển xã hội hiện nay đã làm nảy sinh những quan hệ phức tạp, ảnh hưởng 
đến nhận thức giá trị, tư tưởng, tính cách và hành vi của thế hệ học trò, các em 
dễ bị lôi kéo, kích động bởi những thói hư, tật xấu. Nó đã ảnh hưởng đến công 
tác giáo dục của nhà trường, và ít nhiều làm cho công tác chủ nhiệm của giáo 
viên gặp khó khăn. Do vậy, bên cạnh việc khai thác và tận dụng những yếu tố 
tích cực của xã hội thì chúng ta cần phải thường xuyên ngăn ngừa và cải tạo 
những yếu tố tiêu cực, không để chúng làm ảnh hưởng đến học sinh và nhà 
trường. Hơn lúc nào hết, nhà trường nói chung và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) 
nói riêng cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp với gia đình học sinh để 
cùng nhau tìm ra những biện pháp để giáo dục học sinh một cách toàn diện. 
 Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quản lý 
lớp chủ nhiệm không còn quá mới mẻ với hầu hết các thầy cô giáo chủ nhiệm, 
đặc biệt là các thầy cô giáo chủ nhiệm trong các trường trung học cơ sở. Việc 
này đã giúp cho công tác chủ nhiệm trở lên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, chính 
xác hơn và có sự cập nhật nhanh chóng hơn so với phương pháp quản lý truyền 
thống. Môi trường số (MTS), hay còn gọi là môi trường kỹ thuật số là môi 
trường truyền thông tích hợp, nơi các thiết bị kỹ thuật số giao tiếp, quản lý nội 
dung và hoạt động trong môi trường mạng (Network Environment), mọi thông 
tin được cung cấp, truyền dẫn, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua hạ 
tầng công nghệ thông tin. 
 Làm thế nào để tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường cũng như 
người GVCN và gia đình học sinh trong việc giáo dục toàn diện học sinh cả về 3 
 Mặt khác, trong các tiết sinh hoạt cuối tuần, thường theo các khâu buớc 
cứng nhắc, học sinh thường chỉ nghe giáo viên chủ nhiệm cũng như cán bộ lớp 
trong giờ sinh hoạt nhận xét, thường là phê bình, nêu những khuyết điểm của 
học sinh nên những em mắc lỗi trong tuần rất sợ tiết sinh hoạt lớp, triển khai 
những kế hoạch hoạt động,.. Học sinh không thể nhớ ngay các hoạt động và thời 
gian thực hiện, ban cán sự lớp phải ghi chép để nhắc nhở sẽ dẫn đến việc hoàn 
thành nội dung chưa đạt mục tiêu. Chính vì vậy, mà không phát huy tác dụng 
giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong các em. Học sinh thụ động, chỉ 
ngồi nghe là chủ yếu, ít đuợc tham gia các hoạt động và đưa ra ý tưởng của 
mình. 
 Về việc phối hợp giữa CMHS và GVCN, đa số CMHS thường bận rộn với 
công việc để mưu sinh, nhiều CMHS đi làm ăn xa không có ở nhà. GVCN gọi 
điện liên lạc hay gặp trực tiếp để trao đổi tình hình học tập cũng như những biểu 
hiện thay đổi của học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, CMHS không thể 
nắm bắt được tình hình học tập của con em mình thường xuyên cũng như nắm 
bắt được mức độ chuyên cần của con em mình. GVCN mất rất nhiều thời gian 
và công sức nhưng không mang lại hiệu quả. 
.2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện 
tại: 
2.3.1. Sử dụng phần mềm quản lý học sinh Vnedu 
 2.3.1.1. Biện pháp tổ chức thực hiện để quản lý chung cả lớp 
 Để quản lý tình hình chung của cả lớp, GVCN có thể sử dụng ứng dụng 
"gửi thông báo chung" của phần mềm Vndeu. Ứng dụng này rất hữa ích với giáo 
viên chủ nhiệm khi muốn thông báo tình hình chung của cả lớp. Chỉ cần một tin 
nhắn GVCN có thể thông báo các kế hoạch học tập của từng tuần, từng tháng, 
lịch nghỉ lễ, họp cha mẹ học sinh (CMHS), lịch lao động, thời khoá biểu hoặc 
các khoản đóng góp cho tất cả các CMHS trong lớp. Nhờ có sự thông báo kịp 
thời này mà gia đình học sinh có thể nắm bắt được thời gian học tập của con em 
mình, nắm bắt được các khoản đóng góp, ... từ đó cùng GVCN và nhà trường 
quản lý chặt chẽ hơn, tránh tình trạng các em nghỉ học không lý do, bỏ học cúp 
tiết đi chơi game, nói dối bố mẹ để gian lận trong việc xin tiền,...Ứng dụng "gửi 
thông báo chung" này không những giúp GVCN tiết kiệm được thời gian, công 
sức mà còn tăng hiệu quả trong việc quản lý học sinh, đặc biệt là học sinh cá 
tính một cách rõ rệt. 
 5 
 Bên cạnh với việc sử dụng các ứng dụng trên, để quản lý nề nếp học sinh, 
giáo viên còn điểm danh học sinh vắng học từng tuần vào "sổ điểm danh" của 
phần mềm. Mọi thông tin về ngày nghỉ của học sinh: nghỉ có phép hoặc không 
có phép đều được gửi định kỳ về số điện thoại của CMHS. Nhờ đó mà CMHS đi 
làm ăn xa, không có mặt ở nhà vẫn có thể nắm bắt được mức độ chuyên cần của 
con em mình. "Sổ điểm danh" sẽ tự động cập nhật tổng số ngày nghỉ của từng 
học sinh theo từng học kỳ. Từ đó làm giảm bớt công việc và thời gian cho 
GVCN. 
2.3.1.2. Biện pháp tổ chức thực hiện với nhóm có học lực yếu 
 Biện pháp 1: GVCN nhắc nhở học sinh lần đầu, giao cho một học sinh tốt 
trong bàn giúp đỡ tại lớp, một học sinh tốt ở gần nhà giúp đỡ tại nhà khi cần. 
GVCN sử dụng "sms định kỳ" để thông báo kết quả học tập của các em theo 
từng tuần tới CMHS để gia đình các em nắm bắt được tình hình học tập hàng 
tuần của các em. Những thông tin kịp thời này sẽ giúp CMHS nắm bắt được các 
môn học các em còn yếu, từ đó uốn nắn và nhắc nhở các em trong việc tự học ở 
nhà. 
 Biện pháp 2: Khi tái phạm lần 2, GVCN yêu cầu lập biên bản kỷ luật tại lớp. 
Học sinh làm cam kết không tái phạm, có xác nhận của CMHS. GVCN trao đổi với 
các GVBM cùng quản lý chặt chẽ học sinh: kiểm tra bài cũ, kiểm tra vở bài tập,... 
quan tâm chỉ bảo cặn kẽ thêm cho các em. Thành lập nhóm để cử một số bạn học tốt 
trong lớp để kèm cặp thêm. GVCN gộp danh sách các em học yếu lại thành một nhóm 
và sử dụng ứng dụng "gửi tin nhắn theo nhóm" để thông báo cho CMHS biết và cùng 
trao đổi bàn bạc phối hợp để giáo dục. Yêu cầu CMHS quản lý quá trình ghi chép bài 
vở, thời gian học bài ở nhà,... khi GVCN đã phân loại được học lực của các em theo 
từng nhóm thì việc quản lý và giúp đỡ các em cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 
 Biện pháp 3: Khi tiếp tục tái phạm, GVCN tổ chức cuộc họp với CMHS 
và đại diện BGH, lập biên bản kỷ luật học sinh, CMHS ký cam kết tại trường. 
Mọi thông tin liên quan tới học sinh vi phạm này sẽ liên tục được gửi đến 
CMHS qua ứng dụng "sms định kỳ" và "gửi thông báo riêng". 
 7 
 Mỗi học sinh có thể viết và nêu ý kiến cá nhân của mình trong quá trình 
 thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. 
 Cùng một lúc, các ý kiến làm cùng một chỗ, nhóm này thấy ý kiến các 
 nhóm khác 
 Học sinh có thể trình bày và trang trí tường của mình sao thật đẹp và bắt 
 mắt 
 Hoàn toàn miễn phí khi sử dụng. 
 - Nhược điểm của Padlet: 
+ Vì đây là công cụ học tập trực tuyến nên muốn áp dụng yêu cầu bắt buộc là 
phải có thiết bị kết nối mạng internet. 
+ Khó có thể kiểm soát được thông tin. 
  Cách tạo tài khoản Padlet 
Bước 1: Truy cập Truy cập vào trang https://padlet.com , tại góc dưới bên trái sẽ 
có phần chọn ngôn ngữ, bạn hãy chọn vào tiếng Việt cho dễ dùng nhé > Nhấn 
Đăng ký miễn phí. 
Bước 2: Đê đăng ký tài khoản Padlet thì bạn có thê chọn 1 trong 3 tùy chọn 
sau: Google, Microsoft, Apple. Thông thường thì bạn nên chọn Google hoặc 
Microsoft nhé. 
 Bước 3: Sau đó bạn sẽ được chuyên tới giao diện chọn gói tài khoản, với 2 gói t 
ài khoản như sau: 
 9 
2.3.2.2. Tạo các Padlet dành cho học sinh trong công tác chủ nhiệm 
  Tạo Padlet “ Bản tự kiểm điểm cá nhân” 
 Học sinh là đối tượng giáo dục của GVCN, có hiểu được đối tượng thì 
mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục. Việc tìm hiểu học sinh là yếu tố 
đầu tiên cần làm của GVCN sau khi nhận lớp. Bởi khi tìm hiểu HS về mọi mặt, 
GVCN sẽ có những thông tin cần thiết làm cơ sở thực tiễn để phân loại HS, đề 
ra kế hoạch giáo dục trong quá trình xây dựng lớp học. GVCN không thể xây 
dựng lớp học khi không nắm bắt được HS của mình ở cả thế mạnh và điểm yếu 
của các em. 
 Công việc tìm hiểu thông tin học sinh lớp chủ nhiệm được tôi thực hiện 
ngay trong buổi tựu trường của lớp và diễn ra suốt quá trình giáo dục học sinh. 
Trước đây việc tìm hiểu thông tin HS bằng cách phát phiếu để các em điền 
thông tin. Để tiện lợi trong việc tìm hiểu thông tin học sinh GVCN tạo bảng 
Padlet gồm các nội dung cần tìm hiểu về học sinh: có thể là các thông tin tương 
tự sơ yếu lí lịch học sinh, bản kiểm điểm cá nhân ...rồi gửi đường link vào nhóm 
lớp và yêu cầu các học sinh phải hoàn thành trong khoảng giới hạn thời gian nào 
đó. 
 Ví dụ như cuối học kỳ I, GV yêu cầu HS thay vì viết bản tự kiểm điểm 
bằng giấy sẽ viết bản tự kiểm điểm qua link bằng Padlet. Sau khi HS hoàn thiện 
bản kiểm điểm, GV sẽ tổ chức bình xét hạnh kiểm HS vào tiết sinh hoạt. Khi 
được xem bản tự kiểm điểm của từng HS, HS từ đó phát huy những điểm mạnh, 
ưu điểm và khắc phục những hạn chế, nhược điểm của nhau để hoàn thiện bản 
thân hơn. 
 https://padlet.com/bankiemdiem/b-n-t-
 ki-m-i-m-c-nh-n-elxu4lwdvkymjq9m 
 Link truy cập: 
 Mã QR cung cấp 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_moi_truong_so_trong_cong_tac.pdf