SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Khi nói đến vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã từng nói:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết.

Người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người trực tiếp dạy dỗ các em nhiều nhất trong khoảng thời gian học ở trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người.

Trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp. Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm như đuổi học sinh ra khỏi giờ học,... Bên cạnh đó lại có những giáo viên chủ nhiệm quá dễ dãi, thiếu trách nhiệm với lớp để cho học sinh tự do, hư hỏng...

Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi rất mong HS của mình là những con ngoan, trò giỏi để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, tôi đã chọn sáng kiến: “Một vài biện pháp góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4A1 ở trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc”.

docx 7 trang duylinh 11/10/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh

SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 4 Trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh
 Sáng kiến kinh nghiệm thi GVCNG cấp huyện năm học 2018-2019
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4A1 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CÁI TẮC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT 
 LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nói đến vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã 
từng nói:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
 Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, 
nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn 
luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, 
giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. 
 Người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người trực tiếp dạy dỗ các em nhiều 
nhất trong khoảng thời gian học ở trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ 
chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em 
về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người.
Trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ 
nhiệm lớp. Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của 
mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm như đuổi 
học sinh ra khỏi giờ học,... Bên cạnh đó lại có những giáo viên chủ nhiệm quá dễ dãi, 
thiếu trách nhiệm với lớp để cho học sinh tự do, hư hỏng... 
Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi rất mong HS của mình là những con ngoan, trò giỏi 
để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những 
người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, tôi đã chọn sáng kiến: “Một vài biện pháp 
góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4A1 ở trường Tiểu học Thị trấn Cái Tắc”.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu, của Công đoàn trường cùng sự 
giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Đội ngũ các 
thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng.
Kết quả học tập của học sinh khá đồng đều. Đa số các phụ huynh học sinh đều quan 
tâm đến việc học của các em. Cơ sở vật chất dạy và học của trường khang trang, đầy 
đủ các phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng truyền thống, phòng học thoáng 
mát, nhà vệ sinh sạch sẽ ... được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em có thể đánh giá hiệu quả 
những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục sao cho phù hợp. 
2. Ổn định nề nếp lớp:
 Từ nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. Nội quy sau khi được 
thống nhất, một bản phụ huynh sẽ giữ để thường xuyên theo dõi tình hình học tập của 
con em mình. 
 Quy định về khen thưởng và nhắc nhở: Cuối mỗi tuần, bất kỳ học sinh nào có ý thức 
vươn lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất sẽ được khen thưởng. 
Ngược lại, học sinh vi phạm nội quy hay kết quả học tập, rèn luyện chưa có sự tiến bộ 
tôi nhắc nhở một cách nhẹ nhàng, tế nhị đồng thời đưa ra biện pháp giúp đỡ đối với 
từng học sinh và theo dõi ở các tuần tiếp theo nếu có sự tiến bộ sẽ khen thưởng dù là 
tiến bộ nhỏ nhất.
Với đối tượng là học sinh lớp 4, các em có thể phát huy khả năng tự quản, Để xây 
dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán sự 
lớp năng động, trách nhiệm nhưng phải phát huy được tất cả thế mạnh của các em. Vì 
vậy, với tất cả học sinh trong lớp, tôi luôn tạo điều kiện cho các em đều được tham gia 
làm cán bộ lớp. Qua đó, nhiều em lúc đầu vào lớp còn nhút nhát, không dám tham gia 
bất kỳ hoạt động nào hoặc có em luôn nghĩ mình “vô dụng” thì sau một thời gian, các 
em đã mạnh dạn tham gia công việc tập thể lớp, bớt đi sự mặc cảm, tự ti trong cuộc 
sống. 
 Sắp xếp chỗ ngồi: Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt, tới vóc dáng chiều cao, 
giới tính, năng lực học tập. Tuy nhiên chỗ ngồi không cố định trong cả năm mà sẽ 
được thay đổi mỗi tháng/1lần. Phát động phong trào “đôi bạn cùng tiến” để các em 
giúp đỡ lẫn nhau.
 3. Xây dựng phong trào học tập lành mạnh:
 Tổ chức các hình thức thi đua theo tuần, theo tháng. Mỗi tháng tổ chức một 
hình thức thi đua khác nhau nhằm khuyến khích học tập, phẩm chất, năng lực của học 
sinh. 
 Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia đánh giá, giáo viên thường xuyên nhận 
xét bằng lời nói trực tiếp hoặc viết nhận xét vào vở của học sinh về những kết quả đã 
làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức 
độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học và hoạt 
động của học sinh. Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện 
từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; Học 
sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm 
vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn 
thành nhiệm vụ. Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà 
trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách 
thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các Khi nói chuyện, khi giảng bài, cũng như khi nhắc nhở học sinh, tôi luôn thể hiện 
cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Theo quy 
luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình 
cảm của học sinh. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức 
mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi 
người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình.
 4.2. Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
 Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, 
ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh tiểu học cũng vậy. Nếu các em có nhiều 
bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau 
cùng tiến bộ. Em học tốt sẽ giúp những em học chưa tốt; ngược lại, em học chưa tốt 
cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ.
 Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ 
nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của 
nhiều học sinh. Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về 
việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ 
không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là 
những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những 
điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng 
với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải sửa chữa.
 4.3. Trang trí lớp học gần gũi với học sinh:
 Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo 
tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và 
tính giáo dục. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải tự làm sản 
phẩm vẽ tranh, viết bài, sáng tác truyện, gấp, cắt dán thủ công phù hợp với từng chủ 
điểm của tháng. Chính vì vậy, các em luôn coi lớp học là nhà của mình- gần gũi, thân 
thương.
 4.4. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh:
 Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích 
của hầu hết các học sinh Tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và 
tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “Học mà chơi, chơi mà học” thông 
qua các trò chơi Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Đuổi hình bắt chữ,... Thông qua 
sân chơi này, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách 
nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em.
5. Giáo viên chủ nhiệm luôn rèn luyện, tu dưỡng bản thân:
Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề mến trẻ, phải am hiểu 
nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì sự thành công của công tác chủ nhiệm vì: “Để cung cấp cho người học một hạt nhỏ 
hào quang kiến thức thì người thầy giáo phải cố gắng một biển cả ánh sáng.”
VI. KẾT LUẬN
 Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của BGH, hội đồng Đội 
và tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịp nhàng ăn ý của phụ 
huynh học sinh. Tôi đã đạt được kết quả khả quan, học sinh biết vâng lời và yêu quý 
thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu 
đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt sau thời gian áp dụng lớp 4A1 
được sự tin tưởng thương yêu của tất cả các thầy cô, ai cũng hào hứng khi bước vào 
lớp giảng dạy. Riêng bản thân tôi được phụ huynh tín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu. 
Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ 
là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm đến chất lượng hai mặt giáo 
dục là học lực và đạo đức của học sinh mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học 
sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể chất,
 XÁC NHẬN CỦA HĐKH TRƯỜNG Cái Tắc, ngày tháng năm
 Người viết
 Lê Viết Phúc

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_4_truon.docx